5. Bố cục
2.1.1. Quyền miễn trừ xét xử
Khi quốc gia tham gia vào các quan hệ tư pháp quốc tế với tư cách là một chủ thể bình thường như cá nhân, pháp nhân và không mang quyền lực chính trị thì địa vị pháp lý của quốc gia và các chủ thể đó cũng không bao giờ ngang bằng nhau, vì quốc gia luôn là một chủ thể đặc biệt trong các quan hệ quốc tế. Sự không ngang bằng về địa vị pháp lý của quốc gia thể hiện rõ nét bằng quyền miễn trừ xét xử của quốc gia. Trong các mối quan hệ xã hội nói chung và các mối quan hệ pháp luật nói riêng thì vấn đề phát sinh những tranh chấp giữa các chủ thể là điều không thể tránh khỏi. Trong mối quan hệ tư pháp quốc tế, thì tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể là một điều tất yếu. Lúc này, các chủ thể tham gia vào các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, chính yếu tố nước ngoài này là nguyên nhân của những tranh chấp bởi sự khác biệt cơ bản về pháp luật giữa các quốc gia. Khi tham gia vào các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, quốc gia cũng có những quyền và nghĩa vụ cơ bản của một chủ thể bình thường. Nhưng khi có những tranh chấp phát sinh thì quốc gia lại có một đặc quyền đó là các chủ thể khác không được quyền khởi kiện quốc gia tại bất kì Tòa án nào khi chưa được sự đồng ý của quốc gia đó. Mặc dù, các chủ thể khác có những chứng cứ rõ ràng về sự vi phạm của quốc gia. Nếu như có một chủ thể nào đó đệ đơn kiện một quốc gia đến bất kì một Tòa án nào, thì Tòa án đó cũng không được quyền thụ lý đơn kiện và tiến hành bất cứ hành động nào để xét
15Ths. Diệp Ngọc Dũng: Bài giảng Luật tư pháp quốc tế, Trường Đại học Cần Thơ, 2002, tr.
xử quốc gia nếu như quốc gia bị khởi kiện không cho phép. Đó cũng chính là nội dung của quyền miễn trừ về xét xử của quốc gia.
Tại Điều 5 và Điều 6 Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền miễn trừ về tài phán và tài sản của quốc gia quy định: “Quốc gia được hưởng quyền miễn trừ tài phán trước một Tòa án nước ngoài theo những quy định của Công ước. Các quốc gia có nghĩa vụ đảm bảo quyền miễn trừ về tài phán và miễn trừ tài sản của quốc gia khác, cụ thể là không được thực thi quyền tài phán để chống lại quốc gia khác trong một vụ kiện tại Tòa án nước mình”. Theo tinh thần của Công ước thì các quốc gia bên cạnh việc hưởng những quyền lợi phát sinh từ quyền miễn trừ tư pháp của các quốc gia khác dành cho mình thì còn phải có nghĩa vụ đảm bảo quyền miễn trừ đó cho các quốc gia khác theo nguyên tắc có đi có lại trong quan hệ quốc tế.
