Trong giá thành sản phẩm sản xuất gồm 3 khoản mục chi phí: CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC.
Mục đích phân tích tình hình biến động các khoản mục giá thành nhằm đánh giá chung mức chênh lệch và tỷ lệ chênh lệch của khoản mục giữa các kỳ phân tích để làm rõ mức tiết kiệm hoặc vƣợt chỉ tiêu của từng khoản mục đến giá thành SP.
2.1.5.1 Phân tích khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CPNVLTT chiếm tỷ trọng trong giá thành khá lớn. Phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu giúp doanh nghiệp hiểu rõ ƣu và nhƣợc điểm trong công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu để sản xuất SP. Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguyên vật liệu là nội dung cơ bản của hạch toán kinh tế và là biện pháp chủ yếu hạ giá thành SP.
2.1.5.2 Phân tích khoản mục chi phí nhân công trực tiếp
CPNCTT là các khoản tiền lƣơng của công nhân trực tiếp đƣợc tính trong giá thành SP, là hao phí lao động chủ yếu tạo ra số lƣợng, chất lƣợng SP, có quan hệ với tỷ lệ biến đổi số SP đƣợc sản xuất.
Phân tích CPNCTT có thể tiến hành cho một số SP sản xuất hoặc toàn bộ SP, đặc biệt cho những SP có sự biến động CPNCTT cao.
Phƣơng pháp phân tích là so sánh tổng CPNCTT thực hiện với tổng chi phí tính theo khối lƣợng thực hiện với định mức hoặc kế hoạch để thấy biến động về mặt tổng số, sau đó dùng phƣơng pháp thay thế liên hoàn xác định các nhân tố ảnh hƣởng và tìm nguyên nhân gây nên mức độ ảnh hƣởng đó.
2.1.5.3 Phân tích khoản mục chi phí sản xuất chung
Đối với khoản mục CPNVLTT, CPNCTT chiếm tỷ trọng cao và là biến phí, có quan hệ với sự biến động của khối lƣợng SP đƣợc sản xuất. Doanh nghiệp có thể kiểm soát và dự toán cách ứng xử của hai khoản mục này dễ dàng khi có biến động của khối lƣợng SP sản xuất.
Khác với CPNVLTT, CPNCTT thì CPSXC có đặc điểm sau:
- Gián tiếp với từng đơn vị SP, do đó phải qua phƣơng pháp phân bổ. - Gồm nhiều nội dung kinh tế, do nhiều bộ phận quản lý khác nhau, số tiền ít.
19