3.3.1 Chức năng
Công ty Cổ phần In Sóc Trăng hoạt động với mục đích in ấn sách, báo, tài liệu tuyên truyền, ấn phẩm quản lý kinh tế, quản lý nhà nƣớc, bao bì phục vụ nhiệm vụ chính trị tại địa phƣơng.
18
3.3.2 Nhiệm vụ
Công ty có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, không ngừng nâng cao hiệu quả mở rộng sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nghề in: sách báo, tạp chí, tài liệu tuyên truyền, giấy tờ quản lý nhà nƣớc và sản xuất bao bì.
Công ty phải lập hợp đồng kinh tế theo giấy phép sản xuất đối với tất cả các ấn phẩm. In đúng theo hợp đồng đã ký và giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.
Khi in Công ty phải tuân thủ các điều khoản đã quy định tại quy chế tổ chức quản lý và hoạt động của ngành in do Bộ văn hóa thông tin ban hành và các qui định khác có liên quan đến thủ tục in ấn phẩm.
Công ty phải thực hiện phân phối lao động, chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên không ngừng nâng cao trình độ văn hóa chuyên môn nghề nghiệp.
3.4 CƠ CẤU TỔ CHỨC
Hình
Nguồn: Phòng tổ chức của công ty
Hình 3.3: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty cổ phần in Sóc Trăng
BAN KIỂM SOÁT GIÁM ĐỐC
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
ĐẠI HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ P. KẾ TOÁN P. TỔ CHỨC P. ĐIỀU ĐỘ TỔ VI TÍNH TỒ CHẾ BẢN (MONTAGE) TỔ MÁY TỔ THÀNH PHẨM
19
Đại hội đồng cổ đông
Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, Đại hội đồng cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị và điều hành công ty, bầu Ban kiểm soát để kiểm soát các hoạt động kinh doanh.
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị (HĐQT) là cơ quan quản trị cao nhất của công ty. Các hoạt động kinh doanh và các công việc của Công ty phải chịu sự quản lý hoặc chỉ đạo thực hiện của Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Giám đốc và các bộ phận quản lý khác. Xác định các mục tiêu hoạt động trên cơ sở các mục tiêu chiến lƣợc Đại hội đồng cổ động thông qua.
Giám đốc
Điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty. Chịu sự giám sát của HĐQT và Chịu trách nhiệm trƣớc HĐQT, pháp luật về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ đƣợc giao.
Phòng tổ chức
Nghiên cứu và tham mƣu cho giám đốc thực hiện chức năng hành chính, các quyết định điều hành quản lý nhằm chỉ đạo điều hành cơ cấu nội bộ một cách có hiệu quả nhất.
Phòng kế toán
Có nhiệm vụ giúp Ban giám đốc quản lý toàn bộ hàng hóa, tài sản, vốn của công ty. Chấp hành các nguyên tắc quản lý và tổng hợp báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán định kỳ, tổ chức hoạt động kinh tế, theo dõi phản ánh chính xác hoạt động của vốn, nguồn vốn; thực hiện chế độ nộp ngân sách nhà nƣớc, thƣờng xuyên kiểm tra, thanh tra tài chính.
Phòng điều độ (quản đốc)
Trách nhiệm thực hiện các kế hoạch sản xuất, tu bổ, sửa chữa máy móc thiết bị, sử dụng hợp lí lao động, quản lí toàn bộ cơ sở vật chất, thực tốt các phong trào thi đua, khen thƣởng phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Tổ chức và điều độ lao động trong phân xƣởng hợp lí.
Máy móc thiết bị và quy trình công nghệ - Máy móc thiết bị
Để sản xuất kinh doanh hiệu quả thì máy móc thiết bị cũng là một phần quan trọng không thể thiếu với bất kỳ doanh nghiệp nào, đặc biệt là ngành in. Chất lƣợng, số lƣợng của máy móc thiết bị phản ánh đúng năng lực hiện có của công ty, trình độ khoa học kỹ thuật, chất lƣợng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm.
Hiện nay trong Công ty có các loại máy móc thiết bị: Máy in Offset 1 màu, 2 màu, 4 màu của Nhật, máy in lụa, máy đục răng cƣa, máy đóng kim, máy khâu chỉ, máy gấp sách, máy bồi, máy bế, máy cáng màng, máy cắt 3
20
mặt, máy scanner, máy mài kẽm, máy phơi bản điện từ, máy vi tính, máy ghi phim, hệ thống chế bản số CTF…
- Quy trình sản xuất
Do đặc thù của ngành in nên việc hoàn thành sản phẩm phải trải qua nhiều công đoạn, để sản phẩm đạt chất lƣợng cần liên kết chặt chẽ các giai đoạn lại với nhau, vì thế đòi hỏi phải có một quy trình công nghệ hiện đại.