Có thể nói rằng, quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia thể hiện trước hết ở quyền miễn trừ xét xử, Tòa án của quốc gia này không có quyền xét xử quốc gia khác nếu như quốc gia bị xét xử không cho phép vì “kẻ ngang quyền này không có quyền lực gì đối với kẻ ngang quyền kia”16. Theo lý luận, các quốc gia có địa vị pháp lý ngang nhau trong các quan hệ quốc tế. Tức là, các quốc gia có những quyền và nghĩa vụ như nhau khi tham gia vào các quan hệ quốc tế không phân biệt quốc gia đó giàu hay nghèo, pháp triển hay đang phát triển, không một quốc gia nào đứng trên quốc gia nào và không một quốc gia nào có đủ quyền lực để xét xử đối với quốc gia khác. Khi một quốc gia nào đó tham gia vào các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài với cá nhân và pháp nhân, nếu có tranh chấp xảy ra thì cá nhân và pháp nhân là những chủ thể phải chịu những bất lợi rất lớn vì không được khởi kiện quốc gia nếu như chưa được phép của quốc gia đó. Theo tâm lý thông thường, thì không một chủ thể nào đồng ý để cho một chủ thể khác khởi kiện họ, khi họ nhận thấy chắc chắn rằng khi họ đồng ý cho chủ thể kia khởi kiện, thì họ sẽ gặp rất nhiều rắc rối từ vụ kiện. Đối với quốc gia, vấn đề trở thành bị đơn của một vụ kiện là rất vấn đề quan trọng vì những vụ kiện phát sinh sẽ ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của quốc gia. Đa số quốc gia tham gia vào các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài để thực hiện một mục đích ngoại giao nào đó của quốc gia chứ không tham gia vì lợi nhuận nên họ không bao giờ muốn rơi vào những vụ kiện tụng. Quyền miễn trừ về xét xử giúp quốc gia tránh khỏi những vụ kiện không mong muốn. Tuy nhiên, cũng chính quyền miễn trừ này của quốc gia đã tạo ra một tâm lý e ngại cho các chủ thể khác khi họ muốn tham gia vào các quan hệ dân sự với quốc gia. Khi tham gia vào mối quan hệ đó thì họ sẽ gặp rất nhiều bất lợi vì nếu như có phát sinh tranh chấp – họ không được quyền khởi kiện quốc gia tại bất cứ Tòa
16 TS. Đoàn Năng: Mộtsố vấn đề lý luận cơ bản về tư pháp quốc tế, NXB chính trị Quốc gia Hà Nội,
án nào cho dù quốc gia là bên vi phạm nghĩa vụ. Vấn đề đặt ra là nếu như các chủ thể này không được quyền khởi kiện tại tòa án thì các tranh chấp này sẽ được giải quyết như thế nào, khi đó quyền lợi của các chủ thể này có được đảm bảo nữa hay không? Một giải pháp hữu hiệu cho vấn đề này là các tranh chấp đó sẽ được giải quyết bằng thương lượng trực tiếp hoặc bằng con đường ngoại giao giữa các chủ thể có liên quan. Pháp luật Việt nam cũng có những quy định về vấn đề này, cụ thể tại Khoản 1 Điều 42 Nghị định 87/2007/ NĐ-CP về đầu tư theo hình thức BOT, BTO, BT thì việc giải quyết tranh chấp “Đối với Dự án có vốn đầu tư nước ngoài, mọi tranh chấp trước hết được giải quyết thông qua thương lượng, hoà giải".
Trong khoa học về tư pháp quốc tế, quốc gia được hưởng quyền miễn trừ xét xử, tức là, quyền thoát khỏi việc trở thành bị đơn của một vụ kiện nhưng lại không hề đề cập đến việc chính quốc gia này là nguyên đơn trong vụ kiện để khởi kiện các chủ thể khác. Vì vậy, có thể suy luận được rằng quốc gia có quyền trở thành nguyên đơn của một vụ kiện. Khi trường hợp này xảy ra, quốc gia đứng nguyên đơn khởi kiện các cá nhân và pháp nhân nước ngoài thì liệu các cơ quan tài phán cả trong nước và cơ quan tài phán nước ngoài có quyền thụ lý và tiến hành xét xử kiện này hay không? Quốc gia được quyền từ chối tư cách bị đơn trong vụ kiện nhưng lại có quyền đứng tên nguyên đơn trong vụ kiện để khởi kiện chủ thể khác, đây là quyền không thể phủ nhận của mỗi quốc gia khi tham gia vào các mối quan hệ dân sự theo nghĩ rộng có yếu tố nước ngoài. Trong khoa học về Tư pháp quốc tế cũng như trong thực tiễn, không có bất cứ ý kiến nào bác bỏ quyền này của quốc gia, mặc dù khi đề cập đến vấn đề quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia thì trường hợp này không được nhắc đến17.
