LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại hợp tác xã kim hưng (Trang 32)

3.1.1 Thông tin tổng quát

Tên: Hợp tác xã Kim Hƣng.

Văn phòng: E17, đƣờng C3, Phƣờng Tân Thới Nhất, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: +84.8.6257 9777 Fax: +84.8.6257 9777

Nhà xƣởng: Số 50, Khu vực Thạnh Mỹ, Phƣờng Thƣờng Thạnh, Quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ.

Điện thoại: +84.7103911846 Fax: +84.7103911846 Mã số thuế: 1800616840 Email: sales@khcraft.com Website: www.khcraft.com 3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Đƣợc thành lập từ năm 2006 tại vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Ban đầu là một xƣởng thủ công nhỏ nhƣng sau một thời gian, sản phẩm đƣợc nhiều khách trong và ngoài nƣớc ƣa chuộng nhờ vào chất liệu thiên nhiên, an toàn cho ngƣời sử dụng và mẫu mã đẹp, đa dạng, phong phú và đặc biệt độ bền cao. Kim Hƣng đƣợc biết đến nhƣ là một trong những nhà sản xuất và xuất khẩu hàng đầu tại Việt Nam về mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Thƣơng hiệu Kim Hƣng sớm ăn sâu vào tâm trí của ngƣời dân, cùng với dòng chảy của thời gian và hơn 5 năm kinh nghiệm trong ngành đã xây dựng hình ảnh Kim Hƣng vững chắc và hùng mạnh. Nhờ uy tín trên thƣơng trƣờng, sản phẩm của Kim Hƣng đƣợc chấp nhận rộng rãi trên thị trƣờng từ Châu Âu, Châu Mỹ, Trung Đông, Châu Phi và Nhật Bản. Hiện nay, HTX đang làm việc với hơn 50 khách hàng trong và ngoài nƣớc, và đang giao dịch với hơn 100 khách hàng tiềm năng trên thế giới.

Kim Hƣng đã đƣa những tinh tuý của thủ công mỹ nghệ Việt Nam vào thị trƣờng thế giới qua đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân ngƣời Việt. Có

22

hơn 100 nghệ nhân làm việc tại nhà máy và hơn 20.000 nghệ nhân làm việc tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

3.2 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

Kim Hƣng chuyên sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ lớn nhất Việt Nam. Mặt hàng không những đa dạng về mẫu mã, đáp ứng đƣợc số lƣợng lớn đơn hàng mà còn chất lƣợng tốt, giá cả cạnh tranh. Nguyên liệu phục vụ cho quá trình chủ yếu là lục bình, dây chuối, lát, cói,lá buông, mây và tre…địa bàn nơi đây lại là đồng bằng nguyên liệu dễ trồng, dễ chăm sóc, thời gian thu hoạch lại ngắn, ngƣời nông dân thu đƣợc lợi nhuận cao và đặc biệt là có thể trồng ở khắp nơi vì thế mà có thể tận dụng các ao, hồ, sông… để trồng, chính vì thế mà nguồn nguyên liệu dồi dào, có thể sản xuất đƣợc quanh năm.

3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC

Nguồn: Phòng kế toán của HTX

Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của HTX Chủ nhiệm Phó chủ nhiệm Bộ phận thiết kế Bộ phận kế toán Bộ phận kho Bộ phận kinh doanh Bộ phận nghiên cứu phát triển thị trƣờng

23

- Chủ nhiệm: là ngƣời đứng đầu HTX, quản lý, điều hành mọi công việc cũng nhƣ chịu trách nhiệm mọi hoạt động nhƣ: sản xuất, kinh doanh, điều hành, tài chính, … Quyết định và đƣa ra những chiến lƣợc kinh doanh phù hợp cho HTX trong từng thời điểm. Tìm kiếm cơ hội, xử lý rủi ro, định hƣớng cho HTX phát triển.

- Phó chủ nhiệm: Quản lý nguồn tài chính và nhân sự. Cân đối hàng tồn kho từ đó đƣa ra kế hoạch sản xuất trong năm. Truyền đạt những thông tin của chủ nhiệm đến toàn thể nhân viên. Kiểm tra, kiểm soát, đôn đốc việc sản xuất và bán hàng. Mở rộng quan hệ, tìm thêm đối tác mới. Lập mục tiêu, kế hoạch cho năm mới. Tham mƣu với chủ nhiệm về định hƣớng kinh doanh, về các nguồn vốn, các nguyên tắc tài chính và các điều kiện liên quan đến lĩnh vực tài chính. Đồng thời lập kế hoạch tài chính theo phƣơng án kinh doanh năm kế hoạch để đáp ứng nguồn vốn kinh doanh cho HTX.

