Để đánh giá khả năng hoạt động kinh doanh của công ty ngoài các tiêu chí nhƣ doanh thu, chi phí và lợi nhuận ra; ta còn có thể sử dụng các chỉ số tài chính. Chỉ số tài chính là một công cụ hữu hiệu giúp ta xem xét đƣợc khả năng thanh khoản, khả năng hoạt động trong lĩnh vực tài chính và khả năng sinh lời của công ty. Đó là một thƣớc đo của công ty thông qua sử dụng các chỉ tiêu về nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán.
4.4.1 Các hệ số thanh khoản
Để tìm hiểu về hệ số thanh khoản của công ty ta cùng đến với bảng sau đây:
50
Bảng 4.10: Các hệ số thanh khoản của công ty năm 2011 – 6 tháng đầu năm 2014
Nguồn: Bảng báo cáo tài chính của công ty
Từ bảng số liệu trên ta có đƣợc bảng chênh lệch các hệ số khả năng thanh khoản của công ty từ 2011- 6 tháng đầu năm 2014 nhƣ sau: Chỉ tiêu Đơn vị tính 2011 2012 2013 6 tháng 2013 6 tháng 2014 1.Tài sản ngắn hạn 1000 VNĐ 4.588.819 7.232.250 11.797.067 3.728.686 6.398.303
2.Tiền và các khoản tƣơng đƣơng
tiền 1000 VNĐ 999.414 525.442 3.689.899 412.429 584.432
3.Hàng tồn kho 1000 VNĐ 1.654.428 4.125.421 4.376.106 844.667 716.045
4.Nợ ngắn hạn 1000 VNĐ 2.910.045 6.523.596 9.512.454 3.473.385 4.974.340
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn =
¼ Lần 1,58 1,11 1,24 1,07 1,29
Hệ số thanh toán tiền mặt = 2/4 Lần 0,34 0,08 0,39 0,12 0,12
51
Bảng 4.11: Chênh lệch hệ số thanh khoản của công ty 2011- 6 tháng đầu năm 2014
Chỉ tiêu Đơn vị
tính
2012/2011 2013/2012 6 tháng 2014/ 6 tháng
2013
Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tuyệt đối %
1.Tài sản ngắn hạn 1000
VNĐ 2.643.431 57,61 4.564.817 63,12 2.669.617 71,60
2.Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 1000
VNĐ -473.972 -47,42 3.164.457 602,25 172.003 41,70 3.Hàng tồn kho 1000 đồng 2.470.993 149,36 250.685 6,08 -128.622 -15,23 4.Nợ ngắn hạn 1000 VNĐ 3.613.551 124,18 2.988.858 45,82 1.500.955 43,21 Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn = ¼ Lần -0,47 -29,70 0,13 11,87 0,21 19,82
Hệ số thanh toán tiền mặt = 2/4 Lần -0,26 -76,55 0,31 381,60 0,00 -1,05
Hệ số thanh toán nhanh = (1-3)/4 Lần -0,53 -52,77 0,30 63,81 0,31 37,58
52
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn là thƣớc đo chi trả các khoản nợ ngắn hạn của công ty. Nó cho biết tại một thời điểm thì một đồng nợ đƣợc đảm bảo bởi bao nhiêu đồng tài sản, nghĩa là có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền và thanh toán các khoản nợ đó. Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy năm 2011 hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty là 1,58. Nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn đƣợc đảm bảo bởi 1,58 đồng tài sản ngắn hạn. Con số này là khá tốt, công ty đã chủ động và kiểm soát đƣợc nguồn tài chính của mình trong bối cảnh tài sản ngắn hạn khá thấp. Bƣớc sang năm 2012, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn của công ty là 1,11. Lúc này thì 1 đồng nợ ngắn hạn chỉ còn đƣợc bảo đảm bởi 1,11 đồng tài sản ngắn hạn, giảm 0,47 tƣơng đƣơng với tỉ lệ giảm 29,7% so với năm 2011. Nguyên nhân là vì tốc độ tăng của nợ ngắn hạn nhanh hơn tài sản ngắn hạn. Cụ thể năm 2012 tài sản ngắn ngắn hạn tăng 2.643.431 ngàn đồng, tƣơng đƣơng với tỉ lệ tăng 57,61%, còn nợ ngắn hạn tăng 3.613.551 ngàn đồng, tƣơng đƣơng với tỉ lệ tăng đến 124,18%. Các nguyên nhân kể trên đã dẫn đến sự sụt giảm của hệ số thanh toán nợ ngắn hạn năm 2012. Điều này cho thấy công ty đang có nguy cơ không kiểm soát đƣợc lƣợng nợ ngắn hạn của mình. Tuy nhiên con số 1,11 này vẫn là con số chấp nhận đƣợc đối với một công ty mà vốn nhà nƣớc còn nắm trên 50% nhƣ công ty cổ phần in Sóc Trăng. Bƣớc sang năm 2013, hệ số này tăng lên 1,24; tăng 0,13 lần, tƣơng ứng với tỉ lệ tăng 11,87% so với năm 2012. Sở dĩ hệ số thanh toán nợ ngắn hạn tăng nhƣ vậy là vì tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn ngƣợc lại so với năm 2012. Tốc độ tăng tài sản ngắn hạn là 4.564.817 ngàn đồng tƣơng đƣơng với tỉ lệ tăng 63,12%, còn nợ ngắn hạn là 9.512.454 ngàn đồng tƣơng đƣơng với tỉ lệ tăng 45,82%. Tài sản ngắn hạn tăng nhanh hơn nợ ngắn hạn dẫn đến hệ số nợ ngắn hạn tăng so với năm 2012. Đây là một tín hiệu tích cực cho công ty, khi mà công ty đã quản lý tốt hơn lƣợng nợ ngắn hạn của mình, góp phần giữ cho khả năng thanh khoản đƣợc bảo đảm hơn. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014, nợ ngắn hạn của công ty là 1,29. Con số này tăng 19,82% so với số liệu cùng kì năm 2013. Nguyên nhân chủ yếu là do tài sản ngắn hạn tăng nhanh hơn nợ ngắn hạn. Cụ thể là tài sản ngắn hạn tăng đến 2.669.617 ngàn đồng, tƣơng ứng với tỉ lệ tăng 71,6%; còn nợ ngắn hạn chỉ tăng 1.500.955 ngàn đồng, ứng với tỉ lệ 43,21%. Điều này giúp cho công ty có cái nhìn khả quan hơn về khả năng thanh khoản nợ ngắn hạn trong toàn năm 2014.
