Logic mô tả ALC reg

Một phần của tài liệu Học khái niệm cho các hệ thống thông tin dựa trên logic mô tả (Trang 27 - 28)

Logic mệnh đề động (Propositional Dynamic Logics) là một biến thể của logic hình thái được Fischer và Ladner giới thiệu vào năm 1979 [18]. Nó được thiết kế chuyên biệt cho việc biểu diễn và suy luận trong các chương trình. Schild đã chỉ ra rằng có sự tương ứng giữa các logic mô tả và một số logic mệnh đề động [54]. Sự tương ứng dựa trên tính tương tự giữa các cấu trúc diễn dịch của hai logic. Theo đó, mỗi đối tượng trong logic mô tả tương ứng với một trạng thái trong logic mệnh đề động và các kết nối giữa hai đối tượng tương ứng với các dịch chuyển trạng thái. Các khái niệm tương ứng với các mệnh đề và các vai trò tương ứng với các chương trình [20], [9].

Định nghĩa 1.3 (Cú pháp của ALCreg). Cho ΣC là tập các tên khái niệm và ΣR là tập các tên vai trò (ΣC∩ΣR=∅). Các phần tử của ΣC được gọi làkhái niệm nguyên tố và các phần tử củaΣR được gọi làvai trò nguyên tố.Logic mô tả độngALCreg cho phép các khái niệm và các vai trò được định nghĩa một cách đệ quy như sau:

• Nếu r∈ΣR thì r là một vai trò củaALCreg, • Nếu A∈ΣC thì A là một khái niệm của ALCreg, • Nếu C,D là các khái niệm và R, S là các vai trò thì

– ε, R◦S, RtS, R∗, C? là các vai trò của ALCreg,

– >, ⊥, ¬C, CuD,CtD, ∃R.C và ∀R.C là các khái niệm củaALCreg.

Cú pháp ALCreg có thể mô tả một cách vắn tắt bằng các luật sau:

R, S −→ ε|r |R◦S |RtS |R∗ |C?

C, D −→ A| > | ⊥ | ¬C |CuD|CtD| ∃R.C | ∀R.C

Các ký hiệu và các tạo tử vai trò có ý nghĩa như sau: • ε biểu diễn quan hệ đồng nhất,

• R◦S biểu diễn hợp thành tuần tự của R và S, • RtS biểu diễn hợp của R và S,

• R∗ biểu diễn cho vai trò bao đóng phản xạ và bắc cầu của R,1 • C? biểu diễn cho toán tử kiểm tra.

1Bao đóng phản xạ và bắc cầu của R là quan hệ nhỏ nhất S thỏa mãn R vS, S có tính chất phản xạ và bắc cầu.

Diễn dịch của các vai trò phức trong ALCreg được xác định như sau: εI = {hx, xi |x∈∆I}, (R◦S)I = RI◦SI, (RtS)I = RI∪SI, (R∗)I = (RI)∗, (C?)I = {hx, xi |CI(x)}.

Trong luận án này, chúng tôi ký hiệu các ký tự chữ cái thường như a,b, . . . cho các cá thể; các ký tự chữ cái hoa như A,B, . . . cho các thuộc tính và/hoặc tên khái niệm (khái niệm nguyên tố); các ký tự chữ cái hoa như C, D, . . . cho các khái niệm (khái niệm nguyên tố và khái niệm phức); các ký tự chữ cái thường nhưr,s, . . . cho các tên vai trò đối tượng (vai trò đối tượng nguyên tố); các ký tự chữ cái hoa nhưR,S, . . . cho các vai trò đối tượng (vai trò đối tượng nguyên tố và vai trò đối tượng phức).

Một phần của tài liệu Học khái niệm cho các hệ thống thông tin dựa trên logic mô tả (Trang 27 - 28)