Phân tích tình hình dƣ nợ ngắn hạn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại agribank chi nhánh huyện thới lai (Trang 50 - 54)

Dƣ nợ cho vay là khoản tiền đã giải ngân mà Ngân hàng chƣa thu hồi về, là chỉ tiêu xác thực để đánh giá về quy mô hoạt động trong từng kỳ. Đây là một chỉ tiêu không thể thiếu khi nói đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Là đơn vị kinh doanh tiền tệ nên mục tiêu hoạt động của Ngân hàng là lợi nhuận. Tuy nhiên Ngân hàng không vì chạy theo lợi nhuận mà không tuân theo các quy luật thị trƣờng, trong quá trình hoạt động của mình Ngân hàng luôn bám sát tình hình kinh tế của địa phƣơng để kịp thời đƣa đồng vốn của mình đầu tƣ vào những ngành, lĩnh vực, đối tƣợng kinh tế có hiệu quả kinh tế cao.

4.3.3.1Phân tích dư nợ ngắn hạn theo đối tượng kinh tế

Bảng 4.7a: Tình hình dƣ nợ ngắn hạn theo đối tƣợng kinh tế của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Thới Lai từ 2011 – 2013

Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2013 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Dƣ nợ 179.406 200.470 235.055 21.064 11,74 34.585 17,25 Doanh nghiệp 5.120 8.020 13.600 2.900 56,64 5.580 69,58 Hộ sản xuất 174.286 192.450 221.455 18.164 10,42 29.005 15,07

Bảng 4.7b: Tình hình dƣ nợ ngắn hạn theo đối tƣợng kinh tế của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Thới Lai 06 tháng 2013 với 06 tháng 2014

Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 06 tháng đầu năm 2013 06 tháng đầu năm 2014 Chênh lệch 06T 2014/ 06T 2013 Số tiền % Dƣ nợ 227.253 247.746 20.493 9,02 Doanh nghiệp 11.620 24.500 12.880 110,84 Hộ sản xuất 215.633 223.246 7.613 3,53

Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thới Lai (06T/2013, 06T/2014)

Đối với doanh nghiệp

Vì đây là đối tƣợng kinh tế đƣợc ngân hàng chú trọng đầu tƣ nên tất yếu sẽ có dƣ nợ ngắn hạn tăng rất mạnh qua các năm. Nhằm góp phần ổn định và phát triển kinh tế địa phƣơng theo đúng hƣớng cơ cấu kinh tế của huyện, đồng thời để đảm bảo an toàn nguồn vốn, kinh doanh có lãi nên ngân hàng chủ yếu đầu tƣ đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn. Với việc đối tƣợng kinh tế này gia tăng trên địa bàn huyện và có nhiều phƣơng án đƣợc ngân hàng chấp thuận nên đã góp phần dƣ nợ tăng lên. Bên cạnh đó, một số khách hàng là các doanh nghiệp tƣ nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn…trên địa bàn huyện đã trở thành khách hàng quen thuộc, đƣợc ngân hàng cấp hạn mức tín dụng cao để hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh. Tiềm năng để mở rộng dƣ nợ cho đối tƣợng kinh tế này còn rất lớn vì cùng với sự phát triển kinh tế huyện thì số lƣợng các doanh nghiệp mới sẽ tăng lên trong thời gian sắp tới.

Đối với hộ sản xuất

Đây là đối tƣợng cho vay chính của Agribank Thới Lai nên dƣ nợ cá nhân luôn chiếm tỷ trọng cao hơn doanh nghiệp trong tổng dƣ nợ ngắn hạn. Dƣ nợ có đƣợc sự tăng trƣởng qua các năm là do nhu cầu vay vốn của ngƣời dân ngày càng nhiều để phục vụ cho SXKD. Có nhiều khách hàng cá nhân do trƣớc đây chƣa đƣợc tiếp cận đến nguồn vốn vay của ngân hàng, một số cá nhân thiếu kinh nghiệm trong trồng trọt chăn nuôi nên sử dụng vốn chƣa hiệu quả nên cần nhiều vốn hơn để chuyển đổi cơ cấu sản xuất cho phù hợp với tình hình kinh tế trên địa bàn, do đó dƣ nợ ngắn hạn tăng là điều tất yếu. Mặt khác, đây là địa bàn nông thôn nên ngân hàng tập trung vốn cho vay đối tƣợng này là phù hợp.

