PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh vũng liêm tỉnh vĩnh long (Trang 30)

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu của đề tài là số liệu thứ cấp, thu thập từ bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo hoạt động kinh doanh, bảng báo cáo tình hình hoạt động tín dụng, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ xấu tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 và một số thông tin thu thập từ sách, báo, tạp chí và internet.

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.

y = yt – y0 Trong đó :

y0 : chỉ tiêu năm gốc.

yt : chỉ tiêu năm đang nghiên cứu.

19

Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm nghiên cứu với số liệu năm gốc của các chỉ tiêu để xác định mức biến động về khối lượng, quy mô và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

Trong đó :

y0 : chỉ tiêu năm gốc.

yt : chỉ tiêu năm nghiên cứu.

y : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp này dùng để biểu hiện tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian phân tích. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

Phương pháp dùng biểu bảng, đồ thị để thể hiện tình hình biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu qua các năm.

Kết hợp các kiến thức đã học với các tài liệu nghiên cứu để làm nền tảng cho cơ sở lý luận của đề tài.

2.3 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

“Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Giồng Riềng – Kiên Giang” do Lê Trường Khải

(2011) thực hiện. Tác giả đã phân tích khái quát tình hình huy động vốn, khái quát tình hình tín dụng của ngân hàng theo thời hạn giai đoạn 2009 - 2011; phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn thông qua các chỉ tiêu doanh số cho vay ngắn hạn, hệ số thu nợ ngắn hạn, dư nợ ngắn hạn, nợ xấu ngắn hạn phân theo loại hình kinh tế và mục đích vay vốn cũng như phân tích hệ số thu nợ, tỉ lệ dư nợ, vòng quay vốn tín dụng để đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Giồng Riềng – Kiên Giang giai đoạn 2009 – 2011, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn của ngân hàng.

“Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp” do Nguyễn Thị Hai (2011) thực hiện.

Tác giả đã sử dụng các chỉ tiêu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, y =

yt – y0

20

nợ xấu và các tỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn, bằng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh số tương đối và tuyệt đối để phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2008 – 2010, từ đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng trong thời gian tới.

Các nghiên cứu trên đã phân tích được thực trạng về hoạt động tín dụng ngắn hạn của các ngân hàng chi nhánh, đánh giá hoạt động tín dụng ngn81 hạn thông qua các tỉ số tài chính cũng như đề ra được các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng. Tuy nhiên, các đề tài trên chỉ phân tích tình hình tín dụng phân theo thời hạn, loại hình kinh tế và ngành kinh tế cũng như mục đích vay vốn. Trong đề tài luận văn này, tôi sẽ đề cập đến hoạt động tín dụng ngắn hạn phân theo đối tượng khách hàng và lĩnh vực cho vay cũng như kết hợp phân tích theo tài sản đảm bảo và mục đích vay vốn nhằm phân tích thêm nhiều khía cạnh của hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Agribank Vũng Liêm cũng như để nhìn thấy rõ hơn hoạt động kinh doanh của ngân hàng và hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng trong thời gian từ 2011 đến 6 tháng đầu 2014.

21

CHƯƠNG 3

KHÁI QUÁT VỀ AGRIBANK VŨNG LIÊM 3.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN VŨNG LIÊM

3.1.1 Vị trí địa lý

Vũng Liêm là một huyện ở phía đông tỉnh Vĩnh Long. Có sông Cổ Chiên, Mang Thít và rạch Bưng Trường chảy qua. Phía bắc giáp sông Mang Thít ngăn cách với huyện Mang Thít và huyện Tam Bình, phía nam giáp huyện Càng Long của tỉnh Trà Vinh, tây giáp huyện Trà Ôn cùng tỉnh Vĩnh Long, đông giáp sông Cổ Chiên ngăn cách với tỉnh Bến Tre.