Nguồn : Phòng tổ chức của công ty
Hình 3.4: Quy trình sản xuất
3.5 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN
- Đẩy mạnh khai thác nguồn hàng đạt 1,5 tỷ trang in (khổ 13×9), tạo thế ổn định trong các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển cơ sở vật chất đồng bộ theo hƣớng hiện đại, tăng thu nhập cho ngƣời lao động và đảm bảo lợi ích cao nhất cho cổ đông.
- Mời gọi nhà đầu tƣ để tạo thế mạnh về vốn và về nguồn hàng đảm bảo cho công ty hoạt động liên tục, đạt năng suất cao.
- Khai thác tối đa mặt bằng hiện có phục vụ cho sản xuất, đầu tƣ bổ sung thêm máy móc thiết bị cần thiết, nhất là máy in trình độ công nghệ tiên tiến.
- Sản phẩm làm ra đạt yêu cầu kỹ thuật, chất lƣợng, số lƣợng và kịp thời gian để đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng, đồng thời điều tiết giá cả sản phẩm cho phù hợp. Hợp đồng in Sắp xếp vi tính, thiết kế, chụp phim Chế bản, montage, bình bản Gia công in Xếp trang đóng gói Nhập kho
21
- Từng bƣớc kiện toàn bộ máy tổ chức tinh gọn. Tích cực đào tạo, bồi dƣỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ công nhân viên chức đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển hiện nay và trong tƣơng lai. Đặc biệt là năng lực vận dụng kiến thức mới, công nghệ tiên tiến vào hoạt động thực tiễn.
- Từng bƣớc đa dạng hóa sản phẩm tổ chức sản xuất kinh doanh thêm mặt hàng mới.
3.6 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2011- 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2011- 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014
Dù gặp khó khăn trong việc hoạt động kinh doanh của mình, tuy nhiên với sự lớn mạnh theo thời gian, sự lãnh đạo đúng đắn của ban lãnh đạo công ty, sự vƣơn lên khẳng định mình của công ty thì hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua 2011-2013 đã có bƣớc phát triển rất tốt. Dƣới đây là kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ 2011-2013:
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ 2011-6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: 1000 đồng Chi tiêu Năm 2011 2012 2013 6 tháng 2013 6 tháng 2014 Doanh thu 13.778.428 15.468.077 19.319.555 10.297.192 15.153.093 Chi phí 13.372.884 15.007.617 18.749.019 10.406.747 15.091.056 Thuế TNDN 70.970 64.462 83.912 - 8.190 Lợi nhuận sau thuế 334.574 395.998 486.623 -109.555 53.126
Nguồn: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Từ số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ta có thể chỉ ra đƣợc sự tăng trƣởng về các chỉ tiêu trên thông qua bảng chênh lệch kết quả hoạt động kinh doanh của công ty dƣới đây:
Bảng 3.2: Chênh lệch kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 2011- 6 tháng đầu năm 2014 Chi tiêu 2012/2011 2013/2012 6T.2014/6T.2013 Giá trị (1000đ) % Giá trị (1000đ) % Giá trị (1000đ) % Doanh thu 1.689.649 12,26 3.851.478 24,90 4.855.901 47,16 Chi phí 1.634.733 12,22 3.741.402 24,93 4.684.309 45,01 Thuế TNDN -6.508 -9,17 19.450 30,17 8.190 -
Lợi nhuận sau
thuế 61.424 18,36 90.625 22,89 162.681 -
22
Qua số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty tƣ 2011-2013 ta thấy công ty đã có những bƣớc phát triển tốt. Doanh thu đều tăng qua các năm, tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trƣớc cho thấy công ty đã đạt đƣợc hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên 6 tháng đầu năm 2013 công ty đã hoạt động thua lỗ. Nguyên nhân là do lúc này các công ty chƣa có dự định in các biểu mẫu, hóa đơn chứng từ. Đồng thời lúc này công ty có vài sự thay đổi về khâu nhân sự, đặc biệt là trong bộ phận quản lý doanh nghiệp, gây ra sự khó khăn ban đầu trong việc tiếp quản; giá thành in ấn của các công ty khác đồng loạt giảm nên công ty phải buộc giảm giá thành đơn vị. Những vấn đề này đã đƣợc khắc phục vào 6 tháng đầu năm 2014, một nỗ lực đáng khen ngợi của công ty. Doanh thu tăng khá đều theo từng năm, cụ thể là từ năm 2011 sang 2012, doanh thu tăng 1.689.649 ngàn đồng, từ 13.778.428 ngàn đồng lên 15.468.077 ngàn đồng, tăng 12,26% so với năm 2011. Trong khi đó, chi phí chỉ tăng 12,22%, từ 13.372.884 ngàn đồng lên 15.007.617 ngàn đồng. Điều này chứng tỏ công ty đã có những điều chỉnh rất hợp lý trong việc phát triển công ty. Doanh thu tăng nhanh hơn chi phí khiến cho lợi nhuận của công ty cũng tăng lên đáng kể. Lợi nhuận năm 2011 là 334.574 ngàn đồng trong khi năm 2012 là 395.998 ngàn đồng, tăng 18,36% so với cùng kì năm ngoái. Để đạt đƣợc những thành quả trên, công ty đã phải không ngừng nổ lực, tìm hiểu các cách làm việc tiết kiệm chi phí và khắc khe hơn trong công tác kiểm tra và đánh giá giờ làm của nhân viên.
