5. Bố cục
2.2.4. Quy chế pháp lý đối với các tài sản mà quốc gia mới hình thành tiếp quản
của chính quyền cũ do kế thừa và các tài sản của của các tổ chức, cá nhân bị quốc hữu hóa, nhưng tồn tại ở nước ngoài vào thời điểm quốc hữu hóa
Nhóm tài sản thứ ba bao gồm những tài sản mà quốc gia mới hình thành tiếp quản của chính quyền cũ do kế thừa và các tài sản của tổ chức, cá nhân bị quốc hữu hóa nhưng tồn tại ở nước ngoài tại thời điểm tiến hành quốc hữu hóa. Nhìn nhận một cách tổng thể, thì nhóm tài sản này có nguồn gốc hình thành khá phức tạp và khó xác định. Có thể chia nhóm tài sản này ra thành hai loại dựa trên con đường để các loại tài sản này trở thành tài sản của quốc gia. Loại thứ nhất, bao gồm những tài sản mà quốc gia được tiếp quản của chính quyền cũ do kế thừa. Loại thứ hai, những tài sản của các cá nhân, tổ chức bị quốc hữu hóa. Một vấn đề cần phải lưu ý ở đây là vấn đề về quy chế pháp lý của các tài sản thuộc nhóm này mà các quốc gia kế thừa chỉ được đặt ra trong trường hợp khi có một quốc gia mới hình thành. Trong công pháp quốc tế, một quốc gia mới hình thành có thể do thắng lợi của một cuộc cách mạng xã hội, hoặc do phân tách của một quốc gia cũ thành hai hay nhiều quốc gia mới, hợp nhất các quốc gia cũ thành một quốc gia mới. Tuy nhiên, vẫn có một trường hợp ngoại lệ đó là không có một quốc gia mới hình thành nhưng vấn đề này vẫn được đặt ra đó chính là trường hợp chuyển dịch một bộ phận lãnh thổ từ quốc gia này sang quốc gia khác29.
Đối với loại tài sản thứ nhất, các tài sản hình thành do quốc gia mới kế thừa từ chính quyền cũ. Để tìm hiểu rõ hơn về loại tài sản này, thì vấn đề cần làm quan tâm ở đây là: sự kế thừa của quốc gia là gì? Vấn đề kế thừa của quốc gia được đặt ra trong những trường hợp nào? và đối tượng của quyền kế thừa của quốc gia là gì hay nói cách khác quốc gia được kế thừa những gì?
Vấn đề kế thừa quốc gia phát sinh trong các trường hợp sau:
Trường hợp thứ nhất, sự kế thừa của quốc gia mới xuất hiện trong khi các quốc gia hợp nhất hay sáp nhập;
Trường hợp thứ hai, sự kế thừa của quốc gia mới xuất hiện khi có sự chia tách của một quốc gia;
Trường hợp thứ ba, sự kế thừa của quốc gia mới do kết quả của cuộc cách mạng xã hội;
29 TS. Đoàn Năng: Mộtsố vấn đề lý luận cơ bản về tư pháp quốc tế, NXB chính trị quốc gia Hà Nội,
Trường hợp thứ tư, sự kế thừa của quốc gia mới do kết quả của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc30
.
Vấn đề thứ hai là phải hiểu như thế nào là kế thừa quốc gia? Trong Công ước Viên năm 1978 có định nghĩa như sau: “Sự kế thừa của quốc gia là thuật ngữ dùng để chỉ sự thay thế của một quốc gia này cho một quốc gia khác trong việc gánh chịu trách nhiệm về quan hệ quốc tế đối với lãnh thổ nào đó”. Hay trong từ điển về Luật quốc tế năm 1982 thì định nghĩa sự kế thừa của quốc gia như sau: “Sự kế thừa của quốc gia là sự chuyển dịch các quyền và nghĩa vụ của một quốc gia này sang một quốc gia khác”31
. Nhìn chung, các cách định nghĩa trên cũng tương tự nhau, và đều xem việc kế thừa là việc chuyển dịch quyền và nghĩa vụ giữa các quốc gia.
Vấn đề cuối cùng là quốc gia được kế thừa những gì? Tùy theo từng trường hợp cụ thể thì sự kế thừa của quốc gia được xem xét dưới các vấn đề sau:
Thứ nhất, kế thừa về lãnh thổ;
Thứ hai, kế thừa về các điều ước quốc tế; Thứ ba, kế thừa về tài sản quốc gia, quốc tịch;
Thứ tư , kế thừa các quy chế thành viên tại các tổ chức quốc tế32.