Vũng Liêm thuộc địa hình đồng bằng duyên hải, điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế nông nghiệp, đồng thời Vũng Liêm là vùng sản xuất nhiều lúa gạo phẩm chất cao và gạo đặc sản và cũng là huyện có đàn giai súc lớn nhất trong đó đàn bò còn nhiều tiềm năng.

Vũng Liêm có địa hình bằng phẳng, bị chia cắt bởi nhiều sông, rạch. Ngoài phương tiện giao thông bằng đường thủy, huyện còn có hệ thống đường bộ rất thông thoáng tiện lợi cho việc lưu thông đi lại đặc biệt là lưu thông hàng hóa khắp các nơi trong tỉnh, trong vùng đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Cần Thơ.

3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội

Diện tích đất tự nhiên của huyện là 29.397 ha trong đó có 23.234 ha đất nông nghiệp bao gồm 8.941 ha đất trồng cây ăn trái và 14.218 ha đất trồng cây hàng năm. Dân số của huyện là 176.233 người.

Giao thông thủy bộ của huyện hiện nay rất thông thoáng, tiện lợi cho việc vận chuyển sản vật hàng hoá lưu thông khắp các nơi trong tỉnh, trong vùng đặt biệt là Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ

Một lợi thế mà ít nơi nào có được đó là vị trí của huyện nằm ở tâm điểm của tam giác Vĩnh - Trà - Bến. Cầu Rạch Miễu và cầu Hàm Luông (Bến Tre) nối Thành phố Hồ Chí Minh về Bang Tra (Mỏ Cày), và rút ngắn đường về Vũng Liêm. Đây là điều kiện khả quan, một lợi thế về kinh tế, văn hoá, xã hội đặt ra đồng thời với việc tạo lập ra mối quan hệ vốn có từ lâu đời trên địa bàn của tỉnh Trà Vinh.

Với tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng của huyện như hiện nay là điều kiện cho phát triển đô thị hoá và vận chuyển hàng hoá lưu thông các nơi càng nhanh hơn.

22

3.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN AGRIBANK VŨNG LIÊM LIÊM

Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long, tiền thân là chi nhánh Ngân hàng phát triển nông nghiệp huyện Vũng Liêm tỉnh Cửu Long được thành lập theo quyết định số 64/NH-TCCB ngày 11/07/1988. Ngày nay, là chi nhánh Ngân hàng huyện thuộc hệ thống NHNo&PTNT Việt nam hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng và điều lệ của NHNo&PTNT Việt Nam, là một trong bảy chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp cấp 2 của tỉnh Vĩnh Long, có vị trí thuận lợi, nằm dọc theo quốc lộ 53, có hệ thống sông ngòi, kênh rạch đa dạng vì thế rất thuận tiện cho việc lưu thông, phát triển kinh tế tại địa phương. Mạng lưới hoạt động của toàn huyện hiện tại, đơn vị gồm có một hội sở chính là chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vũng Liêm, trụ sở đóng tại thị trấn Vũng Liêm và năm phòng giao dịch nằm tại các trung tâm kinh tế của các khu vực: Cầu Mới, Hiếu Nhơn, Hiếu Phụng, Trung Hiếu và Thanh Bình.

NHNo & PTNT Huyện Vũng Liêm là một trong 7 chi nhánh của Tỉnh Vĩnh Long và là một Ngân hàng có nhiều thành tích xuất sắc trong thời kỳ đổi mới và đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trao tặng danh hiệu “ Lá cờ đầu của toàn hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp”năm 2003. NHNo&PTNT Vũng Liêm vẫn không ngừng phấn đấu vươn lên, phát huy những thành quả đạt được cho nên chi nhánh Ngân hàng Vũng Liêm luôn xứng đáng với danh hiệu được cấp trên khen tặng.

Qua 25 năm thành lập và phát triển (1988-2013), Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vũng liêm đã góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn của huyện. Mặc dù hoạt động trong điều kiện có sự cạnh tranh gay gắt với nhiều NHTM khác trên cùng địa bàn nhưng Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vũng Liêm vẫn chiếm được thị phần lớn nhất và thực sự tạo được lòng tin đối với đông đảo khách hàng.

