CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Hợp đồng mua bán doanh nghiệp theo pháp luật việt nam (Trang 52 - 62)

ĐỒNG MUA BÁN DOANH NGHIỆP

Trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp, việc xác định quyền và nghĩa vụ của các bên rất quan trọng. Nếu quyền và nghĩa vụ của các bên được quy định cụ thể và rõ ràng thì hiệu quả của giai đoạn thực hiện hợp đồng càng cao. Không những thế, sự rõ ràng này còn làm cơ sở pháp lý vững chắc để giải quyết các tranh chấp phát sinh. Và trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp, các bên có những quyền và nghĩa vụ cơ bản sau:

* Quyền và nghĩa vụ của bên bán:

- Có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin một cách chính xác và trung thực về công ty mục tiêu để bên mua xem xét và tiến tới giao dịch như thông tin về các khoản nợ, số lượng người lao động, danh sách cổ đông của công ty, danh sách khách hàng, các hợp đồng kinh tế hoặc dự án đang thực hiện…;

- Tuyên bố và bảo đảm giúp bên mua biết được tình trạng pháp lý và hoạt động của công ty mục tiêu;

- Có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên mua hoặc bị phạt vi phạm (nếu có) trong trường hợp vi phạm cam kết trong hợp đồng mua bán hoặc vi phạm pháp luật;

- Phối hợp với bên mua lại doanh nghiệp giải quyết các vấn đề "hậu mua bán doanh nghiệp" như các vấn đề về nhân sự, giải quyết những hợp đồng kinh tế đang được thực hiện với khách hàng đã ký kết trước khi bán doanh nghiệp, xử lý các vấn đề liên quan đến hợp đồng vay hoặc hợp đồng thế chấp của bên bán…;

- Phối hợp với bên mua lại doanh nghiệp giải quyết các vấn đề về quyền lợi của người lao động khi doanh nghiệp mua lại không sử dụng hết số lao động của doanh nghiệp bán;

- Yêu cầu bên mua thanh toán đủ và đúng hạn số tiền mua lại công ty mà các bên đã thỏa thuận;

- Yêu cầu bên mua có trách nhiệm pháp lý với những khoản nợ phát sinh sau khi hoàn tất hợp đồng mua bán doanh nghiệp;

- Yêu cầu bên mua tuân thủ quy định về việc bảo mật thông tin cho đến khi quá trình thực hiện hợp đồng mua bán được chấm dứt. (tránh trường hợp trong quá trình thực hiện hợp đồng các bên không thỏa thuận được các vấn đề phát sinh dẫn đến hủy hợp đồng hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng thì bên mua sẽ sử dụng những thông tin này để gây bất lợi cho bên bán).

* Quyền và nghĩa vụ của bên mua:

- Được quyền tiếp cận các thông tin liên quan đến công ty mục tiêu; - Có quyền khảo sát thực trạng doanh nghiệp; nghiên cứu hồ sơ, báo cáo tài chính, bảng kê tài sản, các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, đất đai, các hợp đồng liên quan đến doanh nghiệp (trường hợp mua lại toàn bộ doanh nghiệp);

- Bên mua có quyền yêu cầu thẩm định pháp lý để xác định tình trạng pháp lý của công ty mục tiêu, xác minh tài sản, các khoản nợ/trách nhiệm đối với các khoản nợ, nhận diện rủi ro pháp lý,…

- Yêu cầu bên bán cam kết không cạnh tranh, không lôi kéo khách hàng, nhân viên cũng như cổ đông cũ của công ty mục tiêu;

- Sau khi mua lại công ty mục tiêu, bên mua có quyền lựa chọn hình thức pháp lý của doanh nghiệp;

- Được kế thừa các quyền, lợi ích hợp pháp, nghĩa vụ của doanh nghiệp đã được thỏa thuận trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp cũng như theo quy định của pháp luật và các hợp đồng liên quan đến việc mua bán doanh nghiệp đã ký kết;

- Được yêu cầu bồi thường trong trường hợp bên bán vi phạm các cam kết trong hợp đồng;

- Có trách nhiệm thực hiện những cam kết trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp và các nghĩa vụ với Nhà nước theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sau khi mua lại doanh nghiệp;

- Bên mua phải thực hiện các thủ tục đăng ký thuế tại cơ quan thuế để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế theo quy định tại Thông tư 85/2007/TT-BTC.