4.3.3.2 Phân tích dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế

Bảng 4.8a: Tình hình dƣ nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Thới Lai từ 2011 – 2013

Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Dƣ nợ 179.406 200.470 235.055 21.064 11,74 34.585 17,25 Nông nghiệp 38.109 53.661 70.415 15.552 40,81 16.754 31,22 Thủy sản 33.541 24.643 20.871 -8.898 -26,53 -3.772 -15,31 TMDV 92.643 106.473 124.449 13.830 14,93 17.976 16,88 Khác 15.113 15.693 19.320 580 3,84 3.627 23,11

Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo & PTNT chi nhánh huyện Thới Lai (2011 – 2013)

Bảng 4.8b: Tình hình dƣ nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Thới Lai 06 tháng 2013 với 06 tháng 2014

Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 06 tháng đầu năm 2013 06 tháng đầu năm 2014 Chênh lệch 06T 2014/ 06T 2013 Số tiền % Dƣ nợ 227.253 247.746 20.493 9,02 Nông nghiệp 58.626 73.107 14.481 24,70 Thủy sản 21.933 18.575 -3.357 -15,31 TMDV 129.897 143.774 13.877 10,68 Khác 16.798 12.290 -4.508 -26,84

Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thới Lai (06T/2013, 06T/2014)

Qua bảng số liệu 4.8a và 4.8b ta thấy, tình hình dƣ nợ của NHNo & PTNT huyện Thới Lai theo ngành kinh tế qua các năm đều tăng trƣởng tốt. Tập trung chủ yếu ở hai ngành TMDV và nông nghiệp.

Đối với sản xuất nông nghiệp

Nhìn chung thì dƣ nợ ngành SXNN tăng qua các năm. Nguyên nhân là do trong ngƣời dân đã đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nên cần nhiều vốn để đầu tƣ mua trang thiết bị máy móc cần thiết phục vụ sản xuất nhƣng chƣa thu hồi vốn lại kịp để trả nợ cho ngân hàng, vì vậy làm cho dƣ nợ ngắn hạn tăng lên nhanh chóng. Mặt khác, SXNN là ngành trọng tâm của nền kinh tế địa phƣơng và cũng là đối tƣợng cho vay chủ yếu của ngân hàng, góp phần đáng kể vào thu nhập của ngân hàng nên ngân hàng đã hỗ trợ vốn đắc lực để ngƣời dân phát triển kinh tế.

Đối với nuôi trồng thủy sản

Đây là nguồn vốn cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu mua tôm giống, cá giống, thức ăn, thuốc ngừa bệnh và các chi phí khác phục vụ nuôi trồng thủy sản. Do trong những năm qua lĩnh vực nuôi trồng thủy sản có nhiều khó khăn nhƣ nguồn nƣớc không ổn định, bị ô nhiễm dẫn đến tôm, cua, cá… bị thất mùa. Mặt khác, do có một số thời điểm giá xăng dầu tăng cao, giá cả sản phẩm xuống thấp làm cho ngƣ dân bị thua lỗ, vì vậy mà ngƣời dân cũng e ngại đầu tƣ vào lĩnh vực này. Mặt khác, trƣớc sự biến động của nền kinh tế nhƣ nhƣ hiện nay ngân hàng cũng cân nhắc nguồn vốn để sử dụng tốt nhất và hiệu quả cao nhất. Chính những lý do trên làm dƣ nợ trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đã giảm liên tục.

Đối với thương mại dịch vụ

Dƣ nợ ngành thƣơng mại dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất trong tất cả các nhóm ngành. Dƣ nợ của ngành này cũng tăng qua các năm. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế nhƣ hiện nay chính sách cơ cấu kinh tế cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hƣớng khai thác hợp lý, có hiệu quả, phù hợp với tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phƣơng, chú trọng phát triển ngành thƣơng mại dịch vụ. Trên cơ sở đó, Agribank Thới Lai luôn tạo mọi điều kiện hỗ trợ cho ngành TMDV trên địa bàn đƣợc phát triển thuận lợi, từng bƣớc mở rộng dƣ nợ để đáp ứng nhu cầu về vốn cho các đối tƣợng. Việc Ngân hàng đẩy mạnh hoạt động đối với ngành thƣơng mại dịch vụ cho thấy Ngân hàng có tầm nhìn chiến lƣợc đối với việc phát triển của ngành này trong tƣơng lai.

Đối với ngành khác

Ngoài việc đầu tƣ vào 3 ngành chủ lực trên thì ngân hàng còn chủ động cho vay ngành nghề khác nhằm làm tăng doanh số cho vay hàng năm nhƣ: cho vay đầu tƣ xây dựng nhà để phục vụ sản xuất, nhà ở, phƣơng tiện phục vụ đi

lại, mua máy móc phục vụ vận tải chuyên chở phục vụ sản xuất, tiểu thủ công nghiệp…Nhìn vào bảng số liệu ta thấy trong 3 năm qua, doanh số cho vay trong lĩnh này đã có xu hƣớng tăng lên. Riêng 06 tháng đầu năm 2014 so với cùng kỳ năm 2013 dƣ nợ chỉ đạt 12.290 triệu đồng, giảm 4.508 triệu đồng, giảm 26,84%.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại agribank chi nhánh huyện thới lai (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)