3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG CỦA CÁC PHÒNG BAN 3.3.1 Cơ cấu tổ chức

Mạng lưới giao dịch của ngân hàng rộng khắp đến tận các xã vùng xa: ngoài trụ sở chính còn có thêm 5 phòng giao dịch: PGD Thanh Bình, PGD Hiếu Nhơn, PGD Hiếu Phụng, PGD Cầu Mới và PGD Trung Hiếu. Thời điểm này người dân trong huyện đến giao dịch rất thuận tiện, nơi xa nhất cũng chỉ khoảng 6 km và hệ thống ngân hàng phục vụ không chỉ cho vay mà còn bao

23

gồm cả việc huy động vốn và các dịch vụ khác như chuyển tiền điện tử, thanh toán liên hàng.

Nguồn: Phòng phó giám đốc

Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức của Agribank Vũng Liêm

3.3.2 Chức năng các bộ phận

Giám đốc: Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo đúng quy định của quy chế tổ chức và quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. Giám đốc tiếp nhận các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên sau đó phổ biến cho các cán bộ nhân viên trong đơn vị. đồng thời Giám đốc tiếp nhận thông tin từ Hội sở chính và chi nhánh cấp dưới để hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng.

Phó giám đốc: Có trách nhiệm hỗ trợ, giúp đỡ giám đốc trong việc điều hành mọi hoạt động của chi nhánh theo sự phân công và ủy quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc vầ nhiệm vụ được phân công, giải quyết những vấn đề nãy sinh trong kinh doanh của chi nhánh mà giám đốc giao phó, thay mặt giám đốc giải quyết công việc khi giám đốc đi vắng.

Phòng kế toán, hành chánh

Chiếm vị trí trọng tâm, làm nhiệm vụ kế toán thanh toán và theo dõi các hoạt động phát sinh hàng ngày, kiểm tra chặt chẽ sự hoạt động của nguồn vốn, thu chi tiền mặt, bảo quản an toàn kho quỹ. Thực hiện nhiệm vụ lập kế hoạch tài chính hàng quý năm, quyết toán tài chính, quyết toán lương với ngân hàng cấp trên.

GIÁM ĐỐC

PGD CẦU

MỚI PGD TRUNG HIẾU PGD HIẾU NHƠN PGD THANH BÌNH

PGD HIẾU PHỤNG PHÓ GIÁM ĐỐC DỊCH VỤ MAKETING P. TÍN DỤNG PHÓ GIÁM ĐỐC KẾ TOÁN CHÍNH HÀNH

24

Nhân viên kế toán: Thực hiện các thủ tục thanh toán, thu nhận tiền gửi, thu thập thông tin phát sinh hàng ngày, thực hiện chi trả lương cho công nhân viên trong đơn vị, thực hiện các khoản trích nộp ngân hàng cấp trên.

Nhân viên ngân quỹ: Thực hiên nghiệp vụ thu chi đối với các khoản giao dịch lớn cho vay, chi trả tiền gửi,…

Nhân viên hành chánh: Quản lý văn thư, lưu trữ hồ sơ, tài sản trong đơn vị, nắm bắt thông tin về biến động thị trường, lãi suất,…

Nhiệm vụ phòng tín dụng

Tổng hợp, thống kê, phân tích số liệu đề suất chiến lược kinh doanh, các kế hoạch mang tính khả thi và có hiệu quả.

Thực hiện nghiệp vụ cho vay các thành phần kinh tế (đây là hoạt động hàng đầu của phòng kế hoạch kinh doanh).

Thực hiện việc điều chuyển vốn giữa các ngân hàng. Tổ chức thực hiện phòng ngừa rủi ro tín dụng.

Tổng hợp theo dõi, phân tích hoạt động kinh doanh theo quý, năm. Dự thảo báo cáo sơ kết, tổng kết của ngân hàng.

Phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề suất hướng khắc phục.

Thực hiện chương trình dự án khả thi để xét duyệt cho vay.

3.4 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA AGRIBANK VŨNG LIÊM 3.4.1 Chức năng của Agribank Vũng Liêm 3.4.1 Chức năng của Agribank Vũng Liêm

Chức năng chủ yếu của NHNo&PTNT Vũng Liêm là huy động các nguồn vốn bằng VND và ngoại tệ. Tiếp nhận vốn tài trợ ủy thác cho vay của các chương trình quốc gia, các dự án phục vụ phát triển nông nghiệp từ Ngân hàng cấp trên.

Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của các tổ chức kinh tế và cá nhân hộ gia đình trên địa bàn huyện quản lý.

Thực hiện việc chi trả tiền kiều hối, thu đổi ngoại tệ và dịch vụ cầm đồ, làm dịch vụ chuyển tiền nhanh, thanh toán giữa các Ngân hàng với nhau.

25

3.4.2 Nhiệm vụ của Agribank Vũng Liêm

Nhiệm vụ trung tâm của NHNo&PTNT Vũng Liêm là đầu tư phát triển nông nghiệp, cho vay vốn nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế trong huyện góp phần tăng cường sản xuất và nhu cầu vốn trong dân và các doanh nghiệp. Tạo động lực hoạt động cho các ngành mới và đa dạng, tạo công ăn việc làm góp phần giải quyết một phần lớn lực lượng lao động chưa có việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp xuống mức thấp ở địa phương.

3.5 SẢN PHẨM KINH DOANH CỦA AGRIBANK VŨNG LIÊM

Nhóm sản phẩm dịch vụ huy động vốn: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm hưởng lãi bật thang theo thời gian gửi, tiết kiệm có kỳ hạn rút gốc linh hoạt, tiết kiệm học đường: Đây là sản phẩm mới an toàn sinh lợi với kỳ hạn từ 2 năm tới 18 năm nhằm mục đích tích lũy cho nhu cầu học tập của khách hàng hoặc người thân trong tương lai.

Nhóm sản phẩm tín dụng: Cho vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, cho vay vốn thực hiện nhu cầu phục vụ đời sống: Mua sắm nhà ở, đồ dùng sinh hoạt gia đình, phương tiện đi lại, cho vay hỗ trợ tài chính du học. Đặc biệt cho vay thấu chi thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ Agribank.

Sản phẩm thẻ: Thẻ ghi nợ nội địa, thẻ “Lập nghiệp” liên kết thương hiệu với NH Chính sách xã hội Việt Nam, thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ tín dụng quốc tế đặc biệt sản phẩm thẻ quốc tế mang hai thương hiệu nổi tiếng thế giới VISA và MASTERCARD.

Nhóm sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử Mobile Banking: VnTopup: Dịch vụ nạp tiền điện thoại bằng SMS. Sử dụng cho tất cả các mạng điện thoại di động. Dịch vụ SMS Banking: Áp dụng cho tất cả các mạng di động. Truy vấn số dư tài khoản, thông báo số dư tài khoản khi có biến động. Dịch vụ Atransfer: Dịch vụ chuyển tiền bằng SMS.

Nhóm sản phẩm dịch vụ ngân hàng - bảo hiểm: Sản phẩm bảo hiểm bảo an tín dụng, nhóm sản phẩm bảo hiểm tài sản, nhóm sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm mô tô xe máy, tàu thủy.

3.6 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA AGRIBANK VŨNG LIÊM TỪ 2011 ĐẾN 6/2014

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thể hiện các kết quả của hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định của Ngân hàng. Việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngân hàng. Trên cơ sở phân tích đó, ngân hàng có thể đánh giá tình hình thực hiện kế

26

hoạch hàng năm đã đề ra, từ đó giúp Ngân hàng điều chỉnh chiến lược hoạt

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh vũng liêm tỉnh vĩnh long (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)