5. Bố cục
2.2.1. Những tài sản của quốc gia được hưởng quyền miễn trừ trong quan hệ tư
pháp quốc tế
Hiện nay, quốc gia tham gia vào các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài ngày càng nhiều, vì được xem là một chủ thể đặc biệt nên quốc gia được hưởng quyền mễn trừ về tư pháp trong các quan hệ này. Tuy nhiên, quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia chủ yếu là bảo vệ chính bản thân quốc gia đó khỏi những sự xâm phạm có thể xảy ra. Tuy nhiên, khi tham gia vào các quan hệ trên không chỉ có bản thân
19Xem thông tin tại website:http://vn.360plus.yahoo.com/bienchieulaplanh/article?mid=116, [truy cập
ngày 15-8-2012].
20 Xem thông tin tại website: http://www.wattpad.com/116010-chuong-3-chu-the-luat-quoc-te#!p=2, [ Truy cập
của quốc gia mà ít nhiều còn liên quan đến tài sản của quốc gia. Theo bản chất của các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng thì các quan hệ này bao gồm cả các quan hệ dân sự, lao động, thương mại... nên khi tham gia vào các quan hệ này luôn có sự tham gia của tài sản. Một vấn đề được đặt ra, là khi quốc gia tham gia vào trong các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài thì chính bản thân quốc gia sẽ được hưởng quyền miễn trừ về tư pháp vậy thì các tài sản của quốc gia được dùng để tham gia vào các quan hệ này có được hưởng quyền miễn trừ như quốc gia hay không?
Theo lý luận, trong giao lưu dân sự quốc tế bản thân quốc gia được hưởng quyền miễn trừ tư pháp nên tài sản của quốc gia cũng đương nhiên được hưởng quyền miễn trừ. Tức là, tài sản của quốc gia được hưởng quyền bất khả xâm phạm mọi nơi, mọi lúc. Không một ai có quyền thực hiện bất cứ hành động nào lên tài sản của quốc gia khi chưa được sự đồng ý của quốc gia sở hữu tài sản đó. Quyền miễn trừ đối với tài sản của quốc gia được đa số các quốc gia tôn trọng và thực hiện trên cơ sở tôn trọng chủ quyền và bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia. Chủ quyền của quốc gia luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu trên thế giới. Chủ quyền của quốc gia được xem là bất khả xâm phạm. Tài sản của quốc gia lại thuộc sở hữu hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia nên tài sản cũng được hưởng quyền bất khả xâm phạm và chỉ có quốc gia mới có các quyền chiếm hữu, sử dụng hay định đoạt tài sản đó. Không một chủ thể nào có bất cứ quyền gì nếu như không chưa có được sự đồng ý của quốc gia. Nếu như một chủ thể nào đó xâm phạm đến tài sản của quốc gia khi chưa có sự đồng ý của quốc gia đó thì chủ thể đó đã vi phạm một cách gián tiếp đến chủ quyền của quốc gia.
Vấn đề về quyền miễn trừ đối với tài sản của quốc gia, là một trong những nội dung quan trọng của của quyền miễn trừ của quốc gia khi quốc gia tham gia vào các quan hệ dân sự quốc tế. Nội dung của quyền này là những tài sản được xác định là thuộc quyền sở hữu của quốc gia thì không thể trở thành đối tượng của các biện pháp tư pháp khi những tài sản này được quốc gia đưa vào tham gia các quan hệ dân sự quốc tế. Quyền miễn trừ đối với tài sản của quốc gia trong quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, có quan hệ chặt chẽ với vấn đề quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia. Trên thực tế, hai trong số ba nội dung của quyền miễn trừ tư pháp của các quốc gia có liên quan trực tiếp đến tài sản của quốc gia. Hai nội dung có liên quan đến là quyền miễn trừ đối với các biện pháp đảm bảo sơ bộ cho vụ án và quyền miễn trừ các biện pháp cưỡng chế đảm bảo thi hành án. Lý do để nói hai nội dung này có liên quan đến quyền miễn trừ đối với tài sản là vì thông thường để thực hiện các biện pháp đảm bảo sơ bộ với đơn kiện, cũng như
đảm bảo thi hành các phán quyết của mình thì các cơ quan tài phán sẽ phải thực hiện trên những tài sản nhất định của bên bị đơn trong vụ tranh chấp dân sự đó21
.
