Phẫu thuật xương :

Một phần của tài liệu Luận án điều trị mất vững trước khớp vai do tổn thương bankart qua nội soi (Trang 52 - 55)

DC OC-CT dướ

1.8.2.1.3.Phẫu thuật xương :

B. Vector lực lệch tâm của chỏm sẽ gây trật chỏm ra khỏi ổ chảo bị vỡ xương bờ trước nhiều.

1.8.2.1.3.Phẫu thuật xương :

™ Bristow – Helfet: (1958)

• Ông đã chặt đỉnh mỏm quạ có dính gân chung của đầu ngắn cơ nhị đầu và cơ quạ cánh tay, chuyển đính vào bờ trước xương ổ chảo qua khe bóc tách cơ dưới vai bằng ốc.

Torg và cộng sự báo cáo 212 ca dùng phẫu thuật Bristow, với tỉ lệ

mất vững sau mổ là 8,5% (3,8% trật lại và 4,7% lỏng lẻo).10 bệnh nhân phải mổ lại do vấn đề của ốc; 34% bệnh nhân vẫn đau vai; 8% bệnh nhân không thể thực hiện các động tác giơ tay quá đầu; chỉ có 16% vận động viên có thể trở lại phong độ trước chấn thương.

Carol và cộng sự theo dõi 3,7 năm sau khi dùng phương pháp

Bristow cho 47 bệnh nhân trật khớp vai tái hồi và ghi nhận chỉ có 1 bệnh nhân mất vững lại, nhưng giới hạn xoay ngoài đến 12 o .

Wredmark ghi nhận 2 trong 44 ca trật lại sau mổ sau 6 năm theo

dõi, nhưng đến 28% bệnh nhân than phiền đau vai sau mổ.

Hovelius ghi nhận tỉ lệ trật lại sau 2,5 năm theo dõi là 13%, hạn

chế xoay ngoài trung bình là 20o , 6% phải mổ lại vì biến chứng liên quan tới ốc là : gãy ốc, tuột ốc ; và 50% mỏm quạ không liền xương với ổ chảo.

Banas cũng báo cáo 14% bệnh nhân có biến chứng cần mổ lại, và

73% các ca mổ lại là lấy ốc do đau vai.

• Năm 1989, Rockwood và Young báo cáo 40 bệnh nhân đã được điều trị với phương pháp Bristow, trong đó 31 bệnh nhân phải mổ lại, 10 bệnh nhân mổ tạo hình lại bao khớp, 4 bệnh nhân cần mổ giải phóng bao khớp, 4 bệnh nhân phải thay khớp vai toàn phần, 1 bệnh nhân phải hàn khớp và 4 bệnh nhân cần các phẫu thuật khác kèm theo. Họ kết luận rằng phương pháp Bristow không sinh lý, kèm theo quá nhiều biến chứng và không nên được chọn là phương pháp thường qui điều trị mất vững trước khớp vai.

Uhorchark (2000) ghi nhận tỉ lệ trật lại là 22% ở bệnh nhân là

vận động viên môn thể thao va chạm.

Magnuson (2002) báo cáo tỉ lệ trật lại là 17% sau 4 – 9 năm theo

dõi.

™ Latarjet (1954):

• Chặt phần lớn mỏm quạ có dính gân nhị đầu và quạ cánh tay đính dọc theo bờ trước dưới ổ chảo (khác với Bristow là gắn vuông góc mặt chặt đỉnh mỏm quạ vào bờ ổ chảo), sau đó đính bằng 1 hoặc 2 ốc.

Ổ chảo Ổ chảo Mảnh ghép mỏm quạ Mảnh ghép mỏm quạ Gân chung Hình 1.24: Phương pháp Latarjet “Nguồn : Operative arthroscopy 2003 [49]”

Wredmark và cộng sự tổng kết 44 bệnh nhân sau 6 năm điều trị

bằng phương pháp Bristow – Latarjet với kết quả 72% bệnh nhân không có phàn nàn và 28% bệnh nhân đau khi vận động vai.

• 1993 Allain cũng ghi nhận diễn biến dẫn đến viêm xương khớp

xảy ra 58% trong 52 trường hợp sau khi phẫu thuật Latarjet và Bristow sau khi theo dõi trung bình 14,3 năm.

Một phần của tài liệu Luận án điều trị mất vững trước khớp vai do tổn thương bankart qua nội soi (Trang 52 - 55)