5. Bố cục
2.3.2. Những hình thức của việc từ bỏ quyền miễn trừ của quốc gia
Như đã trình bày ở phần trên thì quyền từ bỏ quyền miễn trừ của quốc gia được suy luận từ quyền miễn trừ của quốc gia, không có bất cứ một quy định nào về vấn đề này nên những vấn đề liên quan đến quyền từ bỏ quyền miễn trừ của quốc gia chủ yếu là dựa vào pháp luật của các quốc gia. Quốc gia có quyền từ bỏ quyền miễn trừ của mình nhưng việc thể hiện ý chí từ bỏ của mình dưới hình thức nào? Và quốc gia thực hiện việc này ở thời điểm nào trước, trong hay sau khi thiết lập các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài với các chủ thể khác. Do không có quy định cụ thể nên các quốc gia có thể tùy nghi trong việc lựa chọn các hình thức thể hiện ý chí từ bỏ quyền miễn trừ của mình. Tuy rằng, các quốc gia có quyền lựa chọn hình thức nhưng được phải thể hiện bằng văn bản và phải đảm bảo được tính rõ ràng về ý chí của quốc gia. Việc thể hiện bằng văn bản là cơ sở để các cơ quan tài phán dựa vào đó để tiến hành các hoạt động tố tụng của mình.
Trong thực tiễn Tư pháp quốc tế thì các quốc gia thường thể hiện ý chí của mình về việc từ bỏ quyền miễn trừ bằng các hình thức sau:
+ Quy định cụ thể và rõ ràng trong các văn bản pháp lý của quốc gia, ví dụ điển hình trong pháp luật của Việt Nam, cụ thể như quy định của điều 9 của Nghị định 60/CP ngày 6/6/1997 hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật dân sự về các quan hệ dân có yếu tố nước ngoài (văn bản này hiện nay đã hết hiệu lực thi hành);
+ Thể hiện thông qua điều ước quốc tế, ví dụ như Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Hà Lan;
+ Thể hiện trong nội dung hợp đồng khi tham gia ký kết hợp đồng với các cá nhân, tổ chức nước ngoài sẽ có điều khoản cụ thể để quy định việc từ bỏ quyền miễn trừ của quốc gia trong những trường hợp cụ thể;
+ Từ bỏ thông qua con đường ngoại giao.
Thời điểm để quốc gia từ quyền miễn trừ tùy thuộc vào ý chí của quốc gia. Quốc gia có thể tyên bố từ bỏ quyền miễn trừ của mình ở bất cứ thời điểm nào trong quá trình tham gia vào các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài với các chủ thể khác. Tức là, quốc gia có thể từ bỏ quyền miễn trừ của mình trước, trong hoặc sau khi đã tham gia vào các quan hệ này.