- Bộ phận thiết kế: thiết kế mẫu mã, triển khai các kỹ thuật sản xuất và giám sát hoạt động sản xuất theo đúng tiêu chuẩn của sản phẩm hay đúng yêu cầu của khách hàng. Đồng thời, tham mƣu với chủ nhiệm về thiết kế, kỹ thuật, tiến độ sản xuất.

- Bộ phận kế toán: Quản lý hàng tồn kho về mặt số lƣợng và giá trị nhằm kịp thời báo cáo lên cấp trên. Lập các báo cáo kế toán đáp ứng yêu cầu của chủ nhiệm vào định kỳ. Quản lý thu - chi. Lập, dự trữ, bảo quản hồ sơ, tài liệu. Cung cấp số liệu cho các bộ phận có liên quan khi có yêu cầu. Cân đối tài chính.

- Bộ phận kho: Quản lý tốt hàng tồn kho về mặt số lƣợng. Báo cáo đầy đủ, chính xác tình hình xuất - nhập - tồn kho. Theo dõi, kiểm tra số lƣợng tồn kho thực tế. Bảo đảm giao nhận hàng đúng hẹn, đúng hợp đồng.

- Bộ phận kinh doanh: Tiếp khách, chăm sóc khách hàng. Giao dịch, mở rộng quan hệ, tìm đối tác, khách hàng, tìm kiếm thị trƣờng. Kiểm tra, đôn đốc nhân viên giao nhận hàng đúng hẹn. Xây dựng kế hoạch mua, bán hàng hóa, thống kê, phân tích các hoạt động kinh tế, tiến hành điều chỉnh kế hoạch kinh doanh theo tình hình mới, tổng hợp và phân tích tình hình hoạt động, thƣờng xuyên báo cáo với chủ nhiệm, phó chủ nhiệm để có kế hoạch giải quyết và những quyết định kịp thời khi tình hình kinh doanh thay đổi. Đề xuất các biện pháp, chiến lƣợc giá để thu hút khối lƣợng hàng mua vào hay đẩy mạnh khối lƣợng hàng hóa bán ra.

- Bộ phận nghiên cứu và phát triển thị trƣờng: tìm hiểu thị trƣờng, xu hƣớng tiêu dùng và môi trƣờng kinh doanh bằng cách thu thập thông tin, xử lý số liệu, phân tích và viết báo cáo có sử dụng các công cụ nghiên cứu khoa học.

24

Thông qua việc khảo sát nghiên cứu thị trƣờng, HTX có thể nắm bắt đƣợc nhu cầu cũng nhƣ mong đợi của ngƣời tiêu dùng để tạo ra SP thích hợp và đƣa ra quyết định đúng đắn trong kinh doanh.

3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 3.4.1 Sơ đồ tổ chức

Nguồn: Phòng kế toán của HTX

Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

- Kế toán trƣởng: Tổ chức và trực tiếp chỉ đạo chung toàn bộ công tác kế toán của HTX, điều hành bộ máy kế toán hoạt động theo đúng quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp. Bố trí, sắp xếp lực lƣợng cán bộ nhân viên kế toán, tổ chức hạch toán kế toán, kiểm tra quản lý tài chính. Giám sát, báo cáo, phản ánh kết quả kinh doanh của đơn vị.

- Kế toán tổng hợp: trợ giúp kế toán trƣởng, đồng thời cuối tháng có trách nhiệm tổng hợp các chứng từ trong tháng. Ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong đơn vị. Lập báo cáo tài chính theo quy định của đơn vị. Lập báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và nộp cho cục thuế theo đúng thời hạn quy định.

- Kế toán thanh toán: là ngƣời phụ trách chứng từ ban đầu cuối ngày để thực hiện thu, chi, nhập, xuất; mở sổ chi tiết theo dõi và xử lý công nợ trong và ngoài đơn vị. Đồng thời, đối chiếu với thủ quỹ để kịp thời ghi chép.

- Kế toán kho: có nhiệm vụ giám sát và ghi nhận tình hình nhập kho, xuất kho,… các kho vật tƣ, thành phẩm. Lập báo cáo hàng tồn kho, báo cáo tình hình xuất nhập tồn.

- Kế toán giá thành: ghi chép toàn bộ các khoản mục chi phí phát sinh thực tế trong quá trình sản xuất kinh doanh, kiểm tra đối chiếu với định mức.

- Thủ quỹ: quản lý tiền mặt tại quỹ và kiểm quỹ; tiến hành thu, chi khi có chứng từ hợp lệ. Cập nhật thu, chi, tồn tiền mặt vào sổ quỹ. Định kỳ tiến hành

Kế toán trƣởng Kế toán tổng hợp Thủ quỹ Kế toán giá thành Kế toán kho Kế toán thanh toán

25

đối chiếu sổ quỹ với sổ kế toán để báo cáo khi cần cho kế toán trƣởng, chủ nhiệm.

