Những khó khăn trong việc áp dụng các quy chế về quyền miễn trừ của quốc

Một phần của tài liệu quyền miễn trừ của quốc gia trong tư pháp quốc tế (Trang 59 - 61)

5. Bố cục

2.5.1.Những khó khăn trong việc áp dụng các quy chế về quyền miễn trừ của quốc

pháp quốc tế

Bên cạnh những lợi ích mà quyền miễn trừ mang lại cho các quốc gia, thì quyền miễn trừ dành cho quốc gia cũng đã gây ra nhiều vấn đề khó khăn cho các chủ thể khác và cho chính bản thân của quốc gia, khi các chủ thể này tham gia vào các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài với quốc gia. Thông thường, cá nhân hay pháp nhân tham gia vào các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đều vì những lợi ích nhất định nào đó. Và cũng không ngoại lệ, họ cũng đặt ra những mục đích nhất định khi họ tham gia vào các quan hệ có sự tham gia của một bên là quốc gia. Thế nhưng, theo nội dung của quyền miễn trừ dành cho quốc gia thì các cá nhân, pháp nhân này lại không có quyền kiện quốc gia vì bất cứ lý do gì và ở bất cứ Tòa án nào. Như vậy, khi tham gia vào các quan hệ này thì lợi ích của họ sẽ không được đảm bảo nữa, vì như đã trình bày thì họ không có quyền khởi kiện để bảo vệ lợi ích của mình, kể cả trường hợp có những bằng chứng rõ ràng về sự vi phạm của quốc gia. Như vậy, khi tham gia vào các quan hệ mà có sự tham gia của một bên là quốc gia thì khi phát sinh tranh chấp thì những thiệt hại thường thuộc về cá nhân, pháp nhân. Khi lợi ích không được đảm bảo thì sẽ hình thành một tâm lý chung là lo ngại và không muốn hợp tác với quốc gia.

Quyền miễn trừ là tấm lá chắn bảo vệ quốc gia một cách hữu hiệu. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà nó mang lại thì quyền miễn trừ còn mang lại cho chính bản thân quốc gia những khó khăn nhất định. Nếu trong mọi trường hợp quốc gia đều viện dẫn quyền miễn trừ để trốn tránh những trách nhiệm mà đáng lẽ ra quốc gia phải gánh chịu thì các chủ thể khác sẽ dần dần loại bỏ quốc gia khỏi những quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Như vậy, quốc gia sẽ dần dần mất đi tư cách chủ thể của mình trong Tư pháp quốc tế.

2.5 Những khó khăn và giải pháp trong việc áp dụng các quy chế về quyền miễn trừ của quốc gia trong tƣ pháp quốc tế trừ của quốc gia trong tƣ pháp quốc tế

2.5.1 Những khó khăn trong việc áp dụng các quy chế về quyền miễn trừ của quốc gia quốc gia

Vấn đề thứ nhất, hiện nay, các quy định về quyền miễn trừ đã được Ủy ban pháp luật quốc tế của Liên Hợp Quốc pháp điển hóa bằng một Công ước toàn thế giới về Quyền miễn trừ về tài phán và miễn trừ tài sản của quốc gia năm 2004. Có thể xem đây là một văn bản có hệ thống đầu tiên về quyền miễn trừ dành cho quốc gia và tài sản của quốc gia. Trước đây, các quy định về vấn đề này được quy định rải rác trong các văn bản pháp lý quốc tế. Tuy nhiên, Công ước về quyền miễn trừ tài phán của quốc gia và tài sản

ra đời cũng chỉ dừng lại ở việc tập hợp các quy định về quyền miễn trừ ở các văn bản khác. Vì vậy, văn bản này vẫn chưa thật cụ thể và đầy đủ. Do đây là một văn bản dược pháp điển hóa từ những nguyên tắc của luật quốc tế nên các quy định trong Công ước phần lớn mang tính nguyên tắc và định hướng. Do đó, việc áp dụng các quy định của Công ước này vẫn tùy thuộc vào cách hiểu của từng quốc gia. Ngoài vấn đề không có các quy định chi tiết thì Công ước về Quyền miễn trừ của quốc gia và tài sản của quốc gia vẫn không có các quy định cụ thể về chế tài nếu như có sự vi phạm các quy định trong Công ước.

Vấn đề thứ hai, nội dung thứ ba trong quyền miễn trừ về tư pháp của quốc gia quy định về quyền miễn trừ các biện pháp cưỡng chế đảm bảo thi hành quyết định của cơ quan tài phán. Nội dung này đã gây ra sự hiểu lầm với việc miễn trừ thi hành án gây nhiều khó khăn trong việc áp dụng trên thực tế.

Vấn đề thứ ba, hiện nay trên thế giới tồn tại hai học thuyết về phạm vi của quyền miễn trừ bao gồm học thuyết quyền miễn trừ tương đối và học thuyết quyền miễn trừ tuyệt đối. Tương ứng với hai học thuyết này là hai phạm vi miễn trừ khác nhau dành cho quốc gia. Công ước năm 2004 của Liên Hợp Quốc không quy định về vấn đề này nên giữa các quốc gia có sự mâu thuẫn về phạm vi hưởng quyền miễn trừ của quốc gia.

