Những nội dung cấu thành pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hợp đồng mua bán doanh nghiệp theo pháp luật việt nam (Trang 35 - 38)

trường chứng khoán sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật Chứng khoán 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Các vấn đề liên quan đến người lao động sau khi thực hiện việc mua bán doanh nghiệp được quy định tại Bộ luật Lao động.

- Ngoài ra, các luật và quy định chuyên ngành hoặc có liên quan như đất đai, sở hữu trí tuệ, quản lý ngoại hối, thuế, ngân hàng…

Do có nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh các vấn đề liên quan của hợp đồng mua bán doanh nghiệp nên việc áp dụng các quy định của Bộ luật Dân sự với các văn bản pháp luật khác như Luật Doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh hay Luật Đầu tư cũng phải tuân theo nguyên tắc nhất định. Nguyên tắc đó là: với những quy định trong Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh... thì đây là quy định pháp luật chuyên ngành nên sẽ được ưu tiên áp dụng trước nếu Bộ luật Dân sự và một trong các văn bản này cùng điều chỉnh một vấn đề. Trong trường hợp luật chuyên ngành không quy định thì sẽ áp dụng các quy định về hợp đồng nói chung được quy định trong Bộ luật Dân sự 2005.

Như vậy, dù còn quy định khá rải rác nhưng các văn bản kể trên cũng đã điều chỉnh được những vấn đề cơ bản nhất liên quan đến hoạt động mua bán doanh nghiệp cũng như quy định về quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực này.

1.3.3. Những nội dung cấu thành pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp doanh nghiệp

Không giống như mua bán hàng hóa, tài sản thông thường, mua bán doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc giao tiền và chuyển giao tài sản, mà

hai bên còn phải giải quyết hàng loạt các vấn đề "hậu mua bán doanh nghiệp". Mỗi doanh nghiệp là một thực thể pháp lý với đầy đủ các nhân tố riêng và những đặc điểm khác nhau do vậy mỗi giao dịch mua bán doanh nghiệp lại nảy sinh những vấn đề cần phải giải quyết khác nhau. Vì vậy, hợp đồng mua bán doanh nghiệp phải làm bằng văn bản, có từ ngữ rõ ràng và trong nội dung cần xác định rõ các vấn đề về tư cách của bên mua, bên bán; đối tượng bán; giá bán; biện pháp bảo đảm hợp đồng; các thỏa thuận sau khi mua lại doanh nghiệp để giải quyết các vấn đề "hậu mua bán doanh nghiệp"; thời điểm chuyển giao; luật áp dụng; hiệu lực của hợp đồng;... Tất cả những nội dung này tập hợp lại sẽ tạo nên những nội dung cấu thành của một hợp đồng mua bán doanh nghiệp. Tất nhiên, vấn đề trước hết mà hai bên cần xem xét đó là việc xác định hình thức mua bán doanh nghiệp trong trường hợp của mình là hình thức nào để từ đó lựa chọn pháp luật điều chỉnh. Có như vậy, hợp đồng mua bán doanh nghiệp đó mới đảm bảo tính pháp lý, hạn chế được rủi ro cho cả doanh nghiệp bên bán và doanh nghiệp bên mua.

Đối với hợp đồng mua bán doanh nghiệp, việc giống nhau về mặt nội dung thể hiện trong hợp đồng đó là điều không thể vì mỗi doanh nghiệp là một thực thể kinh doanh với đầy đủ các nhân tố riêng như chế độ quản trị, nguồn nhân lực, văn hóa doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh, bạn hàng… Hơn nữa, các doanh nghiệp trong mỗi thương vụ mua bán doanh nghiệp đều có những nét khác biệt đặc biệt về yêu cầu, lợi ích, sự ràng buộc bởi vậy không thể có hợp đồng mẫu nào chung cho tất cả các giao dịch mua bán doanh nghiệp. Vì vậy, hợp đồng mua bán xác lập đối với mỗi doanh nghiệp đều dựa vào tình hình thực tế của doanh nghiệp đó tại thời điểm bán để đưa ra những điều khoản phù hợp. Những điều khoản này không những phải đáp ứng tính pháp lý mà còn đảm bảo tính khả thi sau khi hợp đồng phát sinh hiệu lực đối với các bên. Tuy nhiên, dù nội dung bên trong có khác nhau trong từng trường hợp cụ thể nhưng một hợp đồng mua bán doanh nghiệp bao giờ cũng

phải đảm bảo các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng quy định tại Bộ luật Dân sự và bao gồm những nội dung cấu thành cơ bản sau đây:

- Chủ thể tham gia hợp đồng mua bán doanh nghiệp; - Đối tượng của hợp đồng mua bán doanh nghiệp; - Hình thức của hợp đồng mua bán doanh nghiệp; - Thủ tục giao kết hợp đồng mua bán doanh nghiệp;

- Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán doanh nghiệp và các trường hợp hợp đồng mua bán doanh nghiệp vô hiệu;

- Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp; - Thực hiện hợp đồng mua bán doanh nghiệp;

- Trách nhiệm tài sản do vi phạm hợp đồng mua bán doanh nghiệp. Từ những phân tích trên, có thể thấy rằng để xác lập một quan hệ hợp đồng mua bán doanh nghiệp cần phải xem xét rất nhiều yếu tố. Bởi lẽ, giao dịch này không giống như các quan hệ của hợp đồng mua bán tài sản thông thường khác mà nó liên quan đến một thực thể kinh doanh và việc chuyển quyền sở hữu từ một thực thể kinh doanh này sang thực thể kinh doanh khác. Một khi hợp đồng phát sinh hiệu lực và được thực hiện sẽ kéo theo rất nhiều vấn đề pháp lý liên quan cần phải giải quyết bao gồm các vấn đề về thuế, nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ, nghĩa vụ pháp lý đối với bên thứ ba, các vấn đề về nhân sự,… Chính vì vậy việc lựa chọn các quy định pháp lý để điều chỉnh quan hệ hợp đồng này là rất cần thiết. Điều này sẽ đảm bảo được quyền lợi hợp pháp của các bên tham gia và giúp bên bán và bên mua lại doanh nghiệp xây dựng được một hợp đồng mua bán doanh nghiệp chặt chẽ, phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành.

Chương 2

Một phần của tài liệu Hợp đồng mua bán doanh nghiệp theo pháp luật việt nam (Trang 35 - 38)