3.4.2 Chế độ kế toán và hình thức kế toán

HTX áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ Trƣởng Bộ Tài Chính ban hành.

Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến kết thúc ngày 31 tháng 12 hàng năm.

Đơn vị tiền tệ sử dụng thống nhất trong kế toán là: đồng Việt Nam. HTX sử dụng hình thức kế toán nhật ký chung.

Đặc điểm cơ bản của hình thức kế toán nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải đƣợc ghi vào sổ nhật ký, mà trọng tâm là sổ nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.

Hình thức kế toán nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu: sổ nhật ký chung; sổ nhật ký đặc biệt; sổ cái; các sổ thẻ, kế toán chi tiết.

Trình tự ghi sổ:

(1)Ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ nhật ký chung.

Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra ngƣời kế toán dùng làm căn cứ để ghi sổ, trƣớc hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ nhật ký để ghi vào sổ cái theo các tài khoản thích hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ nhật ký chung, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đƣợc ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

Trƣờng hợp đơn vị mở các sổ nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đƣợc dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký đặc biệt hàng ngày liên quan. Định kỳ, hoặc cuối tháng, tùy khối lƣợng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên sổ cái, sau đó loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ đƣợc ghi đồng thời vào nhiều sổ nhật ký đặc biệt (nếu có).

(2)Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh.

Sau đó kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (đƣợc lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) đƣợc dùng để lập báo cáo tài chính.

26

Về nguyên tắc, tổng số phát sinh bên Nợ và tổng số phát sinh bên Có trên sổ nhật ký chung bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên bảng cân đối số phát sinh cùng kỳ.

TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN

THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ CHUNG

Hình 3.3 Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung Chứng từ kế toán

BÁO CÁO TÀI CHÍNH SỔ NHẬT KÝ CHUNG Sổ nhật ký đặc biệt Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết SỔ CÁI Bảng cân đối số phát sinh Ghi chú: Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra

27

3.4.3 Phƣơng pháp kế toán

- Phƣơng pháp kế toán thuế giá trị gia tăng: phƣơng pháp khấu trừ. - Phƣơng pháp kế toán hàng tồn kho:

+ Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: tính theo giá gốc.

+ Nguyên tắc tính trị giá hàng tồn kho: phƣơng pháp nhập trƣớc xuất trƣớc (FIFO).

- Phƣơng pháp trích khấu hao tài sản cố định: khấu hao theo đƣờng thẳng.

- Phƣơng pháp tính giá thành: phƣơng pháp theo đơn đặt hàng.

28

Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của HTX qua 3 năm (giai đoạn năm 2011-2013)

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012

Tuyệt đối Tƣơng

đối (%)

Tuyệt đối Tƣơng

đối (%)

Doanh thu bán hàng 6.931.810.687 12.033.773.112 10.647.712.382 5.101.962.425 73,60 (1.386.060.730) (11,52)

Doanh thu thuần 6.931.810.687 12.033.773.112 10.647.712.382 5.101.962.425 73,60 (1.386.060.730) (11,52)

Giá vốn hàng bán 5.188.050.288 11.631.063.006 8.517.591.443 6.443.012.718 124,19 (3.113.471.563) (26,77)

Lãi gộp 1.743.760.399 402.710.106 2.130.120.939 (1.341.050.293) (76,91) 1.727.410.883 428,95

Doanh thu hoạt động tài chính 3.377.885 1.230.424 17.529.068 (2.147.461) (63,57) 16.298.644 1.324,64

Chi phí tài chính - 85.838.611 193.482.147 85.838.611 100 107.643.536 125,40

Chi phí quản lý kinh doanh 1.076.154.856 190.493.252 644.232.862 (885.661.604) (82,30) 453.739.610 238,19

Lợi nhuận thuần 670.983.428 127.608.667 1.309.934.998 (543.374.761) (80,98) 1.182.326.331 926,53

Lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 670.983.428 127.608.667 1.309.934.998 (543.374.761) (80,98) 1.182.326.331 926,53

Chi phí thuế TNDN 134.196.686 25.521.733 261.787.000 (108.674.953) (80,98) 236.265.267 925,74

Lợi nhuận sau thuế 536.786.742 102.086.934 1.048.147.998 (434.699.808) (80,98) 946.061.064 926,72

29

Qua bảng 3.1, ta thấy tình hình kinh doanh của HTX phát triển theo chiều hƣớng tốt dần. Từ năm 2011 – 2013, lợi nhuận HTX có nhiều biến động đáng kể. Năm 2012 lợi nhuận giảm 434.699.808 đồng (tức giảm 80,98%) so với năm 2011. Tuy nhiên, đến năm 2013 lợi nhuận bắt đầu có những chuyển biến tích cực hơn, lợi nhuận sau thuế đạt 1.048.147.998 đồng, tăng 946.061.064 đồng (tức tăng 926,72%) so với năm 2012. Nguyên nhân là do biến động trong doanh thu và chi phí và do năm 2012 nền kinh tế lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Năm 2013 khi nền kinh tế trên đà khôi phục thì HTX quyết định quảng bá sản phẩm để khẳng định vị thế sản phẩm nên các khoản chi phí đồng loạt tăng lên.