Trong trường hợp này, khi quốc gia đứng tên nguyên đơn trong một vụ tranh chấp dân sự với cá nhân hoặc pháp nhân nước ngoài thì các cơ quan tài phán đương nhiên có quyền được phép thụ lý và giải quyết đơn kiện. Khi quốc gia đệ đơn khởi kiện một chủ thể khác thì đồng nghĩa với việc quốc gia đã mặc nhiên từ bỏ quyền miễn trừ xét xử của mình. Tức là, quốc gia đã mặc nhiên đồng ý trở thành đương sự của một vụ kiện và trong trường hợp này thì cơ quan tài phán trong nước hay cơ quan tài phán nước ngoài đều có thể thụ lý và giải quyết vụ kiện này theo thủ tục tố tụng thông thường như các vụ kiện khác. Việc cơ quan tài phán nào sẽ có thẩm quyền giải quyết thì tùy thuộc vào việc quốc gia nộp đơn khởi kiện ở đâu.
Trong lĩnh vực tố tụng dân sự, khi một chủ thể bị một chủ thể khác khởi kiện thì chủ thể bị khởi kiện có quyền làm đơn phản kiện lại chủ thể đã khởi kiện mình. Trong
17TS. Hồ Phong Tư: Giáo trình tư pháp quốc tế, Trường Đại học Pháp lý Hà Nội, Nxb. Đại Học Quốc
trường hợp này, khi quốc gia đứng nguyên đơn trong vụ kiện thì một vấn đề đặt ra là các chủ thể bị khởi kiện trong trường hợp này có quyền đệ đơn phản kiện quốc gia đến cơ quan tài phán đã thụ lý vụ kiện hay không? Và cơ quan tài phán đó có được nhận đơn phản kiện này hay không? Trong lý luận về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia không hề đề cập đến vấn đề này nhưng có thể thấy được rằng quyền phản kiện quốc gia của các chủ thể khác trong trường hợp này là không thể được chấp nhận. Nếu đặt một giả thuyết rằng, cơ quan tài phán chấp nhận đơn phản kiện của các chủ thể này thì lúc này địa vị tố tụng của các chủ thể có thể sẽ bị thay đổi. Lúc này, quốc gia có thể sẽ trở thành bị đơn của vụ kiện và điều này là không hợp lý. Theo như nội dung của quyền miễn trừ xét xử của quốc gia thì quốc gia không thể trở thành bị đơn của bất cứ vụ kiện nào và không có bất cứ cơ quan tài phán nào có quyền thụ lý và xét xử quốc gia khi chưa được sự đồng ý của quốc gia. Khi quốc gia đứng nguyên đơn trong vụ kiện thì mặc nhiên quốc gia chỉ từ bỏ quyền miễn trừ xét xử chứ không thể suy đoán rằng quốc gia cũng mặc nhiên từ bỏ quyền không trở thành bị đơn của các vụ kiện. Tức là, quốc gia chỉ cho phép cơ quan tài phán xét xử mình với tư cách của một nguyên đơn chứ không cho phép cơ quan tài phán xét xử mình với tư cách bị đơn. Việc có trở thành bị đơn của một vụ kiện hay không còn tùy thuộc vào ý chí của quốc gia.
Khi quốc gia là nguyên đơn của một vụ kiện thì các bị đơn là cá nhân, pháp nhân nước ngoài chỉ được phép đệ đơn phản kiện khi được quốc gia nguyên đơn đồng ý, ngay cả khi nội dung của đơn kiện của quốc gia nguyên đơn và nội dung của đơn phản kiện của cá nhân và pháp nhân nước ngoài có liên quan một cách chặt chẽ. Tóm lại, cá nhân và pháp nhân nước ngoài chỉ được phép phản kiện khi được sự đồng ý của quốc gia nguyên đơn. Mục đích chính ở đây chính là bảo vệ chủ quyền, danh dự và phẩm giá của các quốc gia trong các quan hệ quốc tế18.
