41 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 450000 2011 2012 2013 Nông nghiệp Thương mại dịch vụ Tiêu dùng cá nhân Lĩnh vực khác
Bảng 4.5 : Doanh số cho vay theo lĩnh vực cho vay qua 3 năm 2011 - 2013 của Agribank Vũng Liêm
ĐVT : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 305.940 338.054 409.580 32.114 10,50 71.526 21,16 TMDV 151.996 160.169 163.471 8.173 5,38 3.302 2,06 TDCN 90.040 94.436 79.534 4.396 4,88 (14.902) (15,78) Khác 15.835 11.665 14.125 (4.170) (26,33) 2.460 21,09 Tổng cộng 563.811 604.324 666.710 40.513 7,19 62.386 10,32
Nguồn : Phòng tín dụng Agribank Vũng Liêm, 2011, 2012, 2013
Nguồn : Phòng tín dụng Agribank Vũng Liêm, 2013
Hình 4.1 Doanh số cho vay theo lĩnh vực cho vay qua 3 năm 2011 - 2013 Do đặc điểm của huyện thuận lợi cho việc trồng trọt và chăn nuôi, đặc biệt là rất thuận lơi cho việc phát triển các loại cây nông nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc gia cầm ngắn ngày. Về phía người dân thì có nhu cầu sản xuất nhưng không có vốn để phát triển kinh tế. Để đáp ứng được nguyện vọng của đa số bà con nông dân và góp phần làm tăng nhanh hiệu quả của kinh tế - xã hội huyện nhà, nâng cao đời sống người dân. Vì vậy Ngân hàng Nông nghiệp huyện Vũng Liêm đã áp dụng hình thức cho vay ngắn hạn nhằm làm
42
giảm bớt được rủi ro, vì thời gian đầu tư ngắn hạn sẽ thu hồi vốn nhanh và bà con sẽ trả lãi ít hơn vay trung hạn.
Vũng Liêm là một huyện phát triển về chăn nuôi và trồng trọt như nuôi lợn, nuôi bò, trồng hoa màu và đặc biệt là canh tác lúa nước, do đó việc cho vay nông nghiệp là rất quan trọng, nên doanh số cho vay nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao, cụ thể là chiếm 54,26% năm 2011, 55,94% năm 2012 và 61,43% năm 2013 tỷ lệ tăng dần qua 3 năm trên tổng doanh số cho vay, tiếp theo là thương mại dịch vụ và tiêu dùng cá nhân còn lại là các lĩnh vực cho vay khác chỉ chiếm một phần nhỏ tổng doanh số cho vay. Tổng doanh số cho vay năm 2012 là 604.324 triệu đồng trong khi vào năm 2011 là 563.811 triệu đồng tăng 7,19% tương đương 40.513 triệu đồng và năm 2013 là 666.710 triệu đồng so với năm 2012 tăng 62.386 triệu đồng tức tăng 10,32%. Cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng đang ngày càng ổn định và phát triển, có nhiều khách hàng mới, mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng từ hoạt động cho vay này.
Thứ nhất về nông nghiệp, doanh số cho vay năm 2012 so với năm 2011 tăng 10,50% tương ứng tăng 32.114 triệu đồng và năm 2013 so với năm 2012 tăng 21,16% tương ứng 71.526 triệu đồng cụ thể là vào năm 2011 là 305.940 triệu đồng, năm 2012 là 338.054 triệu đồng và là 409.580 triệu đồng vào năm 2013. Sở dĩ có sự tăng này là do người dân ở khu vực sản xuất nông nghiệp trong năm 2013 chủ yếu là dự án ngắn hạn, một phần người dân làm ăn có hiệu quả nên mở rộng diện tích đất canh tác bằng cách thuê từ người khác và đã tiếp cận nguồn vốn của của Ngân hàng để phục vụ cho chi phí, và một lý do thứ hai là do chi phí liên quan đến hệ thống tưới tiêu như xăng, dầu lên giá, chi phí thuốc phòng chữa và bệnh tăng và thời tiết hay thay đổi thất thường.
Thứ hai về thương mại dịch vụ năm 2011 là 151.996 triệu đồng, năm 2012 là 160.169 triệu đồng và là 163.471 triệu đồng vào năm 2013, tăng điều qua các năm cụ thể là năm 2012 so với 2011 tăng 5,38% tức 8.173 triệu đồng và tăng 2,06% tức 3.302 triệu đồng năm 2013 so với năm 2012. Doanh số cho vay về thương mại dịch vụ cũng tăng chậm và đều qua các năm cho thấy đây là một lĩnh vực tiềm năng của địa phương, ngân hàng cần có chính sách để tiếp cận.