Ở đây người viết chỉ xem xét về sự kế thừa của quốc gia về lãnh thổ và tài sản của quốc gia vì đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến đề tài. Về lãnh thổ thì quốc gia kế thừa sẽ kế thừa toàn bộ lãnh thổ của quốc gia để lại kế thừa. Về tài sản, quốc gia được kế thừa là toàn bộ những tài sản của chính quyền cũ bao gồm cả động sản và bất động sản và các tài sản khác có liên quan. Các tài sản mà quốc gia mới được kế thừa có thể nằm trên lãnh thổ của quốc gia mới hoặc nằm trên lãnh thổ của quốc gia khác chỉ cần những tài sản đó thuộc quyền sở hữu của chính quyền cũ để lại. Nếu tài sản nằm trên lãnh thổ của quốc gia mới, thì việc kế thừa những tài sản này sẽ rất dễ dàng, nhưng nếu các tài sản này nằm trên lãnh thổ của quốc gia khác thì việc kế thừa sẽ gặp trở ngại nếu như những quốc gia đó không có thiện chí với quốc gia mới. Theo nguyên tắc, những tài sản này dù đang nằm ở đâu cũng thuộc quyền sở hữu của quốc gia nên các tài sản này sẽ được hưởng quyền bất khả xâm phạm. Những tài sản đang hiện hữu trên lãnh thổ của quốc gia nào thì quốc gia đó có nghĩa vụ tạo điều kiện để quốc gia mới thực hiện quyền kế thừa đối với tài sản đó. Đây là nghĩa vụ của quốc gia, khi quốc gia thực hiện nghĩa vụ này tức là quốc gia đã đảm
30
Ths. Cao Nhất Linh: Bài giảng Luật công pháp quốc tế, Trường Đại học Cần Thơ, 2007, Tr.41.
31Ths. Cao Nhất Linh: Bài giảng Luật công pháp quốc tế, Trường Đại học Cần Thơ, 2007, Tr.41.
bảo quyền bất khả xâm phạm đối với tài sản của quốc gia khác và đang thực hiện đúng các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế đó là tôn trọng chủ quyền của các quốc gia khác. Pháp luật và thực tiễn quốc tế thừa nhận quyền thừa kế của quốc gia trong các trường hợp nêu trên. Và mặc nhiên, các tài sản do quốc gia kế thừa phải thuộc quyền sở hữu của quốc gia đó. Về mặt lý luận, loại tài sản này được hưởng quyền bất khả xâm phạm. Các quốc gia, nơi tồn tại các tài sản này có trách nhiệm tôn trọng và giúp cho quốc gia kế thừa thu hồi và quản lý tài sản này. Điển hình là nước ta, sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam, Nhà nước ta đã thu hồi tất cả các tài sản do chế độ Sài Gòn để lại ở nước ngoài. Hầu hết các nước đã tôn trọng quyền sở hữu của Nhà nước ta nên đã tạo điều kiện để nước ta thu hồi tất cả các tài sản của chế độ Sài Gòn tồn tại trên lãnh thổ của họ33. Tuy nhiên, vẫn có một số quốc gia có thái độ thù địch với nước ta thì lại tiến hành phong tỏa những tài sản này nhưng cuối cùng cũng đã giao lại những tài sản đó cho nước ta khi hai quốc gia đã bình thường hóa quan hệ.
Đối với loại tài sản thứ hai, các tài sản của quốc gia mới hình thành từ việc quốc hữu hóa các tài sản của các tổ chức, cá nhân. Giống như đối với loại tài sản thứ nhất, khi tìm hiểu loại tài sản thứ hai này cũng phải tìm hiểu về khái niệm quốc hữu hóa là gì?
