Phân tích tình hình doanh số cho vay ngắn hạn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại agribank chi nhánh huyện thới lai (Trang 42 - 46)

4.3.1.1 Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn theo đối tượng kinh tế

Bảng 4.3a: Doanh số cho vay ngắn hạn theo đối tƣợng kinh tế của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Thới Lai từ 2011 – 2013

Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền %

Doanh số cho vay 352.109 361.104 416.274 8.995 2,55 55.170 15,28

Doanh nghiệp 11.420 15.800 17.550 4.380 38,4 1.750 11,08 Hộ sản xuất 340.689 345.304 398.724 4.615 1,35 53.420 15,47

Bảng 4.3b: Doanh số cho vay ngắn hạn theo đối tƣợng kinh tế của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Thới Lai 06 tháng 2013 với 06 tháng 2014

Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 06 tháng đầu năm 2013 06 tháng đầu năm 2014 Chênh lệch 06T2014/06T2013 Số tiền %

Doanh số cho vay 203.876 235.083 31.207 15,31

Doanh nghiệp 9.800 27.545 17.745 181,07

Hộ sản xuất 194.076 207.538 13.462 6,94

Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo & PTNT chi nhánh huyện Thới Lai (06T/2013, 06T/2014)

Đối với doanh nghiệp

Doanh nghiệp là nhóm khách hàng rất đƣợc ngân hàng coi trọng. Đa số khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng đều có uy tín trong huyện. Vì thế, ngân hàng luôn luôn tìm kiếm khách hàng này để tăng thêm lợi nhuận mà vẫn đảm bảo an toàn cho ngân hàng. DSCV của ngân hàng từ năm 2011 đến 06 tháng đầu năm 2014 đều tăng tuy nhiên nó vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu DSCV ngắn hạn. Nguyên nhân do mặt bằng lãi suất bắt đầu hạ nhiệt từ năm 2012 hoạt động tín dụng khởi sắc khi liên tục tăng khá. Bên cạnh đó, với Quyết định số 53/QĐ-NHNN ngày 15/11/2013, Thống đốc NHNN đã phê duyệt Đề án tái cơ cấu Agribank giai đoạn 2013 – 2015, tập trung cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân, lĩnh vực xuất khẩu, công nghiệp chế biến, doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cũng góp phần làm cho DSCV đối với doanh nghiệp tăng đáng kể.

Đối với hộ sản xuất

Nhìn vào bảng 4.3a và 4.3b, ta thấy DSCV ngắn hạn đối với cá nhân, hộ sản xuất tăng qua các năm. Đây là đối tƣợng khách hàng chủ yếu của NHNo & PTNT huyện Thới Lai. Địa bàn của huyện là nông thôn nên ngân hàng chủ yếu đầu tƣ vốn cho sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản…Do vậy, thị phần đầu tƣ của ngân hàng dành cho đối tƣợng kinh tế này là rất lớn. Nguyên nhân chủ yếu của việc tăng trƣởng DSCV là do Agribank Thới Lai đóng vai trò chủ lực trong đầu tƣ cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Do đó, ngân hàng tích cực triển khai cho vay theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP “về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới chú trọng vào hoạt động sản xuất nông nghiệp”. Khách hàng cá nhân của ngân hàng chủ yếu là nông hộ và hộ

sản xuất nên nhu cầu về vốn lƣu động cho sản xuất nông nghiệp cũng tăng theo sự phát triển của nền kinh tế.

4.3.1.2. Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế

Bảng 4.4a: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Thới Lai từ 2011 – 2013

Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền %

Doanh số cho vay 352.109 361.104 416.274 8.995 2,55 55.170 15,28

Nông nghiệp 38.871 95.469 114.673 56.598 145,60 19.204 20,12 Thủy sản 109.656 68.742 52.769 -40.914 -37,31 -15.973 -23,24 TMDV 145.396 147.918 183.574 2.522 1,73 35.656 24,11 Khác 58.186 48.975 65.258 -9.211 -15,83 16.283 33,25

Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo & PTNT chi nhánh huyện Thới Lai (2011 – 2013)

Bảng 4.4b: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Thới Lai 06 tháng 2013 với 06 tháng 2014

Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 06 tháng đầu năm 2013 06 tháng đầu năm 2014 Chênh lệch 06T 2014/ 06T 2013 Số tiền %

Doanh số cho vay 203.876 235.083 31.207 15,31

Nông nghiệp 59.191 71.097 11.906 20,11

Thủy sản 17.186 13.192 -3.994 -23,24

TMDV 105.833 128.218 22.385 21,15

Khác 21.666 22.576 908 4,19

Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo & PTNT chi nhánh huyện Thới Lai (06T/2013, 06T/2014)

Qua bảng 4.4a và 4.4b ta thấy, DSCV ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Thới Lai qua các năm đều tăng. Với diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện là khá lớn và số lƣợng lao động ở nông thôn cao. Đa số ngƣời dân gắn bó với nghề nông nên DSCV ngắn hạn

chủ yếu tập trung vào sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó, ngành TM – DV và ngành khác cũng đƣợc Huyện ngày càng chú trọng nên chiếm tỷ trọng rất lớn trong DSCV ngắn hạn. Cụ thể nhƣ sau:

