PHƢƠNG HƢỚNG XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Hợp đồng mua bán doanh nghiệp theo pháp luật việt nam (Trang 75 - 79)

LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN DOANH NGHIỆP

Chính vì những bất cập và mâu thuẫn trong hệ thống pháp luật liên quan đến các giao dịch mua bán doanh nghiệp mà pháp luật về loại giao dịch

này, mà cụ thể là pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp cần phải được xây dựng và hoàn thiện. Tuy nhiên, việc xây dựng các qui phạm pháp luật điều chỉnh về lĩnh vực này phải dựa trên những phương hướng xác định. Cụ thể như:

Thứ nhất, việc xây dựng pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp

phải tạo thuận lợi, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên.

Như đã đề cập ở chương 2, hiện nay pháp luật điều chỉnh về quan hệ hợp đồng mua bán doanh nghiệp vẫn chưa được xây dựng cụ thể. Hầu hết các quy định đều được điều chỉnh trong pháp luật về hợp đồng nói chung được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005. Trong khi đó, quan hệ pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp có những vấn đề riêng nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Dân sự và cần được quy định trong một văn bản pháp luật cụ thể. Một số vấn đề quan trọng về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp cần được xây dựng như:

- Xác định rõ trách nhiệm của các bên trong việc bảo mật thông tin, cụ thể quy định tránh nhiệm của bên mua lại doanh nghiệp trong việc giữ bí mật thông tin trong giai đoạn khảo sát, tìm kiếm thông tin về thực trạng của doanh nghiệp bán;

- Định hướng cho các bên tham gia quan hệ hợp đồng mua bán doanh nghiệp xác định được những rủi ro pháp lý sẽ phát sinh sau khi mua lại doanh nghiệp, để từ đó làm cơ sở để các bên xác định trách nhiệm cụ thể của mình trong hợp đồng;

- Việc xây dựng các quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên phải đảm bảo tiêu chí tạo môi trường pháp lý và cơ chế, chính sách thuận lợi cho các thuộc mọi thành phần kinh tế được bình đẳng tham gia vào giao dịch mua bán doanh nghiệp và cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch, có trật tự, kỷ cương.

Thực chất, trong quan hệ mua bán doanh nghiệp, các bên đều có những lý do để bảo vệ triệt để những quyền và lợi ích của mình trong hợp đồng. Do vậy, nếu pháp luật không đóng vai trò định hướng cho các doanh nghiệp trong thì quá trình thực hiện hợp đồng sẽ khó thành công. Vì không như các nước trên thế giới, đây là một hoạt động tập trung kinh tế còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Ngay cả các quy định pháp luật còn chưa được rõ ràng và cụ thể, do vậy nhiều doanh nghiệp vẫn còn lúng túng và chưa hiểu hết bản chất của hoạt động này. Chính vì vậy, quy định pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp phải giúp các bên nhận biết được những quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của mình trong hợp đồng này. Việc quy định cụ thể sẽ giúp các bên hạn chế được những rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng cũng như tránh được những rủi ro pháp lý có thể phát sinh sau khi mua lại doanh nghiệp. Không những thế, điều này còn giúp cho tỷ lệ thành công của các hợp đồng mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam ngày càng tăng cao.

Thứ hai, xây dựng và hoàn thiện các quy phạm pháp luật điều chỉnh

về quan hệ hợp đồng mua bán doanh nghiệp nhưng vẫn phải đảm bảo sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động này, nhất là sự quản lý của cơ quan

quản lý cạnh tranh khi thực hiện tập trung kinh tế thông qua hình thức mua bán doanh nghiệp.

Tăng cường sự quản lý của cơ quan này sẽ giúp hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh và chống độc quyền. Ngoài ra, pháp luật về hợp đồng nên có những định nghĩa cụ thể: thế nào là mua bán doanh nghiệp và hợp đồng mua bán doanh nghiệp. Với những định nghĩa được pháp lý thừa nhận sẽ làm cơ sở để thống kê các giao dịch mua bán doanh nghiệp, các trường hợp thành công hoặc không thành công của các giao dịch này. Dựa trên những số liệu thống kê đó sẽ tổng hợp được những kinh nghiệm cho hoạt động mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam, điều này sẽ giúp cho việc hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực này.

Thứ ba, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán doanh

nghiệp phải đảm tính thống nhất và phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật về hợp đồng.

Tính phù hợp của pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp được thể hiện thông qua các quy định pháp luật phù hợp với pháp luật quy định tại Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Chứng khoán và các văn bản pháp luật chuyên ngành khác. Đồng thời, việc xây dựng pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp phải cơ bản dựa trên các quy định pháp luật về hợp đồng nói chung được quy định trong Bộ luật Dân sự, vì đây là những quy định gốc điều chỉnh các vấn đề về hợp đồng dân sự, mà hợp đồng mua bán doanh nghiệp là cũng là một phần của hợp đồng này. Việc xây dựng pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp nhằm cụ thể hóa những vấn đề pháp lý trong quan hệ hợp đồng này vì đây là một giao dịch phức tạp, nó liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu một thực thể kinh doanh.

Thứ tư, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán doanh

nghiệp phải phù hợp với thông lệ quốc tế, cụ thể:

- Thống nhất về tỷ lệ sở hữu của bên nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam, tránh sự chồng chéo trong các quy định pháp luật hiện hành (như đã phân tích tại chương 2);

- Pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp phải được xây dựng dựa trên những cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, có như vậy mới phù hợp với thông lệ quốc tế và khuyến khích sự đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam. Hiện nay, theo cam kết gia nhập WTO, trong vài năm tới Việt Nam sẽ không còn những tỷ lệ khống chế việc sở hữu của bên nước ngoài tại các doanh nghiệp Việt Nam. Cũng theo cam kết này, trong tương lai pháp luật Việt Nam sẽ cho phép thành lập công ty 100% vốn nước ngoài ở một số ngành như chứng khoán hoặc ngân hàng. Do vậy, sẽ không còn hạn chế tỷ lệ sở hữu của bên nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam như hiện nay.

- Quy định rõ ràng cụ thể các thủ tục chuyển quyền sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho họ hoàn thành các thủ tục pháp lý cần thiết sau khi mua lại các doanh nghiệp Việt Nam;

Một phần của tài liệu Hợp đồng mua bán doanh nghiệp theo pháp luật việt nam (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)