Như ta đã biết, quốc hữu là sở hữu nhà nước. Vì vậy, quốc hữu hóa có nghĩa là việc thu hồi, tịch thu các tư liệu sản xuất hoặc tài sản của cá nhân tổ chức để đưa vào quản lý nhà nước. Do quốc hữu hóa mà những tài sản nhất định, những xí nghiệp nhất định, thậm chí cả một ngành hay từng bộ phận của của cả ngành kinh tế đang thuộc quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân trở thành tài sản của quốc gia34. Một khi đã trở thành tài sản của quốc gia theo quy định của pháp luật quốc gia, thì tài sản đó được hưởng những quy chế pháp lý đặc biệt – được miễn trừ tư pháp, trừ trường hợp pháp luật của quốc gia tiến hành quốc hữu hóa có quy định khác35. Trong thực tiễn tư pháp quốc tế, vấn đề liên quan đến tài sản bị quốc hữu hóa rất phức tạp đã từng xảy ra những trường hợp các cơ quan tài phán của các nước phương Tây không tôn trọng quy chế bất khả xâm phạm của loại tài sản này của các nước xã hội chủ nghĩa và các nước đang phát triển có đường lối chính sách đối nội và đối ngoại độc lập.
Đối với nhóm tài sản này cần phải lưu ý những vấn đề sau: Thứ nhất, nơi tồn tại của tài sản được quốc hữu hóa; thứ hai, hiệu lực của các đạo luật quốc hữu hóa; thứ ba,
chủ sở hữu của các tài sản trước khi được quốc hữu hóa là ai?
33 Đại học Luật Quốc gia Hà Nội: Giáo trình Luật quốc tế, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, 1997, Tr.82.
34 PTS. Đoàn Năng: Giáo trình Tư pháp quốc tế, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb. Thống kê Hà Nội, 1995, tr.117.
35 TS. Đoàn Năng: Một số vấn đề lý luận cơ bản về tư pháp quốc tế, NXB chính trị quốc gia Hà Nội,
Vấn đề đầu tiên, nơi tồn tại của những tài sản được quốc hữu hóa, theo như tên của nhóm tài sản này thì các tài sản được quốc hữu hóa phải tồn tại trên lãnh thổ của một quốc gia khác tại thời điểm quốc gia tiến hành quốc hữu hóa. Đa số pháp luật các nước đều thừa nhận rằng các đạo luật về quốc hữu hóa đều mang tính chất “trị ngoại lãnh thổ”36. Theo tính chất này, các đạo luật quốc hữu hóa không những có hiệu lực trên lãnh thổ của quốc gia ban hành mà còn có hiệu lực cả ở nước ngoài. Trên cơ sở đó, quốc gia tiến hành quốc hữu hóa phải được thừa nhận là chủ sở hữu của tất cả các tài sản (thuộc đối tượng điều chỉnh của đạo luật quốc hữu hóa) – kể cả những tài sản này đang tồn tại trên lãnh thổ của quốc gia khác. Tính chất “trị ngoại lãnh thổ” được thừa nhận một cách rộng rãi. Tuy nhiên, lý luận và thực tiễn tư pháp của mỗi nước sẽ có những lý giải và vận dụng khác nhau về vấn đề này. Trường hợp khi quốc gia tiến hành quốc hữu hóa mà tại sản đang tồn tại trên chính lãnh thổ của quốc gia đó thì vấn đề quốc hữu hóa sẽ trở nên vô cùng đơn giản. Lúc này, các tài sản đó đã thuộc vào nhóm tài sản có trên lãnh thổ quốc gia đã trình bày ở nội dung trên. Vì vậy, khi xét đến các tài sản được quốc hữu hóa thì chỉ xét đến trường hợp các tài sản được quốc hữu hóa đang tồn tại ở nước ngoài tại thời điểm tiến hành quốc hữu hóa.
Vấn đề thứ hai, hiệu lực của các đạo luật quốc hữu hóa, theo tên gọi của nhóm tài sản này thì các tài sản được quốc hữu hóa tồn tại ở nước ngoài tại thời điểm tiến hành quốc hữu hóa. Vậy thời điểm quốc hữu hóa là thời điểm nào? Nếu hiểu một cách đơn giản trên câu chữ thì thời điểm quốc hữu hóa chính là thời điểm ngay lúc mà quốc gia tiến hành quốc hữu hóa. Nhưng nếu hiểu như vậy thì những tài sản được đưa ra nước ngoài trước hoặc sau thời điểm ban hành đạo luật về quốc hữu hóa thì sẽ giải quyết như thế nào? Các tài sản đó có được quốc hữu hóa hay không? Xét cho cùng, quốc gia là một thực thể có chủ quyền. Vì vậy, những tài sản đã thuộc tài sản của quốc gia thì dù đang tồn tại ở nước ngoài trước hay sau quốc hữu hóa thì đều phải chịu sự điều chỉnh của việc quốc hữu hóa. Pháp luật các nước phương Tây chỉ thừa nhận tính chất trị ngoại lãnh thổ của đạo luật quốc hữu hóa đối với các tài sản (đối tượng của quốc hữu hóa) đã bị đưa ra nước ngoài sau ngày ban hành đạo luật. Còn đối với những tài sản đã tồn tại ở quốc gia khác trước ngày ban hành đạo luật thì pháp luật các nước này không chấp nhận việc chuyển giao quyền sở hữu cho quốc gia ban hành.