Thứ ba về tiêu dùng cá nhân, doanh số cho vay tiêu dùng cá nhân vẫn giữ ở mức ổn định là do kinh tế ngày càng phát triển nên mức sống của người dân ngày càng ổn định, nhu cầu học tập đi lại cũng không có thay đổi gì nhiều. Cụ thể doanh số cho vay năm 2012 so với năm 2011 tăng 4,88% tương ứng tăng 4.396 triệu đồng và năm 2013 so với năm 2012 giảm 15,78% tương ứng giảm
43
14.902 triệu đồng cụ thể là năm 2011 là 90.040 triệu đồng, năm 2012 là 94.436 triệu đồng và vào năm 2013 là 79.534 triệu đồng.
Ngoài ra doanh số cho vay lĩnh vực cho vay khác như thủy sản hay xây dựng cũng tăng giảm không đều qua các năm khi nhu cầu nhà ở của người dân thay đổi và việc nuôi trồng thủy sản cũng gặp nhiều khó khăn do thời tiết thất thường và khó khăn trong chất lượng con giống. Cụ thể doanh số cho vay năm 2011 là 15.835 triệu đồng, năm 2012 là 11.665 triệu đồng và là 14.125 triệu đồng năm 2013, năm 2012 so với năm 2011 giảm 4.170 triệu đồng tương ứng giảm 26,33% và năm 2013 so với năm 2012 tăng 21,09% tương đương với 2.460 triệu đồng.
Bảng 4.6: Doanh số cho vay theo lĩnh vực cho vay 6 tháng 2013 và 6 tháng 2014 của Agribank Vũng Liêm
ĐVT : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 6 tháng 2013 6 tháng 2014 6 tháng 2014/6 tháng 2013 Số tiền % Nông nghiệp 189.625 155.350 (34.275) (18,08) Thương mại dịch vụ 79.224 78.034 (1.190) (1,50) Tiêu dùng cá nhân 37.445 40.537 3.092 8,26 Khác 9.250 34.749 25.499 275,66 Tổng cộng 315.544 308.670 (6.874) (2,18)
Nguồn : Phòng tín dụng Agribank Vũng Liêm, 6/2013, 6/2014
Tổng doanh số cho vay của Ngân hàng theo lĩnh vực cho vay của 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2014 giảm 2,18% tương ứng giảm 6.874 triệu đồng cụ thể là từ 315.544 triệu đồng giảm xuống còn 308.670 triệu đồng . Đầu tiên về nông nghiệp, nông nghiệp là một lĩnh vực chứa nhiều rủi ro, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên không phụ thuộc vào thiện chí trả nợ của khách hàng nên Ngân hàng vẫn có sự kiềm chế đối với loại hình cho vay này nhất. Thời tiết thay đổi thất thường, sâu bệnh, dịch bệnh xảy ra trên cây trồng, vật nuôi ngày càng nhiều nên doanh số cho vay 6 tháng đầu 2014 có giảm so với 6 tháng đầu 2013. Mặt khác, người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi nên cũng góp phần làm giảm doanh số cho vay trong lĩnh vực này, cụ thể về doanh số cho vay nông nghiệp từ 189.625 triệu đồng 6 tháng đầu năm 2013 giảm xuống còn 155.350 vào 6 tháng đầu năm 2014 giảm 18,08% tương đương 34.275 triệu đồng.
44
Về thương mại dịch vụ doanh số cho vay có giảm nhẹ do chủ yếu hoạt động kinh doanh của người dân nhỏ lẻ nên nhu cầu vốn cũng có chút biến động nhỏ, phụ thuộc vào chu kỳ kinh doanh như một số cá nhân kinh doanh lúa gạo, mua bán các mặt hàng văn phòng phẩm, cụ thể doanh số cho vay giảm 1,50% tương đương 1.190 triệu đồng cụ thể là vào 6 tháng đầu năm 2013 là 79.224 triệu đồng và đến 6 tháng đầu năm 2014 là 78.034 triệu đồng.
Còn về tiêu dùng cá nhân trong khi 6 tháng đầu năm 2014 là 40.537 triệu đồng thì 6 tháng đầu năm 2013 là 37.445 triệu đồng tăng 3.092 triệu đồng tương đương tăng 8,26% là do xã hội ngày càng phát triển, mức sống người dân tăng, nhu cầu sống người dân tăng cao nên nhu cầu về mua sắm cơ sở vật chất cũng tăng theo, một phần họ có thu nhập ổn định từ lương nên đã tiếp cận nguồn vốn Ngân hàng để phục vụ nhu cầu cá nhân.
