Những ảnh hưởng tiêu cực của quyền miễn trừ của quốc gia trong quan hệ tư

Một phần của tài liệu quyền miễn trừ của quốc gia trong tư pháp quốc tế (Trang 59)

5. Bố cục

2.4.2. Những ảnh hưởng tiêu cực của quyền miễn trừ của quốc gia trong quan hệ tư

pháp quốc tế

Bên cạnh những lợi ích mà quyền miễn trừ mang lại cho các quốc gia, thì quyền miễn trừ dành cho quốc gia cũng đã gây ra nhiều vấn đề khó khăn cho các chủ thể khác và cho chính bản thân của quốc gia, khi các chủ thể này tham gia vào các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài với quốc gia. Thông thường, cá nhân hay pháp nhân tham gia vào các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đều vì những lợi ích nhất định nào đó. Và cũng không ngoại lệ, họ cũng đặt ra những mục đích nhất định khi họ tham gia vào các quan hệ có sự tham gia của một bên là quốc gia. Thế nhưng, theo nội dung của quyền miễn trừ dành cho quốc gia thì các cá nhân, pháp nhân này lại không có quyền kiện quốc gia vì bất cứ lý do gì và ở bất cứ Tòa án nào. Như vậy, khi tham gia vào các quan hệ này thì lợi ích của họ sẽ không được đảm bảo nữa, vì như đã trình bày thì họ không có quyền khởi kiện để bảo vệ lợi ích của mình, kể cả trường hợp có những bằng chứng rõ ràng về sự vi phạm của quốc gia. Như vậy, khi tham gia vào các quan hệ mà có sự tham gia của một bên là quốc gia thì khi phát sinh tranh chấp thì những thiệt hại thường thuộc về cá nhân, pháp nhân. Khi lợi ích không được đảm bảo thì sẽ hình thành một tâm lý chung là lo ngại và không muốn hợp tác với quốc gia.

Quyền miễn trừ là tấm lá chắn bảo vệ quốc gia một cách hữu hiệu. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà nó mang lại thì quyền miễn trừ còn mang lại cho chính bản thân quốc gia những khó khăn nhất định. Nếu trong mọi trường hợp quốc gia đều viện dẫn quyền miễn trừ để trốn tránh những trách nhiệm mà đáng lẽ ra quốc gia phải gánh chịu thì các chủ thể khác sẽ dần dần loại bỏ quốc gia khỏi những quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Như vậy, quốc gia sẽ dần dần mất đi tư cách chủ thể của mình trong Tư pháp quốc tế.

Quyền miễn trừ là tấm lá chắn bảo vệ quốc gia một cách hữu hiệu. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà nó mang lại thì quyền miễn trừ còn mang lại cho chính bản thân quốc gia những khó khăn nhất định. Nếu trong mọi trường hợp quốc gia đều viện dẫn quyền miễn trừ để trốn tránh những trách nhiệm mà đáng lẽ ra quốc gia phải gánh chịu thì các chủ thể khác sẽ dần dần loại bỏ quốc gia khỏi những quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Như vậy, quốc gia sẽ dần dần mất đi tư cách chủ thể của mình trong Tư pháp quốc tế.

2.5.1 Những khó khăn trong việc áp dụng các quy chế về quyền miễn trừ của quốc gia quốc gia

Vấn đề thứ nhất, hiện nay, các quy định về quyền miễn trừ đã được Ủy ban pháp luật quốc tế của Liên Hợp Quốc pháp điển hóa bằng một Công ước toàn thế giới về Quyền miễn trừ về tài phán và miễn trừ tài sản của quốc gia năm 2004. Có thể xem đây là một văn bản có hệ thống đầu tiên về quyền miễn trừ dành cho quốc gia và tài sản của quốc gia. Trước đây, các quy định về vấn đề này được quy định rải rác trong các văn bản pháp lý quốc tế. Tuy nhiên, Công ước về quyền miễn trừ tài phán của quốc gia và tài sản

Một phần của tài liệu quyền miễn trừ của quốc gia trong tư pháp quốc tế (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)