phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thới Lai
- NHNo & PTNT huyện Thới Lai là một trong những chi nhánh của NHNo & PTNT thành phố Cần Thơ, đƣợc thành lập theo Quyết định số
431/QĐ/NHNo-TCCB, ngày 16 tháng 04 năm 2009 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị NHNo & PTNT Việt Nam.
- NHNo & PTNT huyện Thới Lai có trụ sở chi nhánh đặt tại ấp Thới Thuận B, Thị Trấn Thới Lai gồm 12 xã và 1 thị trấn trực thuộc.
- Ra đời giữa lúc nền kinh tế đang chuyển mình, hoạt động trong cơ chế thị trƣờng với biết bao thử thách nghiệt ngã, bao trở ngại khó khăn cùng với sự thiếu thốn về cơ sở vật chất và về nhân lực, nhƣng với lòng quyết tâm, sự phấn đấu nổ lực của cán bộ công nhân viên toàn chi nhánh cùng với sự hổ trợ quan tâm của huyện Ủy, Ủy ban Nhân dân huyện và NHNo & PTNT TP Cần Thơ chi nhánh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2013.
- Với phƣơng châm “ Kinh doanh để phục vụ - phục vụ để kinh doanh” NHNo & PTNT huyện Thới Lai đã tận dụng mọi khả năng và năng lực để nâng cao chất lƣợng hoạt động kinh doanh, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, cho vay và các dịch vụ chuyển tiền… đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngƣời dân, nhằm thực hiện các chƣơng trình tài trợ phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn, cải thiện và nâng cao đời sống ngƣời dân.
- NHNo & PTNT huyện Thới Lai giờ đây đã trở thành một ngƣời bạn đáng tin cậy của các doanh nghiệp, hộ sản xuất, đặc biệt là hộ nông dân trên địa bàn huyện, đồng thời tác động tích cực trong việc phát triển kinh tế, góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân trong toàn huyện. Qua các năm hoạt động trên lĩnh vực cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn Ngân hàng huyện có một số thuận lợi, khó khăn sau:
a) Thuận lợi
- Ngân hàng đƣợc sự hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phƣơng.
- Khách hàng của ngân hàng là khách hàng truyền thống, chủ yếu là nông dân có bản chất thật thà.
- Ngân hàng ngày càng đƣợc sự tin tƣởng của các tầng lớp nhân dân và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn.
- Cán bộ nghiệp vụ nhất là cán bộ tín dụng, kế toán đa số đã tốt nghiệp đại học, có trình độ và khả năng quản lý kinh tế nông nghiệp nông thôn.
b) Khó khăn
- Trong những năm qua giá cả các mặt hàng nông sản thực phẩm, lƣơng thực luôn biến động, giá chi phí cho sản xuất ngày càng tăng dẫn đến thu nhập của nông dân thấp, có phần ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng chƣa mạnh dạn đầu tƣ cho nhu cầu của xã hội.
- Tình hình thiên tai, dịch bệnh trong những năm qua diễn biến phức tạp:
mƣa bão, lũ lụt, dịch bệnh liên tiếp xảy ra ngày càng trầm trọng dẫn đến sản lƣợng, chất lƣợng sản phẩm làm ra của hộ nông dân không đƣợc đảm bảo.
- Một số hộ vay không ý thức quản lý và sử dụng đồng vốn ngân hàng hiệu quả dẫn đến tình trạng mất hoặc thiếu khả năng trả nợ.
- Lực lƣợng cán bộ tác nghiệp và quản lý còn thiếu ảnh hƣởng đến quá trình hoạt động của ngân hàng, nhất là cán bộ tín dụng và cán bộ kiểm soát.
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG CỦA TỪNG BỘ PHẬN CỦA NHNNo & PTNT HUYỆN THỚI LAI
3.2.1 Cơ cấu tổ chức
NHNo & PTNT huyện Thới Lai có tổng số cán bộ công nhân viên là 25 ngƣời, trong đó gồm: 01 Giám đốc, 01 phó Giám đốc, 01 trƣởng phòng kinh doanh, 01 trƣởng phòng kế toán, 08 CBTD, 07 kế toán, 03 kiểm ngân, 03 hành chánh.
