DC OC-CT dướ
B. Vector lực lệch tâm của chỏm sẽ gây trật chỏm ra khỏi ổ chảo bị vỡ xương bờ trước nhiều.
1.4. SINH BỆNH HỌC: [26]
• Rowe và Zarins mô tả 1 hiện tượng gọi là “hội chứng tay bất lực”
gồm cảm giác đau chói hay đau làm mất lực khi vai cử động mạnh vào tư thế gây trật là dạng và xoay ngoài. 60 khớp vai được chia làm 2 nhóm, nhóm 1 có cảm giác mất vững ở vị trí nguy cơ và nhóm 2 không có cảm giác mất vững. Cả 2 nhóm đều được xác định có tổn thương mất vững lúc nội soi khớp. Điều này chứng tỏ có 1 tỷ lệ bệnh nhân mất vững không thể diễn tả cảm giác mất vững của họ.
• Rowe cũng nghiên cứu 324 trường hợp sau trật khớp vai theo dõi
trong 10 năm. 94% khớp vai ở bệnh nhân dưới 20 tuổi bị trật tái hồi, chỉ có 14% khớp vai ở bệnh nhân trên 40 tuổi bị trật tái hồi. Những bệnh nhân không được bất động có tỷ lệ trật tái hồi là 70%, và được bất động (1-3 tuần) sau nắn có tỷ lệ trật tái hồi chỉ có 26 - 46%.
• Hovelius và cộng sự báo cáo trên 247 trật khớp vai lần đầu sau 10
năm theo dõi trong 1 nghiên cứu tiền cứu: 62% khớp vai ở những bệnh nhân trẻ hơn 29 tuổi có tỷ lệ trật cần can thiệp phẫu thuật, và những bệnh nhân lớn hơn 30 tuổi chỉ có 9% nguy cơ bị trật tái hồi. Rõ ràng rằng bệnh nhân trẻ tuổi có tỷ lệ trật khớp vai tái hồi rất cao. Và những bệnh nhân bị trật lại ít nhất 2 lần trong 2 – 5 năm đầu. Trong 10 năm theo dõi có 78% khả năng trật tái hồi nhiều lần nữa.
1.5. PHÂN LOẠI:
• Có rất nhiều phân loại mất vững khớp vai dựa trên khai thác bệnh sử, khám lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh: [26], [29].