THỜI GIAN TỚI
Tập trung huy động vốn, huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, tiếp cận nguồn vốn có lãi suất thấp thông qua việc thu hút tiền gửi của các tổ chức kinh tế chính trị xã hội và các tổ chức tài chính bằng nhiều hình thức phù hợp, phát huy tốt hơn nữa khâu tổ chức việc thu chi tại nhà, cơ quan, doanh nghiệp. Chú trọng đúng mức đến công tác quảng bá thương hiệu Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tiếp thị, khuyến mãi trong công tác huy động vốn.
Tiếp tục giữ vững và phát triển vững chắc thị trường, thị phần về đầu tư tín dụng, cần quan tâm phân tích thị trường, nhằm khai thác có hiệu qủa thị trường lành mạnh, giảm dần thị trường kém hiệu qủa.
Thực hiện nghiêm túc các chủ trương chính sách, pháp luật của nhà nước và các nội quy, quy chế của ngành. Những quy định phải được cụ thể hóa, bám sát phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Thực hiện tốt quy chế dân chủ, tăng cường mạnh mẽ sự phối hợp giữa chính quyền và công đoàn Ngân hàng, tạo sự đoàn kết nhất trí cao trong Đảng và trong quần chúng để nhằm hoàn thành xuất sắc mục tiêu đã đặt ra.
30
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI AGRIBANK VŨNG LIÊM GIAI ĐOẠN 2011 - 6/2014 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN VÀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA AGRIBANK VŨNG LIÊM GIAI ĐOẠN 2011 - 6/2014
Nguồn vốn có vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Nguồn vốn không chỉ nói lên qui mô hoạt động của ngân hàng, giúp ngân hàng trong việc tổ chức mọi hoạt động kinh doanh mà còn đáp ứng được nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn vốn của Agribank Vũng Liêm gồm: Nguồn vốn huy động từ dân cư gồm tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở.
Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn qua 3 năm 2011 - 2013 của Agribank Vũng Liêm ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 465.244 584.073 584.439 118.829 25,54 366 0,06 - TGKKH 30.989 50.289 51.296 19.300 62,28 1.007 2,00 - TGCKH 434.255 533.784 533.143 99.529 22,92 (641) (0,12) Vốn điều chuyển 74.905 167.724 94.691 92.819 123,92 (73.033) (43,54) Tồng nguồn vốn 540.149 751.797 679.130 211.648 39,18 (72.667) (9,67)
Nguồn : Phòng Kế toán Agribank Vũng Liêm,2011, 2012, 2013
Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu, chiếm tỷ trọng rất lớn trong các ngân hàng, nếu ngân hàng phát huy tốt công tác huy động vốn không những mở rộng công tác cho vay, tăng cường vốn cho nền kinh tế mà còn mang đến cho ngân hàng nhiều lợi nhuận. Do ý thức được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động nên NHNo&PTNT huyện Vũng Liêm đã nỗ lực để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế để bổ sung nguồn vốn cho ngân hàng, đảm bảo nguồn vốn ổn định để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của người dân. Qua bảng 4.1 ta thấy nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng liên tục qua 3 năm, mà đặc biệt là năm 2012 khi vốn huy động tăng tới 118.829 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân là do việc mở rộng kinh
31
doanh của Ngân hàng nên đã giúp cho ngân hàng tiếp cận đến những khách hàng mới và đồng thời cũng nâng cao uy tín Ngân hàng và ngày càng có nhiều khách hàng đến giao dịch nên nguồn vốn cũng tăng lên, mặc khác chỉ ở năm 2013 thì lại tăng ít đi. Nhưng song song đó, đời sống của người dân cũng ngày càng nâng cao, lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư cũng tăng lên, người dân thay vì giữ tiền ở nhà hay có thể mua vàng dự trữ thì hiện nay họ đem gửi vào ngân hàng vì vừa an toàn lại còn sinh lợi. Ngoài hai nguyên nhân trên thì còn một yếu tố cũng không kém phần quan trọng góp phần nâng cao nguồn vốn huy động của Ngân hàng đó là chính sách lãi suất huy động vốn mà cụ thề là lãi suất tiền gửi. Bên cạnh đó ở năm 2013 lại tăng không nhiều nguồn vốn huy động là do người dân rút tiền ra để kinh doanh những lĩnh vực kinh doanh khác mà họ cho là có lợi nhiều hơn so với lãi suất của ngân hàng. Nhưng những điều nay đã chứng tỏ được công tác huy động vốn của ngân hàng là có hiệu quả, phát huy được vai trò trung gian huy động vốn của mình.