Nguồn: Phòng kế hoạch – kinh doanh, ngày 01/01/2014
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thới Lai. Công tác tổ chức cán bộ cực kỳ quan trọng, là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thành công của NHNo & PTNT huyện Thới Lai. Ban giám đốc hết sức quan tâm đến việc tuyển chọn và đề bạt cán bộ đúng tiêu chuẩn, có năng lực, đúng ngƣời đúng việc, luôn quan tâm, động viên, khuyến khích cán bộ công nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
P.GĐ KẾ TOÁN
PHÒNG KẾ TOÁN – NGÂN QUỸ QUYQUỸQUỸ
PHÒNG KINH DOANH
PHÒNG HÀNH CHÁNH P.GĐ PHỤ TRÁCH TD
Trên cơ sở phiếu giao việc hàng tháng đến từng cán bộ, Ban giám đốc thực hiện việc kiểm tra và giao tiến độ thực hiện chƣơng trình công tác. Vào đầu mỗi tháng họp giao ban một lần nhằm đánh giá kết quả hoạt động tháng trƣớc và định hƣớng hoạt động kinh doanh tháng sau phù hợp với chƣơng trình kế hoạch mà Ngân hàng cấp trên đề ra.
Ngoài ra Ban giám đốc cũng quan tâm đến công tác đào tạo đội ngũ cán bộ về chuyên môn và tin học, từ đó tạo ra sự cân bằng và đồng đều về nghiệp vụ chuyên môn, nhằm nâng cao chất lƣợng công tác của từng cán bộ. Trong nội bộ cơ quan có sự đoàn kết cao, tất cả cùng một quyết tâm vì sự tồn tại và phát triển của chi nhánh trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt giữa các Ngân hàng hiện nay.
Giám đốc: Là ngƣời có trách nhiệm trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của chi nhánh, ký duyệt từng HĐTD, tiếp cận, phổ biến và đề ra các biện pháp thực hiện các Quyết định và chỉ thị của Ngân hàng cấp trên giao phó đến từng cán bộ trong chi nhánh.Giám đốc đƣợc quyền quyết định, tổ chức, bổ nhiệm, khen thƣởng hoặc kỷ luật cán bộ công nhân viên trong đơn vị mình.
Phó Giám đốc kế toán: Có trách nhiệm hổ trợ Giám đốc trong các mặt nghiệp vụ, giám sát tình hình hoạt động của các bộ phận trực thuộc, đôn đốc thực hiện các chỉ thị và kế hoạch đã đề ra.
Phòng kinh doanh: Có trách nhiệm trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh nhƣ: tiếp nhận hồ sơ vay vốn, thẩm định dự án và đƣa ra mức đề nghị cho vay để trình lên Giám đốc duyệt, chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý dƣ nợ cho vay và giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Theo dõi tình hình giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, nhu cầu vốn cần thiết để phục vụ tín dụng đầu tƣ, từ đó trình lên Giám đốc có kế hoạch cụ thể. Tổ chức chỉ đạo thông tin, phòng ngừa rủi ro tín dụng, kết hợp với kế toán trong việc theo dõi và thu nợ đến hạn, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng kỳ hạn, đề xuất các biện pháp xử lý các khoản nợ quá hạn. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, sơ tổng kết định kỳ hàng tháng, quý, năm theo quy định của Ngân hàng cấp trên.