Vấn đề thứ tư, trong các quy định về quyền miễn trừ dành cho quốc gia không quy đinh cụ thể về vấn đề từ bỏ quyền miễn trừ của quốc gia. Do đó, trong trường hợp nào thì quốc gia từ bỏ quyền miễn trừ hay quốc gia từ bỏ quyền miễn trừ của mình dưới những hình thức nào là tùy thuộc vào mỗi quốc gia. Tất cả những vấn đề trên đều thiếu những quy định cụ thể do đó việc áp dụng giữa các quốc gia có sự khác biệt rất lớn. Điển hình cho vấn đề này là trường hợp đối với nhóm tài sản thứ tư của quốc gia bao gồm các tài sản của quốc gia giao cho các doanh nghiệp nhà nước để phục vụ cho các mục đích kinh doanh. Trong khi, một số quốc gia đã từ bỏ hẳn quyền này thì một số quốc gia vẫn giữ quyền miễn trừ đối với nhóm tài sản này. Nếu phát sinh tranh chấp thì sẽ giải quyết như thế nào khi cả hai quốc gia đều có quan điểm riêng về vấn đề này.

Những quy định của Việt Nam về quyền miễn trừ của quốc gia

Trong thực tế, Nhà nước Việt Nam đã tham gia vào nhiều quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, điển hình là việc ký kết hợp đồng mua bán giữa Chính Phủ Việt Nam và một pháp nhân của hoa kỳ. Đó là hợp đồng Mua Bản Quyền Phần Mềm Microsoft Office

của Hoa Kỳ. Đây là thỏa thuận hợp tác giữa Nhà nước – Doanh nghiệp. Thỏa thuận này bao gồm bốn lĩnh vực trọng tâm: đó là sử dụng các công cụ hiệu quả được ứng dụng trên toàn thế giới, xây dựng hạ tầng Chính phủ điện tử và kỹ năng kỹ thuật, thu hẹp khoảng cách số và mở rộng khai thác các doanh nghiệp phần mềm địa phương.

Hợp đồng này là một phần quan trọng trong Thỏa thuận hợp tác Nhà nước – Doanh nghiệp, nhằm mục đích đẩy mạnh sự phát triển của một ngành kinh tế Công nghệ thông tin - Truyền thông năng động tại Việt Nam .

Ngoài hợp đồng trên, Nhà nước Việt nam còn tham gia vào nhiều mối quan hệ khác với tư cách là môt chủ thể của tư pháp quốc tế. Thế nhưng hiện nay, các quy định của pháp luật Việt Nam điều chỉnh về các quan hệ có yếu tố nước ngoài còn hạn chế. Tư pháp quốc tế Việt Nam vẫn còn rất non trẻ và chưa phát triển cả về lý luận lẫn pháp luật thực định. Vì vậy, hiện nay pháp luật thực định của Việt Nam cũng chưa có quy định chính thức nào về nội dung của quyền miễn trừ quốc gia. Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam ngày 07/9/1993 có một số quy định về quyền miễn trừ tư pháp. Theo khoản 1 Điều 12 Pháp lệnh:“viên chức ngoại giao được hưởng quyền miễn trừ xét xử về hình sự tại Việt Nam. Họ cũng được hưởng quyền miễn trừ xét xử về dân sự và xử phạt hành chính”. Và khoản 3 Điều 12 Pháp lệnh quy định: “viên chức ngoại giao được hưởng quyền miễn trừ đối với các biện pháp thi hành án”. Vậy, quyền miễn trừ về tài sản thuộc sở hữu quốc gia chưa thấy đề cập. Hơn nữa, đây chỉ là những quy định về quyền miễn trừ dành cho viên chức ngoại giao và thành viên gia đình của họ (khoản 1 Điều 17 Pháp lệnh). Không có quy phạm nào của Pháp lệnh cho thấy Nhà nước nước ngoài có quyền miễn trừ tư pháp và quyền miễn trừ tài sản ở Việt Nam. Tương tự, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự (đã hết hiệu lực thi hành) quy định: “vụ án dân sự có liên quan đến Nhà nước nước ngoài hoặc người được hưởng quy chế ngoại giao được giải quyết bằng con đường ngoại giao, trừ trường hợp Nhà nước nước ngoài hoặc người được hưởng quy chế ngoại giao đồng ý tham gia tố tụng tại Tòa án Việt Nam (Điều 84)”. Đây là văn bản pháp luật duy nhất có quy định về quyền miễn trừ của nhà nước nước ngoài trong tố tụng dân sự quốc tế nhưng cũng không đề cập đến nội dung của quyền miễn trừ. Tuy nhiên, từ ngày 01/01/2005 Bộ luật Tố tụng dân sự có hiệu lực pháp luật và không có quy phạm nào thừa nhận quyền miễn trừ tư pháp của Nhà nước nước ngoài ở Việt Nam. Khoản 4 Điều 2 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 quy định: “Cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài được hưởng các quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao hoặc các quyền ưu đãi, miễn trừ lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia thì vụ việc dân sự có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức đó được giải quyết bằng con đường ngoại giao”.

Một phần của tài liệu quyền miễn trừ của quốc gia trong tư pháp quốc tế (Trang 59 - 61)