Một hệ số khác cũng rất quan trọng đó là hệ số thanh toán tiền mặt. Hệ số thanh toán tiền mặt là thƣớc đo cho biết khả năng chi trả nợ ngắn hạn của công ty thông qua tiền mặt và các khoản tƣơng đƣơng tiền. Chỉ số này cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn đƣợc bảo đảm bởi bao nhiêu đồng tiền mặt và các khoản tƣơng đƣơng tiền. So với các chỉ số thanh khoản khác ngắn hạn khác nhƣ chỉ số thanh toán hiện thời (current ratio), hay chỉ số thanh toán nhanh (quick ratio), chỉ số thanh toán tiền mặt đòi hỏi khắt khe hơn về tính thanh khoản. Có rất ít doanh nghiệp có số tiền mặt và các khoản tƣơng đƣơng tiền đủ để đáp ứng toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn, do đó chỉ số thanh toán tiền mặt rất ít khi lớn hơn hay bằng 1. Nhìn vào bảo số liệu ta thấy hệ số này tăng giảm khá thất thƣờng, không theo chiều hƣớng cụ thể. Vào năm 2011 hệ số này là 0,34. Nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn đƣợc đảm bảo bởi 0,34 đồng tiền mặt và các
53
khoản tƣơng đƣơng tiền. Đây là con số khá tốt của công ty, chứng tỏ công ty khá ổn định và khả năng thanh khoản bằng tiền mặt và các khoản tƣơng đƣơng tiền là khá tốt. Sang năm 2012, hệ số này giảm mạnh từ 0,34 xuống chỉ còn 0,08. Nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn đƣợc đảm bảo bởi 0,08 đồng tiền mặt và các khoản tƣơng đƣơng tiền. Nguyên nhân là do sự đối nghịch trái chiều của tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền và nợ ngắn hạn của công ty. Cụ thể năm 2012 tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền giảm 2.643.431 ngàn đồng chỉ còn 525.442 ngàn đồng, tƣơng đƣơng với tỉ lệ giảm 47,42% so với năm 2011; còn nợ ngắn hạn lại tăng lên 6.523.596 ngàn đồng, tăng 3.613.551 ngàn đồng, ứng với mức tăng 124,18% so với năm 2011. Sự đối nghịch trái chiều tử số giảm và mẫu số tăng khiến cho hệ số thanh toán tiền mặt của công ty giảm mạnh xuống thấp nhƣ vậy. Đây thực sự là một thách thức lớn mà công ty phải đối mặt trong năm 2012. Lƣợng nợ ngắn hạn quá cao, cho thấy công ty đang gặp khó khăn lớn trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Con số 0,08 phản ánh đúng một nền kinh tế khó khăn năm 2012 đồng thời cũng phản ánh khả năng thanh khoản bằng tiền mặt và các khoản tƣơng đƣơng tiền của công ty đang là một nỗi lo lớn đối với ban lãnh đạo của công ty. Sang năm 2013, hệ số thanh toán tiền mặt tăng trở lại và còn cao hơn năm 2011. Cụ thể hệ số này năm 2013 là 0,39. Nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn đƣợc đảm bảo bởi 0,39 đồng tiền mặt và các khoản tƣơng đƣơng tiền. Tăng 0,31 về số liệu tuyệt đối và 381,6% về số liệu tƣơng đối. Nguyên nhân chủ yếu là do chỉ tiêu tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền tăng nhanh đột biến. Chỉ tiêu này tăng đến 602,25% (tăng 3.164.457 ngàn đồng về số liệu tuyệt đối) so với năm 2012. Còn nợ ngắn hạn thì tăng lên 9.512.454 ngàn đồng; tăng 2.988.858 ngàn đồng, tƣơng ứng với 45,82% so với năm 2012. Tuy nhiên lƣợng tăng của nợ ngắn hạn là quá ít so với tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền. Chính vì sự chênh lệch cao đó đã khiến cho hệ số thanh toán tiền mặt tăng lên nhiều nhƣ vậy. Đây là nỗ lực rất lớn của công ty khi đã khắc phục thành công tình trạng khủng hoảng của năm 2012, góp phần giúp cho khả năng thanh khoản của công ty đƣợc cải thiện đáng kể. Bƣớc qua 6 tháng đầu năm 2014, hệ số thanh toán tiền mặt của công ty là 0,12, hoàn toàn không thay đổi so với số liệu cùng kì 2013. Ở giai đoạn này thì tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền tăng đều với nợ ngắn hạn. Do đó hệ số này không thay đổi và theo dự đoán của công ty, chỉ số này vào cuối năm 2014 sẽ giống với năm 2013.