Các lĩnh vực cho vay khác như vận tải kho bãi đã bắt đầu phát triển khi nhu cầu vận chuyển và lưu trữ hàng hóa của các DN ngày càng cao cũng kéo theo nhu cầu xây lắp xây dựng cũng phát triển để phục vụ hoạt động kinh doanh , cụ thể doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2013 là 9.250 triệu đồng đến 6 tháng đầu năm 2014 là 43.749 triệu đồng tăng 25.499 triệu đồng tương ứng tăng tới 275,66%.
4.3.1.2 Doanh số thu nợ
Doanh số thu nợ ngắn hạn là chỉ tiêu phản ánh các khoản tín dụng ngắn hạn mà Ngân hàng thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó.
Bảng 4.7 : Doanh số thu nợ theo lĩnh vực cho vay qua 3 năm 2011 - 2013 của Agribank Vũng Liêm
ĐVT : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 307.613 337.054 341.657 29.441 9,57 4.603 1,37 TMDV 150.261 145.837 157.735 (4.424) (2,94) 11.898 8,16 TDCN 90.793 74.436 80.885 (16.357) (18,02) 6.449 8,66 Khác 16.523 11.549 14.724 (4.974) (30,10) 3.175 27,49 Tổng cộng 565.190 568.876 595.001 3.686 0,65 26.125 4,59
45
Nguồn : Phòng tín dụng Agribank Vũng Liêm, 2013
Hình 4.2 Doanh số thu nợ theo lĩnh vực cho vay qua 3 năm 2011 - 2013 Thu nợ là bước tiếp theo sau khi cho vay, nó phản ánh vốn cho vay được thu hồi khi đến hạn. Dựa vào doanh số thu nợ ta có thể biết được tình hình quản lý vốn, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và tính chính xác trong thẩm định, đánh giá khách hàng để cho vay vốn của cán bộ tín dụng. Muốn quản lý tốt các khoản vay ngắn hạn thì không chỉ chú trọng ở khâu thẩm định mà còn phải quan tâm giám sát cả quá trình thu nợ sau khi khách hàng vay vốn.
Tổng quan doanh số thu nợ ngắn hạn qua 3 năm 2011 đến năm 2013 của Agribank Vũng Liêm không đều, trong đó nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất trên tổng doanh số thu nợ. Tổng doanh số thu nợ năm 2011 là 565.190 triệu đồng, năm 2012 là 568.876 triệu đồng và năm 2013 là 595.001 triệu đồng , năm 2012 so với năm 2013 tăng 0,65% tương ứng với 3.686 triệu đồng, năm 2013 so với năm 2012 tăng 26.125 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng 4,59%. Việc doanh số thu nợ liên tục tăng cho thấy công tác thu hồi nợ của ngân hàng đang hoạt động rất tốt, và cũng cho thấy công tác thẩm định ban đầu và quá trình quản lý khoản vay cũng rất hiệu quả, ngân hàng luôn chú trọng phân loại và xếp hạng tín dụng cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp của các cán bộ tín dụng của chi nhánh, nhờ đó các khách hàng của chi nhánh là những khách hàng có uy tín, làm ăn có hiệu quả nên công tác thu hồi nợ của ngân hàng được đảm bảo tốt.
Đầu tiên về nông nghiệp, doanh số thu nợ liên tục tăng từ năm 2011 đến năm 2013, nguyên nhân là do bà con nông dân đầu tư vào chăn nuôi bò mang
0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 2011 2012 2013 Nông nghiệp Thương mại dịch vụ Tiêu dùng cá nhân Lĩnh vực khác
46
lại hiệu quả, có thu nhập nên đã tập trung vốn trả nợ vay Ngân hàng đó là một tín hiệu đáng mừng cho mức sống của người dân cũng như hoạt động của Ngân hàng.
Thứ hai về thương mại dịch vụ, doanh số thu nợ nhìn chung tăng từ năm 2011 đến năm 2013 nhưng ở năm 2012 có phần giảm. Do nhiều cá nhân mới bắt đầu kinh doanh mua bán như mua bán lúa gạo, một số kinh doanh tạp hóa có gặp chút khó khăn khi giá cả nhiều mặt hàng xuống thấp đặc biệt là lúa gạo, thị trường tiêu thụ hàng hóa suy giảm nên dẫn đến nhiều khách hàng đã không kiếm được lời dẫn đến việc thu hồi nợ ở lĩnh vực này gặp nhiều khó khăn, đặt ra cho Ngân hàng nhiều tính toán khi thị trường hàng hóa có phần chậm lại, ảnh hưởng khách hàng của mình.
