Hợp đồng mua bán doanh nghiệp vô hiệu do vi phạm các quy định của pháp luật cạnh tranh

Một phần của tài liệu Hợp đồng mua bán doanh nghiệp theo pháp luật việt nam (Trang 51 - 52)

quy định của pháp luật cạnh tranh

Liên quan đến vấn đề hiệu lực khi tỷ lệ kết hợp hai doanh nghiệp theo hình thức mua bán doanh nghiệp, nếu vượt quá tỷ lệ do Luật Cạnh tranh quy định thì quan hệ hợp đồng này cũng được xác định là vi phạm pháp luật cạnh tranh. Theo đó, Điều 18 Luật Cạnh tranh quy định: "Cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% thị trường liên quan…", trừ trường hợp sau khi tập trung kinh tế vẫn

thuộc loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc một hay nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản hay tập trung kinh tế góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Và theo quy định này, nếu một hợp đồng mua bán doanh nghiệp có thị phần kết hợp như trên được xem là vi phạm điều cấm, đồng thời các doanh nghiệp sẽ phải chịu các chế tài do thực hiện hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh.

Ngoài ra, khi tiến hành một thương vụ mua bán có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của các doanh nghiệp đó phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành tập trung kinh tế. Tuy nhiên, việc đo lường doanh nghiệp đang chiếm bao nhiêu phần trăm trên thị trường và việc kiểm soát quy định của Luật Cạnh tranh tại Việt Nam lại chưa thực sự làm tốt. Việc xác định giao dịch mua bán có vi phạm pháp luật cạnh tranh hay không đang gặp những trở ngại do việc thiếu thông tin từ các doanh nghiệp. Bởi vì nếu thực hiện việc nghiên cứu thị phần, các doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra chi phí khá lớn để xác định xem giao dịch mua bán mà họ sắp thực hiện có thuộc trường hợp phải thông báo với cơ quan quản lý cạnh tranh hay không? Tuy nhiên, có một vấn đề là nếu sau khi

xác định thị phần mà tỷ lệ này thuộc diện phải thông báo thì doanh nghiệp lại phải chờ đợi sự trả lời của cơ quan có thẩm quyền, trường hợp bị từ chối tập trung kinh tế thì phần kinh phí doanh nghiệp bỏ ra để nghiên cứu thị phần coi như bị mất mà mục đích của việc mua bán cũng không đạt được. Vấn đề sẽ phát sinh tình trạng các doanh nghiệp có nhu cầu mua bán doanh nghiệp sẽ tránh thông báo với cơ quan quản lý cạnh tranh. Và một khi doanh nghiệp không báo, cơ quan quản lý cạnh tranh sẽ không có thông tin, điều này có thể đồng nghĩa với việc một trong những chức năng là kiểm soát quá trình tập trung kinh tế của Cục Quản lý cạnh tranh rất khó được thực hiện.

Một phần của tài liệu Hợp đồng mua bán doanh nghiệp theo pháp luật việt nam (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)