Quyền miễn trừ về tài sản là một nội dung không thể tách rời của quyền miễn trừ của quốc gia và ngày càng thể hiện vai trò quan trọng của mình trong việc bảo vệ hữu hiệu lợi ích của quốc gia khi tham gia vào các quan hệ dân sự quốc tế. Quyền miễn trừ về tài sản của quốc gia khi tham gia vào các quan hệ dân sự quốc tế có cơ sở pháp lý vững chắc trong các điều ước quốc tế có liên quan của tư pháp quốc tế cũng như văn bản pháp luật thực định của nhiều quốc gia. Tại điều 21 Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền miễn trừ tài phán và miễn trừ tài sản của quốc gia, đã liệt kê những loại tài sản mà quốc gia được hưởng quyền miễn trừ. Ngoài ra, quyền miễn trừ tài sản của quốc gia cũng được pháp luật của rất nhiều nước quy định. Luật miễn trừ nhà nước của Hoa Kỳ tại Điều 1609 cũng khẳng định quyền miễn trừ đối với tài sản của quốc gia nước ngoài. Pháp luật của Cộng hòa Liên bang Nga, của Vương quốc Anh cũng khẳng định quyền này. Tuy nhiên, để có thể hiểu một cách đầy đủ hơn về quyền miễn trừ đối với tài sản của quốc gia thì cần phải xác định rõ thế nào là tài sản của quốc gia và có phải tất cả các tài sản của quốc gia đều được hưởng quyền miễn trừ hay không?
Vấn đề thứ nhất, thế nào là tài sản của quốc gia? Theo hầu hết các quốc gia đều định nghĩa về tài sản tương tự nhau, định nghĩa tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện hành như sau: “Tài sản bao gồm vật, tiền, các giấy tờ có giá và quyền tài sản”. Vì vậy, có thể hiểu tài sản của quốc gia bao gồm vật, tiền, các giấy tờ có giá và quyền tài sản thuộc quyền sở hữu của quốc gia. Có ý kiến cho rằng tài sản của quốc gia là tất cả những tài sản nằm trong lãnh thổ quốc gia đó, ý kiến này là không chính xác vì khi xác định một tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể nào thì không dựa vào nơi tồn tài của tài sản mà còn phải dựa vào nhiều yếu tố khác. Để thấy được quan điểm trên là chưa chính xác, có thể đưa ra một trường hợp điển hình, đó chính là tài sản của cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài thuộc quyền sở hữu của quốc gia cử đại diện, chứ không thuộc quyền sở hữu của quốc gia sở tại, mặc dù tài sản đó nằm trong quốc gia sở tại. Có thể rút ra kết luận rằng, tài sản của quốc gia có thể nằm trên lãnh thổ quốc gia hoặc nằm ngoài lãnh thổ quốc gia, mặc dù tài sản đó tồn tại ở đâu thì khi thuộc quyền sở hữu của quốc gia thì quốc gia đó có quyền chiếm hữu, sử dụng hay định đoạt tài tài sản đó. Từ những phân tích trên, có thể thấy được rằng tài sản của quốc gia là một khái niệm có nội hàm rất rộng và các tài sản có những đặc điểm riêng, nên để thuận tiện cho quá trình áp dụng quyền miễn trừ này, tài sản của quốc gia được chia thành bốn nhóm như sau:
21 TS. Đoàn Năng: Mộtsố vấn đề lý luận cơ bản về tư pháp quốc tế, Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2001, tr.192.