Vấn đề thứ ba, chủ sở hữu của những tài sản trước khi bị quốc hữu hóa là ai. Biết rằng, việc quốc hữu hóa là việc chuyển giao các công cụ và tư liệu sản xuất… thuộc sở hữu tư nhân sang sở hữu nhà nước. Điều đó có nghĩa là sau khi quốc hữu hóa thì những tài sản đó sẽ thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Nhưng vấn đề cần quan tâm là chủ sở
36
hữu những tài sản đó trước khi bị quốc hữu hóa là ai và quá trình quốc hữu hóa có khác nhau nếu như chủ tài sản khác nhau. Có thể dễ dàng thấy rằng, chủ sở hữu của các tài sản này có thể là những cá nhân hoặc tổ chức trong nước và cả cá nhân, pháp nhân của nước ngoài. Việc quốc gia quốc hữu hóa tài sản của công dân nước mình là một vấn đề khá dễ dàng. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là liệu quốc gia có quyền quốc hữu hóa tài sản của các tổ chức, cá nhân của nước ngoài hay không? Nhìn chung, biện pháp quốc hữu hóa đều xuất phát từ chủ quyền của quốc gia. Nhà nước không những có quyền quốc hữu hóa tài sản thuộc quyền tư hữu của các công dân nước mình nà còn có quyền quốc hữu hóa các tài sản của công dân nước ngoài. Một trong những ví dụ điển hình về quốc hữu hóa tài sản của người nước ngoài là việc quốc hữu hóa công ty kênh đào Xuê được tiến hành theo sắc lệnh ngày 26 thánh 7 năm 1956 của Tổng thống Ai Cập. Theo sắc lệnh này, thì mọi tài sản, quyền lợi và nghĩa vụ của công ty kênh đào Xuê đều phải được chuyển giao chi Cộng hòa Ai Cập, còn các cơ quan và ủy ban trước kia quản lý kênh đào này thì phải giải tán37
.
Quốc hữu hóa là hành vi biểu hiện quyền lực của Nhà nước dựa trên ý chí độc lập của Nhà nước tiến hành quốc hữu hóa. Việc chuyển dịch quyền sở hữu trên cơ sở đạo luật quốc hữu hóa khác với việc chuyển dịch quyền sở hữu trong luật dân sự vì việc chuyển dịch quyền sở hữu trong đạo luật quốc hữu hóa mang tính chất cưỡng chế và không dựa trên sự bình đẳng, thỏa thuận như việc chuyển dịch quyền sở hữu trong lĩnh vự dân sự. Các tài sản đều có thể trở thành đối tượng của các đạo luật quốc hữu hóa – bất luận tài sản đó thuộc về ai, của công dân và pháp nhân nước sở tại hay của người nước ngoài.
Tóm lại, tài sản của quốc gia, dù có được do kế thừa từ quốc gia khác hay do thực hiện các biện pháp quốc hữu hóa đang tồn tại trên lãnh thổ của quốc gia khác đều được hưởng quyền bất khả xâm phạm, cụ thể là không ai được chiếm đoạt hay xâm phạm bằng bất cua hình thức nào và bằng bất cứ biện pháp nào. Những tài sản của quốc gia không thể bị bắt giữ, tịch biên, tịch thu, bắt bán đấu giá ... Các quốc gia khác phải tạo điều kiện để quốc gia chủ sở hữu tài sản tiến hành quản lý những tài sản đó khi những tài sản đó tồn tại trên lãnh thổ của quốc gia mình. Trừ trường hợp, chính bản thân quốc gia sở hữu công khai và chính thức từ bỏ quyền bất khả xâm phạm đó đối với những tài sản nhất định của mình.
37
2.2.5 Quy chế pháp lý đối với các tài sản của quốc gia giao cho doanh nghiệp