Theo như nội dung của quyền miễn trừ xét xử của quốc gia, nếu như khi phát sinh tranh chấp với quốc gia, các cá nhân và pháp nhân nước ngoài khởi kiện quốc gia tại một cơ quan tài phán của một quốc gia khác thì cơ quan tài phán đó sẽ không có quyền thụ lý đơn khởi kiện của các chủ thể này nếu như chưa có sự đồng ý của quốc gia. Xét theo quy trình tố tụng của một vụ án dân sự, khi cơ quan tài phán đã thụ lý vụ án, tức là vụ án đó có thể sẽ được cơ quan tài phán tiến hành xét xử. Nếu như cơ quan tài phán đã thụ lý một đơn kiện mà quốc gia là bị đơn thì quốc gia có thể sẽ bị triệu tập ra xét xử, điều này cơ quan tài phán đã vi phạm quyền miễn trừ xét xử của quốc gia. Cơ quan tài phán của nước khác không có quyền tiến hành xét xử một quốc gia khi không có sự đồng ý của quốc gia đó. Vì xét theo quyền hạn thì cơ quan tài phán của một quốc gia chỉ có quyền lực đối với
18 TS. Đoàn Năng: Mộtsố vấn đề lý luận cơ bản về tư pháp quốc tế, Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội,
những tranh chấp phát sinh trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó mà thôi. Như vậy, cơ quan tài phán nước ngoài không có thẩm quyền xét xử đối với quốc gia. Nhưng liệu cơ quan tài phán của chính quốc gia đó có quyền xét xử quốc gia mình hay không? Để làm rõ vấn đề này, ta đặt ra một giả thuyết, nếu như khi phát sinh tranh chấp thì các chủ thể có liên quan không kiện tại một cơ quan tài phán nước ngoài mà tiến hành đệ đơn kiện tại một cơ quan tài phán của chính quốc gia bị đơn thì liệu rằng, lúc này cơ quan tài phán đó có được quyền thụ lý và tiến hành xét xử quốc gia hay không? Nội dung của quyền miễn trừ về xét xử chỉ đề cập đến quyền không trở thành bị đơn của một quốc gia tại một cơ quan tài phán nước ngoài mà không hề đề cập đến vấn đề này. Nhưng có thể suy đoán được rằng, trong trường hợp này thì cơ quan tài phán trong nước cũng không có quyền thụ lý hay tiến hành xét xử quốc gia. Nếu như, cơ quan tài phán trong nước có quyền thụ lý và xét xử vụ kiện thì cũng đồng nghĩa với việc cơ quan tài phán của quốc gia đó có quyền lực cao hơn các cơ quan tài phán của các quốc gia khác. Trong cùng một tranh chấp, mà cơ quan tài phán của nước khác không có thẩm quyền xét xử nhưng cơ quan tài phán trong nước lại có thẩm quyền xét xử. Điều này không hợp lý và không thể chấp nhận được, vì như vậy sẽ dẫn đế tình trạng quốc gia này đứng trên quốc gia kia và quốc gia này có quyền lực cao hơn quốc gia khác. Nếu chấp nhận để cho các chủ thể nước ngoài đệ đơn kiện quốc gia tại chính cơ quan tài phán của quốc gia khi quốc gia đó không đồng ý, thì cũng sẽ xảy ra hiện tượng xúc phạm danh dự và chủ quyền của quốc gia. Ngoài ra, nếu tình trạng trên xảy ra sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế về vấn đề tôn trọng chủ quyền và bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia.
Tóm lại, quốc gia không bị khởi kiện hay bị phản kiện nếu như quốc gia đó không đồng ý và có thể kết luận rằng quyền miễn trừ xét xử của một quốc gia là tuyệt đối, mọi lúc, mọi nơi và trong mọi trường hợp.