- Đối với doanh thu: doanh thu bán hàng 2012 đạt 12.033.773.112 đồng tăng lên 5.101.962.425 (tức tăng 73,60%) so với năm 2011. Nguyên nhân do đơn vị dần lấy đƣợc lòng tin của khách hàng nên lƣợng khách hàng thân thuộc đƣợc giữ vững, lƣợng khách hàng mới và tiềm năng có xu hƣớng tăng, đơn vị nhận đƣợc nhiều hơn các hợp đồng kinh tế. Năm 2013 tuy nền kinh tế đang trên đà khôi phục nhƣng doanh thu bán hàng chỉ có 10.647.712.382 đồng giảm 1.386.060.730 đồng (tức giảm 11,52%) so với năm 2012. Doanh thu hoạt động tài chính năm 2012 là 1.230.424 đồng giảm 2.147.461 đồng (tức 63,57%) so với năm 2011. Năm 2013 doanh thu hoạt động tài chính đạt tới 17.529.068 đồng tăng 16.298.644 đồng (tức 1.324,64%) so với năm 2012. Doanh thu hoạt động tài chính chủ yếu của đơn vị là thu từ lãi các khoản tiền gửi.

- Đối với chi phí: năm 2012 phát sinh một khoản chi phí tài chính là 85.838.611 đồng, còn năm 2011 không có khoản chi phí này. Chi phí này tiếp tục tăng vọt ở năm 2013 là 193.482.147 đồng, tăng 107.643.536 đồng (tức tăng 125,40%) so với năm 2012. Nguyên nhân do để mở rộng quy mô hoạt động, HTX phải huy động vốn vay từ các tổ chức tài chính với lãi suất tƣơng đối cao nên chi phí lãi vay ngân hàng tăng lên. Năm 2013 phát sinh chi phí bán hàng 187.945.542 đồng, còn năm 2011 và năm 2012 không có khoản chi phí này. HTX cần nổ lực ký kết các hợp đồng với nhiều khách hàng quan trọng hơn nữa để góp phần làm giảm chi phí bán hàng.

30

Bảng 3.2 Báo cáo kết quả kinh doanh của 6 tháng đầu năm 2014

Đơn vị tính: đồng

(Nguồn: bộ phận kế toán HTX Kim Hưng)

Nhận xét: Dựa vào bảng 3.2, nhìn chung đơn vị kinh doanh 6 tháng đầu năm 2014 có lãi là 1.034.580.816 đồng. Tuy nhiên chi phí bán hàng của 6 tháng này cao tới 787.585.652 đồng. Nguyên nhân do đơn vị đẩy mạnh chi phí quảng cáo sản phẩm và chi phí thuê mặt bằng để bán sản phẩm tăng cao.

Chỉ tiêu 2014 Doanh thu bán hàng 9.278.771.169 Doanh thu thuần 9.278.771.169 Giá vốn hàng bán 7.024.367.854

Lãi gộp 2.254.403.315

Doanh thu hoạt động tài chính 21.617.756 Chi phí tài chính 14.368.752 Chi phí quản lý kinh doanh 968.676.299 Lợi nhuận thuần 1.292.976.020 Lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 1.292.976.020 CP thuế TNDN 258.395.204 Lợi nhuận sau thuế 1.034.580.816

31

3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƢƠNG HƢỚNG HOẠT ĐỘNG 3.6.1 Thuận lợi 3.6.1 Thuận lợi

Nhà nƣớc có chính sách hỗ trợ về thuế để hỗ trợ việc SXKD cho HTX, góp phần bảo vệ làng nghề, tạo việc làm cho nhiều ngƣời dân và hộ gia đình. Bên cạnh đó góp phần đƣa những sản phẩm thủ công mỹ nghệ lên những tầm cao mới, xuất khẩu sang các nƣớc phƣơng Tây và sản phẩm lại đang rất ƣa chuộng nhờ vào chất liệu thiên nhiên độc đáo.

Là vùng đồng bằng, có hệ thống sông ngòi chằng chịt nên nguồn cung cấp nguyên liệu dồi dào, phƣơng tiện vận chuyển thuận lợi nên giảm đƣợc chi phí sản xuất, hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng đƣợc lợi thế cạnh tranh trên thị trƣờng.

Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc cũng nhƣ đƣợc sự quan tâm

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại hợp tác xã kim hưng (Trang 32)