Vốn huy động được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng để hiểu rõ hơn và phù hợp với nội dung của đề tài, ở đây tôi chia vốn huy động gồm tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn. Tiền gửi tiết kiệm là loại tiền gửi nhàn rỗi trong dân cư nhằm mục đích tích lũy và hưởng lãi. Loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn huy động của ngân hàng. Ta thấy tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn biến động tăng không đều qua các năm, cụ thể nó đã tăng tới 99.529 triệu đồng tương ứng tăng 22,92% ở năm 2012 so với năm 2011, còn năm 2013 thì giảm nhẹ 641 triệu đồng tương ứng giảm 0,12% so với năm 2012. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn tăng lên là do ngân hàng có những biện pháp tốt để thu hút nguồn vốn trong dân cư như áp dụng lãi suất, có chương trình khuyến mãi kết hợp với thái độ phục vụ của nhân viên Ngân hàng, góp phần ổn định kinh tế xã hội, mang lại hiệu quả cho Ngân hàng. Mặt khác, chính phủ luôn đưa ra những chính sách nhằm kiềm chế lạm phát, các ngân hàng đều tăng lãi suất cho vay và tiết kiệm, vì thế mà tiền gửi tiết kiệm tăng lên. Ngân hàng đã góp phần thực hiện chính sách của nhà nước nhằm ổn định nền kinh tế, xét về cơ cấu tiền gửi này trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thì tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Nguồn tiền gửi có kỳ hạn thường ổn định, ngân hàng có thể chủ động sử dụng kinh doanh có hiệu quả.
Mặc dù Ngân hàng đã nỗ lực hết mình trong công tác huy động vốn và cũng đạt được những hiệu quả nhất định nhưng bấy nhiêu đó vẫn không đủ để ngân hàng cung cấp nguồn vốn cho hoạt động cho vay, thì bây giờ nguồn vốn điều chuyển là không thể thiếu của ngân hàng. Việc vốn điều chuyển này ít
32
hay nhiều phụ thuộc nhu cầu nguồn vốn của ngân hàng và nhất là phụ thuộc vào việc chi nhánh huy động được nhiều hay ít từ khách hàng. Cụ thể ở Agribank Vũng Liêm lượng vốn điều chuyển có tăng qua các năm nhưng lại tăng không đều vì nó còn phụ thuộc vào nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Ở năm 2011 vốn điều chuyển của ngân hàng là 74.905 triệu đồng còn năm 2012 là 167.724 triệu đồng đã tăng 92.819 triệu đồng so với năm 2011 tương ứng tăng đến 123,92 triệu đồng trong khi đến năm 2013 thì lượng vốn điều chuyển này đã giảm đáng kể tới 73.033 triệu đồng tương ứng giảm 43,54% làm cho lượng vốn điều chuyển ở năm 2013 chỉ còn 94.691 triệu đồng.
Bảng 4.2: Tình hình nguồn vốn 6 tháng đầu 2013 và 6 tháng đầu 2014 của Agribank Vũng Liêm
ĐVT : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 6 tháng 2013 6 tháng 2014 6 tháng 2014/6 tháng 2013 Số tiền % Vốn huy động 380.305 379.560 (745) (0,2) - TG KKH 30.288 41.298 11.010 36,35 - TG CKH 350.017 338.262 (11.755) (3,36) Vốn điều chuyển 45.951 30.986 (14.965) (32,57) Tồng nguồn vốn 426.256 410.546 (15.710) (3,69)
Nguồn : Phòng Kế toán Agribank Vũng Liêm, 6/2013, 6/2014
Nguồn vốn của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2014 là 410.546 triệu đồng đã giảm hơn 15.710 triệu đồng tương ứng giảm 3,69% so với 6 tháng đầu năm 2013 là 426.256 triệu đồng. Trong đó vốn điều chuyển đã giảm rất nhiều, nguồn vốn điều chuyển giảm mạnh cùng với lượng tiền gửi có kỳ hạn cũng giảm, cụ thể tiền gửi có kỳ hạn giảm 11.755 triệu đồng tương ứng giảm 3,36% so với 6 tháng đầu 2013 là 350.017 triệu đồng , còn tiền gửi không kỳ hạn tăng 11.010 triệu đồng tương ứng tăng 36,35%. Điều này cho thấy việc vốn điều chuyển giảm không phải do lượng tiền huy động tăng mà là do nhu cầu cho vay ở 6 tháng đầu 2014 thấp hơn nhiều so với 6 tháng đầu 2013. Do chính sách hạ thấp lãi suất huy động của Nhà nước nên việc huy động vốn của Ngân hàng ở 6 tháng đầu 2014 có gặp nhiều khó khăn. Người dân không còn được hưởng số lãi mà họ mong muốn nên nhiều người dẵ rút tiền đầu tư lĩnh vực khác, thậm chí có người rút tiền để gửi vào các NHTM cổ phần khác để được hưởng mức lãi suất cao hơn, đặc biệt là NHTM cổ phần Công Thương.