Sang năm 2013 doanh thu đã tăng vọt lên đến 24,9% từ 15.468.077 ngàn đồng năm 2012 tăng lên 19.319.555 ngàn đồng năm 2013. Doanh thu tăng nhanh nhƣ vậy một phần là do số lƣợng đơn đặt hàng tăng lên, cộng với việc lạm phát tăng cao đã đẩy mức tăng trƣởng về doanh thu lên nhanh nhƣ vậy. Tuy nhiên yếu tố chi phí cũng tăng rất nhanh và thậm chí tăng nhanh hơn cả doanh thu. Năm 2012 chi phí chỉ là 15.007.617 ngàn đồng nhƣng khi bƣớc sang năm 2013, chi phí đã tăng lên tới 18.749.020 ngàn đồng, tăng 24,93%. Lý do vì công ty đã thay mới hệ thống máy tính quản lý doanh nghiệp, khiến cho chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên; đồng thời giá vật tƣ ngành in tuy có giảm nhƣng tổng sản lƣợng của công ty tăng lên quá cao khiến cho giá vốn hàng bán của công ty tăng nhanh. Tuy nhiên do tăng về trị số tƣơng đối cho nên khi xét về tuyệt đối, lợi nhuận của công ty cũng đã tăng lên đáng kể tăng 90.625 ngàn đồng, một con số không hề nhỏ đối với công ty cổ phần vừa đƣợc cổ phần hóa gần đây. Lợi nhuận đã tăng từ 395.998 ngàn năm 2012 lên 486.623 ngàn đồng năm 2013, tăng đến 22,89% so với cùng kì năm ngoái.
23
Nguồn: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Hình 3.5: Biểu đồ kết quả kinh doanh của công ty 2011- 6 tháng đầu năm 2014
3.7 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY 3.7.1 Thuận lợi 3.7.1 Thuận lợi
Công ty tọa lạc tại trung tâm Thành phố, lại gần các công ty, doanh nghiệp, các phòng ban của tỉnh, nên thƣờng nhận đƣợc đơn đặt hàng các sản phẩm in ấn của các công ty trên.
Tiền thân của công ty in Sóc Trăng là xí nghiệp in Sóc Trăng, đƣợc thành lập năm 1992. Nên công ty có thể tận dụng các mối quan hệ đƣợc xây dựng lâu đời, từ đó có thể duy trì, phát triển, mở rộng các mối quan hệ đó, giúp công ty phát triển và tăng trƣởng bền vững.
Công ty sở hữu nguồn vốn mạnh, đội ngũ nhân viên dồi dào, có kinh nghiệm và khả năng xử lý tình huống tốt. Các loại máy móc, thiết bị kĩ thuật hiện đại, tiêu tốn ít nhiên liệu.
3.7.2 Khó khăn
Công ty vẫn còn gánh một lƣợng chi phí lãi vay khá lớn, nếu muốn phát triển bền vững, công ty cần giải quyết số lãi vay này, nâng cao lợi nhuận cho công ty.
Thị trƣờng in ấn ngày càng cạnh tranh khốc liệt; các công ty, doanh nghiệp in ngày càng xuất hiện nhiều, đặc biệt là các công ty tƣ nhân với sự hỗ trợ vốn mạnh. Muốn cạnh tranh, công ty phải đổi mới về cơ chế quản lí và có các phƣơng hƣớng hoạch định chiến lƣợc sáng tạo và đột phá
0 2.000.000 4.000.000 6.000.000 8.000.000 10.000.000 12.000.000 14.000.000 16.000.000 18.000.000 20.000.000 2011 2012 2013 6 tháng đầu năm 2014 N gà n đồng Năm Doanh thu Chi phí Lợi nhuận
24
Phần lớn lao động tuy có kinh nghiệm nhƣng trình độ chƣa cao, đôi khi gặp khó khăn trong công tác sửa chữa các lỗi đơn giản đối với các loại máy móc, trang thiết bị hiện đại.