Hệ số thanh toán nhanh cho biết khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn của công ty thông qua việc chuyển đổi tài sản lƣu động thành tiền. Chỉ số này thể hiện 1 đồng nợ ngắn hạn đƣợc đảm bảo bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn sau khi đã loại bỏ hàng tồn kho. Năm 2011, hệ số này là 1,01, nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn đƣợc đảm bảo bởi 1,01 đồng tài sản ngắn hạn sau khi đã loại bỏ hàng tồn kho. Tỉ lệ này gần nhƣ là 1:1. Tỉ lệ này nằm ở mức trung bình tốt, thể hiện đƣợc khả năng thanh khoản khá tốt của công ty. Bƣớc sang năm 2012, hệ số thanh toán nhanh là 0,48, nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn đƣợc đảm bảo bởi 0,48 đồng tài sản ngắn hạn sau khi đã loại bỏ hàng tồn kho. Con số này thấp hơn năm 2012 0,53 lần, tƣơng ứng với tỉ lệ 52,77%. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm này, nhƣ tài sản ngắn hạn và hàng tồn kho tăng. Cụ thể là tài sản ngắn hạn tăng 57,61% và hàng tồn kho tăng 149,36% so với năm
54
2011. Tuy nhiên nguyên nhân lớn nhất ở đây cũng giống nhƣ nguyên nhân của 2 chỉ tiêu đã so sánh ở trên, nợ ngắn hạn tăng quá nhanh so với năm 2011. Lƣợng nợ ngắn hạn 6.523.596 ngàn đồng đã khiến cho mẫu số của hệ số thanh toán nhanh tăng lên. Kết quả là khiến cho hệ số này giảm mạnh so với năm 2012. Công ty có nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro thanh khoản trong năm tài chính khó khăn này. Sang năm 2013, tỉ số này tăng trở lại, đạt mức 0,78, có nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn đƣợc đảm bảo bởi 0,78 đồng tài sản ngắn hạn sau khi đã loại bỏ hàng tồn kho. Hệ số này tăng 0,3 so với năm 2012, ứng với mức tăng 63,81%. Đây là hệ số tạm chấp nhận đƣợc, thể hiện khả năng thanh khoản ở mức trung bình của công ty. Nguyên nhân mức tăng này đƣợc hồi phục phần nào là vì tài sản ngắn hạn tăng lên 11.797.067 ngàn đồng (tăng 4.564.817 ngàn đồng, ứng với 63,12% so với năm 2012) trong khi hàng tồn kho tăng rất ít, chỉ ở mức 6,08%. Điều này đã khiến cho tử số của hệ số thanh toán nhanh tăng lên và tăng nhanh hơn cả mức tăng về nợ ngắn hạn. Hệ quả là làm cho hệ số thanh toán nhanh tăng lên so với năm 2012, giúp công ty lấy lại đƣợc sự tự chủ trong các hoạt động thanh khoản của công ty. Hệ số thanh toán nhanh của công ty vào 6 tháng đầu năm 2014 là 1,14, tăng 0,31 về số liệu tuyệt đối và 37,58% về số liệu tƣơng đối so với 6 tháng đầu năm 2013. Chỉ số này có ý nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn đƣợc đảm bảo bởi 1,14 đồng tài sản ngắn hạn sau khi đã loại bỏ hàng tồn kho. Chỉ số này tăng do tài sản ngắn hạn tăng lên đồng thời hàng tồn kho giảm xuống so với cùng kì năm ngoái, báo hiệu một năm 2014 hoạt động thanh khoản có hiệu quả.
Để thấy rõ hơn sự biến động của các hệ số này, ta nhìn vào biểu đồ dƣới đây:
Nguồn: Bảng báo cáo tài chính của công ty
Hình 4.5: Hệ số thanh khoản của công ty giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014 0 0,2 0,4 0,6 0,8 1 1,2 1,4 1,6 1,8 2011 2012 2013 6 tháng 2014 L ần Năm Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán tiền mặt Hệ số thanh toán nhanh
55