33
4.2 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK VŨNG LIÊM GIAI ĐOẠN 2011 - 6/2014 LIÊM GIAI ĐOẠN 2011 - 6/2014
4.2.1 Khái quát về hoạt động tín dụng giai đoạn 2011 - 2013
Cho vay là hoạt động kinh doanh chính của Agribank Vũng Liêm, cũng là hoạt động sử dụng vốn nhiều nhất của ngân hàng. Việc cho vay ít hay nhiều, có hiệu quả hay không đều ảnh hưởng đến tình hình hoạt động, lợi nhuận, vị thế của ngân hàng. Thông qua việc phân tích hoạt động cho vay qua bốn chỉ tiêu chủ yếu: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ xấu có thể đánh giá qui mô tín dụng của ngân hàng, khả năng thu hồi nợ cũng như chất lượng tín dụng của ngân hàng.
34
Bảng 4.3 : Tình hình hoạt động tín dụng qua 3 năm từ 2011 đến 2013 của Agribank Vũng Liêm
ĐVT : Triệu đồng Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %
Doanh số cho vay 590.974 637.415 697.603 46.441 7,86 60.188 9,44
Ngắn hạn 563.811 604.324 666.710 40.513 7,19 62.386 10,32 Trung và dài hạn 27.163 33.091 30.893 5.928 21,82 (2.198) (6,64) Doanh số thu nợ 607.314 606.676 626.854 (638) (0,11) 20.178 3,33 Ngắn hạn 565.190 568.876 595.001 3.686 0,65 26.125 4,59 Trung và dài hạn 42.124 37.800 31.853 (4.324) (10,26) (5.947) (15,73) Dư nợ 393.607 424.346 495.095 30.739 7,81 70.749 16,67 Ngắn hạn 304.528 339.976 411.685 35.448 11,64 71.709 21,09 Trung và dài hạn 89.079 84.370 83.410 (4.709) (5,29) (960) (1,14) Nợ xấu 12.800 11.850 9.800 (950) (7,42) (2.050) (17,30) Ngắn hạn 2.907 5.127 2.314 2.220 76,37 (2.813) (54,87) Trung và dài hạn 9.893 6.723 7.486 (3.170) (32,04) 763 11,35
35
4.2.1.1 Doanh số cho vay
Bên cạnh công tác tăng cường nguồn vốn, hoạt động Ngân hàng cũng kịp thời đẩy mạnh công tác sử dụng vốn, mà chủ yếu là hoạt động tín dụng cho vay. Doanh số cho vay là chỉ tiêu tài chính thể hiện qui mô hoạt động tín dụng của ngân hàng. Thông qua doanh số cho vay có thể biết được thực trạng về nhu cầu vốn của nền kinh tế. Doanh số cho vay cao chứng tỏ nhu cầu vốn của các lĩnh vực kinh tế cũng như các đối tượng khách hàng cũng tăng lên.
Nhìn chung doanh số cho vay của Agribank Vũng Liêm trong giai đoạn từ 2011 đến 2013 có xu hướng tiến bộ khi liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước, cụ thể ở năm 2011 doanh số cho vay là 590.974 triệu đồng còn năm 2012 là 637.415 triệu đồng tăng 46.441 triệu đồng tương ứng tăng 7,86%, và đến năm 2013 doanh số cho vay là 697.603 triệu đồng tăng 60.188 triệu đồng so với năm 2012 tương ứng tăng 9,44%. Doanh số cho vay tăng qua các năm như vậy chủ yếu là do doanh số cho vay ngắn hạn tăng qua các năm, vì doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay. Cụ thể doanh số cho vay ngắn hạn năm 2011 là 563.811 triệu đồng còn năm 2012 là 604.324 triệu đồng tăng 40.513 triệu đồng còn doanh số cho vay ngắn hạn năm 2013 là 666.710 triệu đồng tăng 62.386 triệu đồng so với năm 2012. Còn đối với doanh số cho vay trung và dài hạn chỉ chiếm một phần chỉ khoảng 5% đến 6% tổng doanh số cho vay của Ngân hàng, nên việc tăng giảm của nó cũng không ảnh hưởng lớn đến tổng doanh số cho vay.