Đối với lĩnh vực nông nghiệp

Đây là những khoản mà Ngân hàng cho vay chủ yếu để trồng cây ăn trái, sen, rau màu, trồng lúa và chăn nuôi… Ta thấy trong 3 năm qua doanh số cho vay trong lĩnh vực này chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong ngành nghề mà ngân hàng đầu tƣ, đây cũng là điều khá hợp lý vì mục đích chính của Ngân hàng là cho vay để sản xuất nông nghiệp. Nhìn chung, doanh số cho vay nông nghiệp qua các năm đều tăng. Nguyên nhân DSCV ngắn hạn trong giai đoạn này của ngân hàng tăng lên là do ngân hàng thực hiện Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Vì vậy, ngân hàng ƣu tiên cho vay vốn đối với khách hàng làm nông nghiệp. Từ đó, thấy đƣợc ƣu đãi lớn từ ngân hàng nên các hộ dân mạnh dạn vay vốn để đầu tƣ máy móc thiết bị nhƣ máy xạ lúa, máy gặt đập liên hợp, cải tạo vƣờn trồng rau màu và cây ăn trái … Ngoài ra đối với lĩnh vực chăn nuôi thì chi phí mua con giống, thuốc phòng bệnh, xây dựng chuồng trại là chủ yếu. Bên cạnh đó, cần thêm khoản tiêm vacxin phòng bệnh cho gia súc gia cầm định kỳ phòng trừ dịch bệnh để chúng phát triển tốt. Tất cả những chi phí trên điều góp phần làm cho DSCV của ngân hàng tăng.

Đối với nuôi trồng thủy sản

Đây là nguồn vốn cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu mua tôm giống, cá giống, thức ăn, thuốc ngừa bệnh và các chi phí khác phục vụ nuôi trồng thủy sản. Do trong những năm qua lĩnh vực nuôi trồng thủy sản có nhiều khó khăn nhƣ có một số thời điểm giá xăng dầu tăng cao, giá cả sản phẩm xuống thấp làm cho ngƣời nuôi bị thua lỗ, tình hình sử dụng tiềm năng nguồn lợi thủy sản chƣa hiệu quả, thiếu bền vững do phát triển tự phát, thiếu hoặc không tuân thủ quy hoạch, làm cho đầu ra không ổn định. Môi trƣờng bị biến đổi theo chiều hƣớng xấu ngày càng nhiều chất thải không qua xử lý từ các lƣu vực sông khiến các loài thủy sản dễ mất bệnh và có thể gây chết. Sự cạnh tranh trong xuất nhập khẩu thủy sản trên thị trƣờng thế giới ngày càng khốc liệt, đặc biệt về yêu cầu ch ất lƣợng và an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, thƣơng hiệu sản phẩm đòi hỏi ngày càng cao và chặt chẽ hơn vì vậy mà ngƣời dân cũng e ngại đầu tƣ vào lĩnh vực này. Mặt khác, trƣớc sự biến động của nền kinh tế nhƣ hiện nay, Ngân hàng cũng cân nhắc nguồn vốn để sử dụng tốt nhất và hiệu quả cao nhất. Chính những lý do trên làm doanh số cho vay trong nuôi trồng thủy sản đã giảm liên tục trong các năm nghiên cứu.

Thương mại dịch vụ

Trong những năm qua NHNo & PTNT huyện Thới Lai đã và đang đẩy mạnh hoạt động cho vay ngành thƣơng mại dịch vụ đối với khách hàng là cá nhân và hộ gia đình có nhu cầu vay vốn lƣu động thƣờng xuyên để hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ. Tại huyện Thới Lai ngành thƣơng mại dịch vụ chủ yếu là buôn bán thức ăn chăn nuôi, tôm, cá, kinh doanh xăng dầu, buôn bán vật tƣ nông nghiệp… Nhìn chung, doanh số cho vay tăng đáng kể, đặc biệt là trong năm 2013 đạt 183.574 triệu đồng, tăng 35.656 triệu đồng so với năm 2012, DSCV 06T/2014 so với cùng kỳ 2013 cũng đạt 128.218 triệu đồng tăng 22.385 triệu đồng. Sự gia tăng của doanh số cho vay và chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn cho vay một phần là do huyện Thới Lai đang trên đà phát triển, các công ty, khu mua bán ngày càng nhiều nên nhu cầu vay vốn phục vụ đầu tƣ kinh doanh ngày càng tăng, một mặt là do hoạt động cho vay chính của Ngân hàng là nhằm vào đối tƣợng nông nghiệp và thủy sản, nhƣng do lĩnh vực thủy sản trong những năm gần đây gặp không ít khó khăn nên doanh số cho vay có nhiều biến động. Vì vậy mà Ngân hàng mở rộng đầu tƣ trong lĩnh vực này nhằm đảm bảo cho đồng vốn đƣợc quay vòng liên tục hay không bị ứ đọng, có nhƣ vậy thì hoạt động tín dụng mới mang lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng.

Đối với ngành khác

Nhìn vào bảng số liệu 4.4a và 4.4b ta thấy, DSCV có xu hƣớng tăng trong những năm qua. Ngoài việc đầu tƣ vào 3 ngành chủ lực trên thì ngân hàng còn chủ động cho vay ngành nghề khác nhằm làm tăng doanh số cho vay hàng năm nhƣ: cho vay đầu tƣ xây dựng nhà để phục vụ sản xuất, nhà ở, phƣơng tiện phục vụ đi lại, cho vay mua sắm trang thiết bị phục vụ đời sống…

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại agribank chi nhánh huyện thới lai (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)