Nhóm thứ nhất, gồm các tài sản của quốc gia trên lãnh thổ của chính quốc gia và do chính các cơ quan của quốc gia trực tiếp quản lý;
Nhóm thứ hai, bao gồm các tài sản của quốc gia ở nước ngoài do các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của quốc gia ở nước ngoài trực tiếp quản lý;
Nhóm thứ ba, gồm các tài sản mà quốc gia mới hình thành tiếp quản của chính quyền cũ do kế thừa và các tài sản của của các tổ chức, cá nhân bị quốc hữu hóa, nhưng tồn tại ở nước ngoài vào thời điểm quốc hữu hóa;
Nhóm thứ tư, gồm các tài sản của quốc gia giao cho doanh nghiệp nhà nước của mình quản lý, sử dụng phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật22
.
Các nội dung của quyền miễn trừ của quốc gia tồn tại trong mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau và đều được xây dựng trên nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia. Cần phải xác định rằng, đây là các quyền của quốc gia nên quốc gia có quyền thụ hưởng hay từ bỏ các quyền này. Quyền miễn trừ đối với tài sản của quốc gia cũng vậy việc có thụ hưởng quyền này hay không tùy thuộc vào ý chí của quốc gia. Tuy nhiên, giữa các quyền này vẫn có sự độc lập tương đối và quốc gia có quyền từ bỏ một nội dung, hai nội dung hay tất cả các nội dung trong quyền miễn trừ. Việc quốc gia từ bỏ một nội dung không làm ảnh hưởng đến các nội dung còn lại trong quyền miễn trừ. Việc từ bỏ quyền miễn trừ của quốc gia cần phải được thể hiện rõ ràng trong pháp luật quốc gia, trong điều ước quốc tế mà quốc gia là thành viên hoặc trong các văn bản cụ thể mà quốc gia ký kết.
2.2.2 Quy chế pháp lý của các tài sản quốc gia ở trên chính lãnh thổ quốc gia đó và do các cơ quan của quốc gia đó trực tiếp quản lý
Nhóm tài sản thứ nhất, là những tài sản của quốc gia đang tồn tại trên lãnh thổ chính quốc gia và do các cơ quan của quốc gia trực tiếp quản lý. Đối với những tài sản thuộc nhóm tài sản này có cùng chung hai đặc điểm. Đặc điểm thứ nhất, các tài sản thuộc nhóm này đều nằm trên lãnh thổ của quốc gia, tức là đang hiện hữu trên chính lãnh thổ của quốc gia và có sự gắn bó chặt chẽ với lãnh thổ của quốc gia. Có thể nói, lãnh thổ quốc gia tồn tại đến đâu thì tài sản được xác định đến đó. Đặc điểm thứ hai, chính là chủ thể quản lý tài sản đó. Nhóm tài sản này được quản lý bởi các cơ quan của quốc gia đó. Khi một tài sản thỏa hai đặc điểm trên thì tài sản đó được hưởng quy chế pháp lý về quyền miễn trừ thuộc nhóm thứ nhất. Khi những tài sản này được quốc gia đưa vào tham gia các quan hệ tư pháp quốc tế. Tuy nhiên, hai đặc điểm này cũng chỉ mang tính xác
22 TS. Đoàn Năng: Một số vấn đề lý luận cơ bản về tư pháp quốc tế, Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội,
định nhóm tài sản một cách tương đối vì vẫn còn tồn tại song song những ngoại lệ. Trong nhóm tài sản này, tồn tại một ngoại lệ đó chính là có những tài sản dù đang tồn tại trên lãnh thổ của quốc gia mình nhưng lại không phải là tài sản của quốc gia. Những tài sản nói trên, là những tài sản có liên quan đến vấn đề ngoại giao giữa các quốc gia với nhau như về trụ sở hoặc các tài sản khác của cơ quan ngoại giao. Đây là một trường hợp rất đặc biệt, vì tài sản đang tồn tại trên chính lãnh thổ của quốc gia sở tại nhưng lại thuộc quyền sở hữu của quốc gia cử đại diện. Đây được xem là một ưu đãi đặc biệt giữa các quốc gia với nhau nhằm tăng cường các mối quan hệ ngoại giao, cũng như tạo điều kiện tốt cho quá trình giao lưu và hội nhập quốc tế. Các tài sản nằm trên lãnh thổ của quốc gia và do cơ quan của quốc gia đó trực tiếp quản lý, sẽ được hưởng quyền miễn trừ khi quốc gia đưa những tài sản này tham gia vào các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài. Nếu kết luận như vậy, sẽ có một vấn đề phát sinh đó là nếu như các tài sản tồn tại trên lãnh thổ của quốc gia mà không do các cơ quan của quốc gia đó trực tiếp quản lý thì những tài sản đó có được hưởng quyền miễn trừ hay không nếu như quốc gia đưa các tài sản này tham gia các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Có thể khẳng định ngay rằng, các tài sản này vẫn được hưởng những quyền miễn trừ đối với tài sản nhưng sẽ được xếp vào một nhóm tài sản khác của quốc gia.