- Tiếp nhận số lao động đã thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, đồng thời kế thừa các nghĩa vụ đối với người lao động đã tiếp nhận;

- Chịu trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động với người lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Luật số 35/2002/QH 10 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động. Trong trường hợp không sử dụng hết số lao động hiện có thì phải có phương án sử dụng lao động theo quy định pháp luật;

- Có trách nhiệm giữ bí mật thông tin thu được từ việc khảo sát thực trạng và các tài liệu của doanh nghiệp;

- Không được tiết lộ hoặc sử dụng những thông tin về công ty mục tiêu với mục đích gây phương hại cho doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp;

- Có trách nhiệm hoàn trả các thông tin về công ty mục tiêu nếu giao dịch giữa hai bên bị thất bại;

- Bên mua có trách nhiệm pháp lý đối với các khoản nợ phát sinh sau khi hoàn tất hợp đồng;

- Có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ thuế chuyển nhượng, nếu các bên thỏa thuận đây là nghĩa vụ của bên mua lại doanh nghiệp;

- Thanh toán đầy đủ và đúng thời hạn tiền mua doanh nghiệp theo hợp đồng đã ký kết;

- Tiến hành các thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật. Ngoài ra, trong trường hợp sự kết hợp của hai doanh nghiệp trong hợp đồng mua bán có thị phần kinh doanh chiếm từ 30-50% thị phần thì trước khi tiến hành mua bán doanh nghiệp, các bên phải có trách nhiệm báo cáo với cơ quan quản lý cạnh tranh để xem xét trước khi tiến hành tập trung kinh tế.

Những quyền và nghĩa vụ nêu trên chủ yếu được quy định rải rác trong các văn bản pháp luật chuyên ngành và hầu hết được quy định một cách chung chung, chưa được cụ thể hóa như đối với trường hợp mua lại doanh nghiệp nhà nước theo Nghị định 109/2008/NĐ-CP về bán, giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Không chỉ thiếu quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng mua bán doanh nghiệp mà một số vấn đề liên quan đang được quy định trong các văn bản hiện hành còn khá sơ sài và có nhiều vướng mắc. Chính vì vậy, để đảm bảo sự an toàn pháp lý cho các bên ký kết hợp đồng mua bán doanh nghiệp cần dự liệu trước các vấn đề có thể nảy sinh trong thực tế để thỏa thuận và ghi nhận vào trong văn bản hợp đồng. Liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp, cần chú ý một số vấn đề lớn sau đây:

Thứ nhất, khi tham gia vào quan hệ hợp đồng mua bán doanh nghiệp,

điều mà các doanh nghiệp quan tâm nhất là các khoản nợ của doanh nghiệp. Chính vì vậy, vấn đề này luôn được các bên thảo luận kỹ và xác định trách nhiệm rõ ràng trong quan hệ hợp đồng mua bán doanh nghiệp. Theo thông lệ quốc tế, khi mua một doanh nghiệp, bên mua sẽ được khoanh vùng trách nhiệm, toàn bộ các khoản nợ có thể đàm phán, còn những rắc rối về pháp lý bên mua sẽ không chịu trách nhiệm. Trong khi đó, theo viện dẫn các quy định pháp lý của Việt Nam hiện nay, khi mua lại một doanh nghiệp thì bên mua phải chịu hoàn toàn mọi vấn đề liên quan đến pháp nhân của doanh nghiệp. Điển hình là quy định tại Điều 10 Nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư thì doanh nghiệp mua lại kế thừa các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bị mua lại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Như vậy, nếu hiểu theo quy định này, nếu không có thỏa thuận trong hợp đồng mua bán về việc khoanh vùng trách nhiệm pháp lý thì những khoản nợ, những rủi ro trong hoạt động thương mại và cả những vấn đề liên quan đến pháp lý của doanh nghiệp bán khi chuyển nhượng cho bên mua thì bên mua phải chịu toàn bộ. Đây chính là trở ngại lớn cho các doanh nghiệp khi thực hiện giao dịch mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam, vì theo những quy định hiện hành, quyền lợi chính đáng của bên mua lại doanh nghiệp vẫn chưa được pháp luật bảo vệ mà chủ yếu vẫn dựa vào các thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng.

Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là hầu hết các quy định pháp lý về việc mua bán doanh nghiệp cũng như quy định điều chỉnh quan hệ hợp đồng này vẫn chưa cụ thể thì dựa vào cơ sở nào để các bên có thể xác lập một hợp đồng vừa hợp pháp vừa bảo vệ được quyền lợi của mình, trong khi các giao dịch mua bán doanh nghiệp đang là một lĩnh vực khá mới mẻ với thị trường Việt Nam. Vậy, nếu không có sự định hướng của pháp luật thì các bên sẽ không nhìn nhận hết được tính chất phức tạp cũng như không hiểu rõ về quyền lợi và

trách nhiệm của mình khi tham gia vào quan hệ hợp đồng mua bán doanh nghiệp. Đây sẽ là một hạn chế khiến cho các doanh nghiệp mua trở nên khó khăn và nhiều khi biến thành rủi ro vì những rắc rối pháp lý mà bên mua nhiều khi không lường trước được.

Thứ hai, đó là việc xác định trách nhiệm của các bên đối với khoản nợ

do doanh nghiệp bán để lại. Như đã đề cập ở trên, đây là vấn đề thường được các bên rất quan tâm khi thảo luận trong hợp đồng và khi không được đề cập thì theo quy định hiện hành, doanh nghiệp mua lại mặc nhiên sẽ chịu trách nhiệm đối với khoản nợ này cũng như các vấn đề pháp lý liên quan. Tuy nhiên, nếu giao dịch mua bán doanh nghiệp mà bên bán là doanh nghiệp tư nhân hoặc doanh nghiệp nhà nước thì trách nhiệm với các khoản nợ của doanh nghiệp cũ được xác định rõ ràng và doanh nghiệp mua lại không phải kế thừa các khoản nợ này nếu hợp đồng mua bán doanh nghiệp không đề cập đến. Cụ thể, theo khoản 2 Điều 11 Nghị định 109/2008/NĐ-CP về bán, giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thì trường hợp người mua cam kết kế thừa nợ, người mua phải có trách nhiệm thanh toán và điều này phải được ghi trong hợp đồng; đối với trường hợp không cam kết, doanh nghiệp được bán có trách nhiệm xử lý các khoản nợ này theo quy định hiện hành của Nhà nước về xử lý nợ tồn đọng. Riêng đối với việc bán doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp vẫn không được miễn trừ trách nhiệm đối với các khoản nợ nếu không có thỏa thuận việc thanh toán thuộc trách nhiệm của bên mua lại theo quy định tại Điều 145 Luật Doanh nghiệp. Trong khi đó, với những loại hình doanh nghiệp khác, các quy định liên quan đến vấn đề này hầu như không được xác định rõ trong bất cứ một văn bản nào. Như vậy, nếu việc mua lại được tiến hành với một trong hai hình thức doanh nghiệp này thì bên mua lại sẽ tránh được những rủi ro phải "gánh" các khoản nợ của doanh nghiệp cũ trong trường hợp không cam kết về điều khoản trả nợ hoặc bên bán không thông báo về tình trạng nợ của mình cho doanh nghiệp mua. Vì vậy, pháp luật

về mua bán doanh nghiệp nên có những quy định mang tính định hướng để các bên có thể thỏa thuận về vấn đề này hoặc xác định rõ trách nhiệm của bên bán với những khoản nợ đã có trước đó nhằm bảo đảm để quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp mua lại.