Thứ ba về tiêu dùng cá nhân, doanh số thu nợ về tiêu dùng cá nhân tăng giảm không đều qua 3 năm 2011 đến năm 2013, cụ thể là năm 2011 là 90.793 triệu đồng, năm 2012 là 74.436 triệu đồng và năm 2013 là 80.885 triệu đồng. Ở năm 2012 việc thu nợ có phần giảm chủ yếu do một bộ phận khách hàng vay để sữa chữa nhà ở vừa mới ổn định cuộc sống, vừa mới trang bị các cơ sở vật chất trong nhà nên gặp chút khó khăn nhưng đến năm 2013 đa số người dân đã bắt đầu có thu nhập ổn định lại nên việc thu hồi nợ của ngân hàng trở nên dễ dàng hơn.
Tương tự lĩnh vực thương mại dịch vụ và tiêu dùng cá nhân thì một số lĩnh vực lĩnh vực khác như thủy sản hay vận tải kho bãi, xây dựng cũng có tình trạng tương tự, doanh số thu nợ giảm ở năm 2012 nhưng lại tăng ở năm 2013. Nguyên nhân là do một số khách hàng đầu tư vào lĩnh vực vận tải kho bãi, mà lĩnh vực này rất khó có thể thu hồi vốn nên nhiều khách hàng vẫn chưa hoàn vốn và chưa có doanh thu nên việc thu hồi nợ ở năm 2012 có giảm nhưng qua năm 2013 tình trạng đã lạc quan hơn nhiều. Điều này đưa cho ngân hàng nhiều suy nghĩ về việc đánh giá các khoản vay này là ngắn hạn.
Tóm lại, cùng với mức tăng của doanh số cho vay thì doanh số thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng trong 3 năm 2011 đến năm 2013 cũng tăng theo. Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp vẫn là đối tượng thu nợ chính của Ngân hàng. Mặc khác, thu nợ vay của thương mại dịch vụ và tiêu dùng cá nhân trong năm cũng có chuyển biến theo chiều hướng tích cực cho thấy đây là lĩnh vực hoạt động có tiềm năng nên Ngân hàng cần phải đẩy mạnh đầu tư trong thời gian tới. Doanh số thu nợ các lĩnh vực vay vốn của Ngân hàng trong thời gian qua đều tăng ở năm 2013, nhất là nông nghiệp. Đây là một dấu hiệu rất khả quan không chỉ phản ảnh hiệu quả trong hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng mà còn nói lên được các khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả.
47
Bảng 4.8 : Doanh số thu nợ theo lĩnh vực cho vay 6 tháng đầu 2013 và 6 tháng đầu 2014 của Agribank Vũng Liêm
ĐVT : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 6 tháng 2013 6 tháng 2014 6 tháng 2014/6 tháng 2013 Số tiền % Nông nghiệp 157.620 180.259 22.639 14,36 TMDV 76.049 77.359 1.310 1,72 TDCN 42.469 41.476 (993) (2,34) Khác 8.179 33.976 25.797 315,41 Tổng cộng 284.317 333.070 48.753 17,15
Nguồn : Phòng tín dụng Agribank Vũng Liêm, 6/2013, 6/2014
Tổng doanh số thu nợ của Ngân hàng theo lĩnh vực cho vay có tăng ở 6 tháng 2014 so với 6 tháng 2013. Cụ thể như sau: Về nông nghiệp, doanh số thu nợ 6 tháng 2014 tăng nhiều hơn 6 tháng 2013. Nguyên nhân là người dân vẫn đang hoạt động nông nghiệp một cách hiệu quả, mặc dù một số hộ dân đã chuyển từ hoạt động lúa nước sang hoa màu nhưng họ vẫn có lãi sau những vụ canh tác và thanh toán đúng hạn các khoản nợ cùa Ngân hàng. Còn doanh số thu nợ của thương mại dịch vụ và các lĩnh vực khác cũng tăng tương tự trong khi 6 tháng đầu năm 2014 so với 6 tháng đầu năm. Do những hộ kinh doanh nhỏ lẻ bắt đầu hoạt động ổn định và hiệu quả nên đã có thể giúp ngân hàng có chút khởi sắc trong việc thu hồi nợ từ phía khách hàng và các lĩnh vực kinh tế khác như vận tải kho bãi thủy sản cũng đã hoạt động có lãi thu được lợi nhuận. Bên cạnh đó doanh số thu nợ tiêu dùng cá nhân có phần giảm ở 6 tháng 2014, nguyên nhân là do nhiều gia đình sử dụng sai mục đích tiền vay, thậm chí có những khách hàng vay tiền Ngân hàng để trả nợ bên ngoài. Đó là một vấn đề nan giải của ngân hàng, đặt ra cho ngân hàng nhiều câu hỏi về vấn đề này.
48
Bảng 4.9: Dư nợ cho vay theo lĩnh vực cho vay qua 3 năm 2011 - 2013 của Agribank Vũng Liêm
ĐVT : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 231.289 232.289 300.212 1.000 0,43 67.923 29,24 TMDV 55.109 69.441 75.177 14.332 26,00 5.736 8,26