25
CHƢƠNG 4
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN IN SÓC TRĂNG
4.1 PHÂN TÍCH DOANH THU
4.1.1 Phân tích doanh thu theo thành phần
Doanh thu của công ty cổ phần in Sóc Trăng bao gồm: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (DTBHCCDV), doanh thu từ hoạt động tài chính (DTHDTC), các khoản thu nhập khác. Để thấy rõ hơn sự biến động của doanh thu qua các năm ta nhìn vào đồ thị bên dƣới:
Nguồn: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Hình 4.1: Biểu đồ doanh thu theo thành phần của công ty 2011- 6 tháng đầu năm 2014
Dựa vào đồ thị ta thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất (hầu hết tổng doanh thu của công ty). Tăng 11.91% từ năm 2011 đến 2012 và tăng 25,86% từ năm 2012 đến năm 2013. Doanh thu năm 2013 cũng là doanh thu kỉ lục của công ty trong 3 năm năm phân tích, đạt 19.275.755 ngàn đồng, đây cũng là năm mà doanh thu đạt đƣợc cột mốc 1,5 tỉ trang in. Theo phân tích của phòng kế toán, doanh thu năm 2014 sẽ tăng cao hơn 2013, riêng 6 tháng đầu năm 2014 đã là 15.112.434 ngàn đồng, chiếm 78,4% doanh thu thuần năm 2013.
0 2.000.000 4.000.000 6.000.000 8.000.000 10.000.000 12.000.000 14.000.000 16.000.000 18.000.000 20.000.000 2011 2012 2013 6 tháng 2014 Ng àn đồng Năm Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu hoạt động tài chính
26
Doanh thu tài chính và thu nhập khác chiếm cơ cấu rất ít trong tổng doanh thu của công ty và biến động thất thƣờng. Đây cũng là nhƣợc điểm lớn của công ty vì không thể tận dụng đƣợc nguồn thu từ lãi ngân hàng và các hoạt động khác. Để hiểu rõ hơn về tình hình doanh thu của công ty và sự biến động của nó, ta có số liệu trong bảng bên dƣới.
Bảng 4.1: Doanh thu theo thành phần của công ty từ 2011- 6 tháng đầu năm 2014 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6 tháng đầu năm 2014 Giá trị (1000đ ) % Giá trị (1000đ) % Giá trị (1000đ) % Giá trị (1000đ) % Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 13.685.081 99,32 15.314.728 99,01 19.275.755 99,77 15.112.434 99,73 Doanh thu hoạt động tài chính 7.830 0,06 6.382 0,04 4.103 0,02 27.872 0,18 Thu nhập khác 85.517 0,62 146.967 0,95 39.697 0,21 12.787 0,08 Tổng 13.778.428 100 15.468.077 100 19.319.555 100 15.153.093 100
27
Từ đó ta có thể lập bảng chênh lệch doanh thu theo thành phần của công ty nhƣ sau:
Bảng 4.2: Chênh lệch doanh thu theo thành phần của công ty 2011- 6 tháng đầu năm 2014 Chỉ tiêu doanh thu Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 6 tháng 2014/6 tháng 2013 Giá trị (1000 đ) % Giá trị (1000 đ) % Giá trị (1000 đ) % Doanh thu bán hàng & cung cấp dịch vụ 1.629.647 11,91 3.961.027 25,86 4.830.185 46,98
Doanh thu hoạt
động tài chính -1.448 -18,49 -2.279 -35,71 25.539 1.094,68
Thu nhập khác 61.450 71,86 -107.270 -72,99 177 1,40
Tổng 1.689.649 12,26 3.851.478 24,90 4.855.901 47,16
Nguồn: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng doanh thu của công ty (đạt trên 99% mỗi năm) và tăng giảm bất thƣờng không theo chiều hƣớng cụ thể. Cụ thể là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2011 đạt 13.685.081 ngàn đồng, chiếm 99,32% tổng giá trị doanh thu. Đây là năm mà công ty đã hoạt động rất tốt và vƣợt đƣợc chỉ tiêu đề ra, năm 2011 cũng là năm mà công ty đạt đƣợc doanh thu cao về các