Ngoài ra, trong quy định tại khoản 2 Điều 145 Luật Doanh nghiệp có một điểm vướng mắc cũng cũng liên quan đến trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác mà doanh nghiệp bán chưa thực hiện đối với việc bán doanh nghiệp tư nhân. Đó là, hiện nay trong quy định của Luật Doanh nghiệp lại không đề cập đến trách nhiệm về các khoản nợ của thành viên hợp danh trong công ty hợp danh. Vì thực chất nếu xét về mặt pháp lý, thì chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh trong công ty hợp danh có tư cách pháp lý gần giống nhau là chịu trách nhiệm vô hạn với các khoản nợ. Như vậy, với một hợp đồng mua bán doanh nghiệp mà bên bán là công ty hợp danh và không thỏa thuận về trách nhiệm với các khoản nợ và cũng không được ghi trong hợp đồng, thì trường hợp này, với tư cách là người chịu trách nhiệm vô hạn với các khoản nợ, thành viên hợp danh có phải tiếp tục thực hiện việc thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp mình sau khi bán doanh nghiệp hay nghĩa vụ này được mặc nhiên kế thừa bởi bên mua lại. Đây cũng một trong những vấn đề cần được pháp luật quy định rõ ràng để tạo sự công bằng việc xác định trách nhiệm pháp lý giữa các chủ thể có tư cách pháp lý gần giống nhau (chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh).

Thứ ba, khi tiến hành mua bán doanh nghiệp thì việc sáp nhập nhân

lực là việc làm tất yếu nhưng những quy chế về việc sáp nhập này cũng chưa được rõ ràng, gây khó cho những doanh nghiệp mua. Quy định hiện hành liên quan đến người lao động trong giao dịch mua bán doanh nghiệp chỉ được điều chỉnh vỏn vẹn trong ba điều luật tại Luật số 35/2002/QH10 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động (sửa đổi Điều 31 và Điều 66 Bộ luật Lao động) và Nghị định 44/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một

số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động (khoản 5 Điều 6). Tuy nhiên, quy định trong hai văn bản này còn khá sơ sài và chỉ mang tính khái quát. Theo đó, luật lao động sửa đổi, bổ sung chỉ quy định trách nhiệm của bên mua lại doanh nghiệp phải tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động và nếu không sử dụng hết số lao động trong doanh nghiệp cũ thì phải có phương án sử dụng lao động. Trường hợp bên mua sử dụng hết hoặc một phần số lao động từ doanh nghiệp cũ chuyển sang thì theo quy định tại Điều 66 Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động: "…người sử dụng lao động kế tiếp phải chịu trách nhiệm trả lương và các quyền lợi khác cho người lao động từ doanh nghiệp cũ chuyển sang". Rõ ràng quy định này hoàn toàn bất lợi cho bên mua

vì đã không tính đến trường hợp doanh nghiệp mua sẽ phải chịu những rủi ro pháp lý liên quan đến lao động do doanh nghiệp bán để lại, trong khi trách nhiệm giải quyết những vấn đề này lại thuộc về doanh nghiệp cũ. Việc bán lại doanh nghiệp không có nghĩa là bên bán được miễn trừ tất cả các nghĩa vụ pháp lý với bên thứ ba và mặc nhiên được chuyển trách nhiệm sang cho bên bán, nếu các bên không có thỏa thuận khác trong hợp đồng. Ví dụ như trường hợp việc thanh toán bảo hiểm xã hội trong trường hợp doanh nghiệp bán thực hiện không tốt để lại, chưa thanh toán hết tiền lương cho người lao động đến thời điểm chuyển quyền sở hữu doanh nghiệp... nếu bên mua không cân nhắc kỹ thì theo quy định này mặc nhiên các trách nhiệm pháp lý liên quan bên mua sẽ phải kế thừa. Và vô hình chung quy định này lại đang tạo sơ hở pháp lý cho bên bán để thoát khỏi các trách nhiệm của mình đối với người lao động sau khi bán lại doanh nghiệp.

Thứ tư, liên quan đến vấn đề định giá và xác định giá trị của doanh

nghiệp. Việc xác định giá trị của doanh nghiệp trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp hiện chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể. Vấn đề định giá doanh

Một phần của tài liệu Hợp đồng mua bán doanh nghiệp theo pháp luật việt nam (Trang 52 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)