Việc doanh số cho vay liên tục tăng thể hiện những chính sách của Ngân hàng đã có hiệu quả rất tốt từ năm 2011 đến năm 2013. Ngân hàng đã đưa nhiều loại sản phẩm cho vay đến với hộ nông dân như: cho vay chăn nuôi, cho vay theo mô hình kinh tế tổng hợp, cho vay mua máy nông nghiệp, cho vay xây dựng và sửa chữa nhà ở theo các loại vay ngắn hạn và trung hạn, tạo điều kiện phát triển kinh tế hộ gia đình. Ngân hàng đã cung cấp tín dụng rộng khắp từ các ấp cho đến các xã trong huyện nhà, nắm sát tình hình nhu cầu vốn và đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của bà con nông dân. Đồng thời, Ngân hàng có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm cùng với sự giúp đỡ của ban ngành địa phương, đặc biệt là ủy ban nhân dân huyện và các xã. Ngân hàng đã xác định nhu cầu vốn của các lĩnh vực kinh tế và các đối tượng khách hàng trên địa bàn và có kế hoạch về cơ cấu cho vay phù hợp. Nhờ vậy mà doanh số cho vay của Ngân hàng tăng qua các năm mà chủ yếu là cho vay ngắn hạn tăng lên và chiếm phần lớn tỷ trọng trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng, điều này rất phù hợp với xu thế phát triển và nhu cầu cho sản xuất của người dân. Tuy nhiên doanh số cho vay càng cao thì rủi ro trong tín dụng càng lớn. Đặt cho
36
Ngân hàng một thử thách về trình độ quản lý điều hành, trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng cần phải nâng cao trong việc hạn chế rủi ro tín dụng gây tổn thất cho Ngân hàng.
4.2.1.2 Doanh số thu nợ
Bên cạnh doanh số cho vay thì doanh số thu nợ là cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thông qua việc khách hàng có trả nợ đúng hạn cho ngân hàng hay không. Trong giai đoạn 2011 đến năm 2013, nhìn chung cùng với sự gia tăng của doanh số cho vay thì doanh số thu nợ của ngân hàng cũng có chiều hướng tốt, tuy ở năm 2012 doanh số thu nợ có phần giảm nhẹ. Cụ thể doanh số thu nợ năm 2011 là 607.314 triệu đồng còn năm 2012 là 606.676 triệu đồng giảm nhẹ 638 triệu đồng tương ứng giảm 0,11% nhưng đến năm 2013 doanh số thu nợ đã tăng lên 626.854 triệu đồng tăng 20.178 triệu đồng tương ứng tăng 3,33% mà trong đó doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao. Cụ thể doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2011 là 565.190 triệu đồng còn năm 2012 là 568.876 triệu đồng và đến năm 2013 là 595.001 triệu đồng. Doanh số thu nợ ngắn hạn tăng cùng với doanh số cho vay điều này cho thấy công tác thẩm định khách hàng của cán bộ tín dụng là tốt, ngân hàng luôn kiểm tra đôn đốc các món nợ đến hạn thông qua các hình thức như: gởi giấy báo, gọi điện thoại, đến tận nơi thu tiền. Vì vậy doanh số thu nợ nói chung và doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng nói riêng được nâng lên rất nhiều. Đồng thời, nó cho thấy hoạt động sản xuất của người dân có hiệu quả nên trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn. Mặc dù doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhưng nó lại biến động nhỏ không đáng kể, còn doanh số thu nợ trung và dài hạn mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng lại biến động cao nên đã phần nào ảnh hưởng đến tổng doanh số thu nợ của Ngân hàng, cụ thể doanh số thu nợ trung và dài hạn chỉ chiếm 6% đến 7% tổng doanh số thu nợ, năm 2011 doanh số thu nợ trung và dài hạn là 42.124 triệu đồng và năm 2012 là 37.800 triệu đồng và đến năm 2013 thì