Suy luận trong logic mô tả

Một phần của tài liệu Học khái niệm cho các hệ thống thông tin dựa trên logic mô tả (Trang 39 - 40)

1.5.1. Giới thiệu

Mục đích của các hệ thống biểu diễn tri thức ngoài việc lưu trữ các tiên đề vai trò, tiên đề thuật ngữ, định nghĩa khái niệm và các khẳng định còn có việc thực hiện các suy luận để tìm ra những tri thức tiềm ẩn. Chẳng hạn, từ bộ tiên đề thuật ngữ trong Ví dụ 1.4 và bộ khẳng định trong Ví dụ 1.5, chúng ta có thể kết luận rằng cá thể HAI là một người đàn ông (cá thể hải là một thể hiện của khái niệm M ale) mặc dù tri thức này không được đưa ra trong bộ khẳng định.

Có nhiều bài toán suy luận được đặt ra trong các hệ thống biểu diễn tri thức dựa trên logic mô tả. Từ cơ sở tri thứcKB, chúng ta có các bài toán suy luận như sau [2]:

• Tính thỏa mãn của cơ sở tri thức: KB được gọi là thỏa mãn nếu tồn tại diễn dịch I là mô hình của KB.

• Tính thỏa mãn của khái niệm: Một khái niệm C được gọi làthỏa mãn dựa trên KB nếu tồn tại một mô hình I của KB sao cho CI 6=∅.

• Bao hàm khái niệm:Khái niệm C được bao hàmtrong khái niệm Ddựa trên KB, ký hiệu làKB |=C vD, nếu CI ⊆DI với mọi mô hìnhI của KB.

• Tương đương khái niệm:Khái niệmC tương đươngvới khái niệmDdựa trên KB, ký hiệu làKB |=C ≡D, nếu CI =DI với mọi mô hình I của KB.

• Khái niệm rời nhau: Khái niệm C và khái niệm D là rời nhau dựa trên KB nếu CI ∩DI =∅ với mọi mô hình I của KB.

Trong các bài toán suy luận trên đây, bài toán suy luận quan trọng nhất là bài toán kiểm tra tính thỏa mãn một cơ sở tri thức. Lý do bài toán này được xem là quan trọng bởi vì thuật toán để giải bài toán này tương đối đã đầy đủ. Hơn nữa, các bài toán suy luận khác đều có thể được chuyển đổi tương đương về bài toán kiểm tra tính thỏa mãn của một cơ sở tri thức [2].

Ví dụ 1.11. Chuyển bài toán kiểm tra thể hiện của một khái niệm về bài toán kiểm tra tính thỏa mãn của một cơ sở tri thức.

Cho cơ sở tri thứcKB, khái niệmC và cá thểa. Kiểm tra xem cá thểa có phải là một thể hiện của khái niệm C (KB |= C(a)) hay không? Nghĩa là, kiểm tra xem với mọi diễn dịch I là mô hình của KB thì I có phải là mô hình của C(a)hay không?

Để kiểm tra vấn đề này, chúng ta có thể chuyển bài toán trên về bài toán kiểm tra tính thỏa mãn của cơ sở tri thức KB0 =hR,T,A0ivới A0 =A ∪C(a). Nghĩa là kiểm tra xem có tồn tại hay không một diễn dịch I là mô hình của KB0?

Nếu cơ sở tri thứcKB0 thỏa mãn thì cá thểalà một thể hiện của khái niệmC dựa trên KB, ngược lại nếu cơ sở tri thức KB0 không thỏa mãn thì cá thể a không phải là

một thể hiện của khái niệm C dựa trên KB.

Một phần của tài liệu Học khái niệm cho các hệ thống thông tin dựa trên logic mô tả (Trang 39 - 40)