Giải pháp khác

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần số 4 chi nhánh kiêng giang (Trang 87 - 90)

Đội ngũ nhân viên marketing phải năng động, linh hoạt để tìm hiểu, nắm bắt kịp nhu cầu, mong muốn hay thay đổi thị trƣờng xuất khẩu. Đặc biệt phải làm tốt việc nghiên cứu dự báo thị trƣờng, cung cấp thông tin chính xác kịp thời để hỗ trợ Ban giám đốc cùng phòng kế hoạch kinh doanh để có cơ sở ra

76

quyết định, lập ra phƣơng án kinh doanh, quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng.

Cần nâng cao tay nghề của ngƣời lao động, nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Đồng thời có chế độ khen thƣởng đối với những ngƣời lao động tích cực trong công ty.

Củng cố và hoàn thiện quy trình xuất khẩu đảm bảo đúng tiến độ hợp đồng ngoại thƣơng, giữ uy tín với khách hàng.

Tận dụng nguồn phụ phẩm: trong quá trình chế biến, các phụ phẩm từ cá, mực…nên đƣợc giữ lại hoặc sơ chế hoặc bán trực tiếp ra ngoài cho các cơ sở chế biến khác nhƣ cơ sở thức ăn gia súc, gia cầm hộ nuôi cá,…Điều này sẽ làm cho công ty một khoản thu đáng kể vừa giảm chi phí cho việc xử lý chi phí phụ phẩm.

Phối hợp với Hiệp hội thủy sản Việt Nam, bộ thủy sản, cơ quan ban nghành tìm ra những biện pháp đảm bảo cho ngành thủy sản cả nƣớc nói chung và công ty nói riêng trong thời gian dài hạn nhƣ tìm thị trƣờng, nguồn nguyên liệu sạch…

82

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trƣờng, với xu thế hội nhập hiện nay ngày càng có nhiều doanh nghiệp ra đời và sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở lên gay gắt, quyết liệt. Trong môi trƣờng kinh tế quốc tế đó đòi hỏi mỗi nƣớc, mỗi doanh nghiệp cần phải cố gắng nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của mình, đặc biệt là phải tận dụng và phát huy sức mạnh vốn có của doanh nghiệp.

Đối với công ty cổ phần thủy sản số 4 nhìn chung trong 3 năm 2011 đến 6 tháng năm 2014 đây là một giai đoạn mà doanh nghiệp vẫn còn trong tình trạng khó khăn đối với các doanh nghiệp trong nƣớc nói chung và công ty cổ phần thủy sản số 4 nói riêng. Bởi trong giai đoạn này vẫn còn chịu tác động của nền kinh tế sau khủng hoảng, mặt khác ngành thủy sản phải đang đối đâù với những khó khăn nguồn nguyên liệu đầu vào ngày càng khan hiếm, biến động bất thƣờng. Các yếu tố đó tác động tiêu cực đến nền kinh tế nói chung và công ty cổ phần thủy sản nói riêng, qua phân tích ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đạt đƣợc hiệu quả chỉ tiêu năm sau cao hơn năm trƣớc, đang còn nhiều khó khăn gặp phải , lợi nhuận của công ty và tỷ suất sinh lời đều giảm qua các năm phân tích. Tuy trong giai đoạn này công ty chƣa đạt hiệu quả cao, lợi nhuận giảm qua các năm nhƣng công ty hoạt động vẫn có lãi, mang về cho công ty cũng nhƣ các thành phố một nguồn ngoại tệ lớn. Đây là kết quả đáng khích lệ mà công ty đã đạt đƣợc trong giai đoạn khó khăn nhƣ hiện nay. Mặt khác hằng năm công ty góp phần tạo điều kiện công ăn việc làm cho hằng trăm lao động ở địa phƣơng, góp phần giải quyết vấn đề tiêu thụ nguồn nguyên liệu từ các nông hộ, ngƣ dân trong và ngoài địa phƣơng.

Mặc dù còn những khó khăn và hạn chế nhất định, nhƣng với những thành tựu đạt đƣợc trong những năm qua công ty đã và đang từng bƣớc hòa nhập vào sự phát triển chung của đất nƣớc, từng bƣớc khẳng định minh trở thành một trong những đơn vị kinh doanh xuất khẩu chủ lực của cảng cá. Việc dạt đƣợc những kết quả nêu trên, ngoài sự chỉ đạo đúng đắn của ban Giám đốc cùng với sự làm việc năng động, của các bộ phận nhân viên còn có sự tác động bơỉ những yếu tố khách quan thuận lợi cho sự phát triển của công ty. Đó chính là những nhân tố ảnh hƣởng đến bƣớc thành công của công ty, khẳng định đƣợc vị thế và khả năng của công ty trên thị trƣờng.

83

6.2 KIẾN NGHỊ

Trong thời gian thực tập tại công ty cùng với việc thực hiện đề tài “Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thủy sản số 4 chi nhánh Kiên Giang”, tôi xin đƣa ra một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty nhƣ sau:

6.2.1 Đối với nhà nƣớc

- Xây dựng khuôn khổ pháp lý rõ ràng và thông thoáng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho môi trƣờng kinh doanh.

- Xây dựng các tiêu chuẩn Việt Nam về chất lƣợng, vệ sinh, môi trƣờng sao cho phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về thủy sản. Đồng thời nhà nƣớc cần lập kế hoạch để có thể tiến hành ký kết một số hiệp định cấp chính phủ với nƣớc xuất khẩu với nƣớc xuất khẩu chính để công nhận lẫn nhau kết quả xét nghiệm đối với các sản phẩm thủy sản. Để hỗ trợ cho các nhà sản xuất trong nƣớc đảm bảo an toàn thủy sản khi xuất khẩu ra nƣớc ngoài. Bắt buộc các doanh nghiệp, xi nghiệp chế biến thuỷ sản phải đạt tiêu chuẩn quốc tế về thủy sản. Đào tạo đội ngũ cán bộ trong công tác xuất nhập khẩu, tiến hành cải cách các thủ tục hành chính, tạo môi trƣờng kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển thƣơng mại điện tử thông qua định hƣớng lựa chọn mô hình phát triển phù hợp và hiệu quả.

Thƣờng xuyên tổ chức các cuộc gặp giữa các doanh nghiệp với các đối tác nƣớc ngoài. Nỗ lực đàm phán thuyết phục các nƣớc giảm bớt hàng rào bảo hộ mậu dịch tạo điều kiện hoạt động xuất khẩu thủy sản. Tổ chức hội chợ triển lãm quốc tế nhằm quảng bá rộng rãi cá mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong đó có mặt hàng thủy sản.

- Chính phủ cần áp dụng các biện pháp khác nhau nhằm hỗ trợ và giúp đỡ doanh nghiệp khi bị nƣớc ngoài kiện.

Có những chính sách nhằm thúc đẩy nền kinh tế nói chung và ngành thủy sản nói riêng khi bị tác động của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần số 4 chi nhánh kiêng giang (Trang 87 - 90)