Đây là nhóm tài sản được xem là khó xác định nhất khi xem xét quyền miễn trừ cho các tài sản thuộc nhóm này. Mỗi quốc gia sẽ có cách định nghĩa khác nhau về tài sản nên có thể ở quốc gia này được xem là tài sản nhưng ở quốc gia khác lại không được xem là tài sản, đây là hiện tượng xung đột khái niệm pháp lý trong tư pháp quốc tế. Như đã biết, mỗi quốc gia sẽ có nền văn hóa cũng như chế độ chính trị - xã hội khác nhau nên dẫn đến việc quy định về những tài sản cụ thể nào thuộc nhóm tài sản này cũng khác nhau. Khi một quốc gia đưa một tài sản nằm trên lãnh thổ quốc gia và được cơ quan quốc gia đó trực tiếp quản lý, để tham gia vào một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và đặt một giả thuyết là quan hệ dân sự đó phát sinh tranh chấp thì trong trường hợp này sẽ phát sinh một vấn đề đó là việc xác định những tài sản này có được hưởng quyền bất khả xâm phạm hay không, sẽ dựa vào pháp luật của quốc gia nào? Pháp luật quốc gia sở hữu tài sản hay pháp luật quốc gia nơi đặt trụ sở của cơ quan tài phán. Nguyên nhân của vấn đề trên là do cho đến nay vẫn chưa có bất cứ một văn bản pháp lý quốc tế nào quy định cụ thể về những loại tài sản nào thuộc vào nhóm tài sản thứ nhất, nên việc xác định những tài sản thuộc nhóm này gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, về mặt lý luận pháp lý cũng như thực tiễn quốc tế, nhóm tài sản này bao gồm những loại tài sản cụ thể nào, và những tài sản này được hưởng quyền bất khả xâm phạm hay không phải do chính pháp luật của quốc gia sở hữu tài sản đó quy định. Việc quy định như thế nào là phụ thuộc vào ý chí của quốc gia. Do vậy, nội dung của quyền miễn trừ đối với nhóm tài sản này giữa các
quốc gia là hoàn toàn khác nhau. Bên cạnh việc quy định cụ thể về loại tài sản và nội dung quyền miễn trừ, thì pháp luật quốc gia có thể sẽ có những quy định về chế tài nếu như có chủ thể nào đó vi phạm những quy định này. Việc quản lý, sử dụng nhóm tài sản này như thế nào cũng do pháp luật của quốc gia sở hữu quy định. Tuy rằng, vẫn chưa có văn bản pháp lý nào quy định về vấn đề này nhưng hầu hết các quốc gia đều tôn trọng quyền tự định đoạt này của các quốc gia sở hữu tài sản dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của quốc gia, tôn trọng sự bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và các nguyên tắc cơ bản khác của công pháp quốc tế cũng như các nguyên tắc cơ bản của tư pháp quốc tế23
.
2.2.3 Quy chế pháp lý của các tài sản của quốc gia ở nước ngoài do các cơ quan
đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của quốc gia ở nước ngoài trực tiếp quản lý
Nhóm tài sản thứ hai bao gồm những tài sản của quốc gia ở nước ngoài do cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của quốc gia ở nước ngoài trực tiếp quản lý. Đây là nhóm tài sản dễ xác định nhất vì những đặc điểm của nhóm tài sản này khá là rõ ràng và có thể dễ dàng xác định. Nhóm tài sản này cũng có hai đặc điểm, đặc điểm thứ nhất,