Phòng kế toán – ngân quỹ: Thực hiện các thủ tục liên quan đến thanh toán, phát vay cho khách hàng, kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ, hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn, quản lý hồ sơ khách hàng, thực hiện các khoản giao nộp ngân sách nhà nƣớc. Giao chỉ tiêu kế hoạch tài chính, kế toán thu chi tài chính quyết toán tiền lƣơng với các đơn vị trực thuộc. Thiết kế lập trình để thu thập thông tin, số liệu cho các phòng nghiệp vụ, cho Ban giám đốc, phục vụ theo yêu cầu chỉ đạo hàng ngày của hoạt động thông tin trên địa bàn và chuyển tiếp thông tin, số liệu lên Ngân hàng cấp trên. Xử lý
các nghiệp vụ tin học phát sinh trong kinh doanh tại chi nhánh, lên bản cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn hàng ngày thực hiện các báo cáo theo quy định. Thủ quỹ có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát tiền mặt, tài sản trong kho hàng ngày, quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện các quy định biên chế về nghiệp vụ thu, phát, vận chuyển tiền trên đƣờng. Ngân quỹ trực tiếp trong việc thu ngân, giải ngân, giao dịch ký gửi tài sản và các chứng từ có giá, cuối ngày khóa sổ ngân quỹ phát sinh để kịp thời điều chỉnh khi có sai sót, thực hiện các báo cáo theo quy định.
Tổ hành chính - bảo vệ: Bảo vệ trật tự an toàn cho cơ quan và cho khách hàng, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trong và ngoài cơ quan, bảo vệ an toàn tài sản của cơ quan.
3.2.2 Chức năng hoạt động của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Thới Lai huyện Thới Lai
Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thới Lai là ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc, kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng, thực hiện giao dịch trực tiếp với khách hàng với các nghiệp vụ nhƣ sau:
Nhận các lọai tiền gửi bằng đồng Việt nam và ngoại tệ của các tổ chức và cá nhân thuộc mọi đối tƣợng kinh tế với các kỳ hạn đa dạng và lãi suất linh hoạt, hấp dẫn.
Phát hành kỳ phiếu có mục đích, trái phiếu và thực hiện các hình thức huy động vốn khác.
Mở tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm cho cá nhân và tổ chức kinh tế.
Cho vay ngắn hạn và trung hạn bằng đồng Việt nam đối với các khách hành thuộc mọi đối tƣợng kinh tế và tầng lớp dân cƣ với lãi suất thỏa thuận.
Cho vay xây dựng và sửa chữa nhà ở, cho vay đời sống đối với cán bộ công nhân viên, cho vay ngƣời đi lao động và làm việc ở nƣớc ngoài, cho vay cầm cố thẻ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, chiết khấu các loại chứng từ có giá với mức lãi suất thấp.
Thực hiện dịch vụ chuyển tiền và chi trả kiều hối bằng đồng Việt nam và ngoại tệ, chuyển tiền điện tử nhanh chóng với chi phí thấp và an toàn.
Mở tài khoản trả lƣơng qua tài khoản trên cơ sở phát hành thẻ ATM cho hầu hết cán bộ công nhân viên hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc.
3.3. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN THỚI LAI GIAI ĐOẠN 2011 ĐẾN 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2014
Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, một ngân hàng muốn tồn tại đƣợc thì kinh doanh phải có hiệu quả. Tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro và chi phí là mục tiêu hàng đầu của các ngân hàng nói chung và Agribank chi nhánh huyện Thới Lai nói riêng. Trong thời gian qua dù phải đƣơng đầu với không ít khó khăn cả từ bản thân Ngân hàng cũng nhƣ tác động chung của nền kinh tế, nhƣng với sự nỗ lực không ngừng của toàn thể nhân viên và Ban lãnh đạo Ngân hàng, hoạt động kinh doanh Agribank Thới Lai đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ. Để hiểu rõ hơn về kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh huyện Thới Lai từ năm 2011 – 06/2014 ta xem xét bảng sau:
Bảng 3.1a: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Thới Lai từ 2011 - 2013
Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm CHÊNH LỆCH 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Thu nhập 35.538 42.513 40.374 6.975 19,63 -2.139 -5,03 1. Thu từ lãi 33.708 40.786 38.293 7.078 21 -2.493 -6,11 2. Thu từ DV và KD ngoại tệ 1.050 1.020 1.320 -30 -2,86 300 29,41 3. Thu khác 780 707 761 -73 -9,36 54 7,64 Chi phí 32.962 39.674 38.213 6.712 20,36 -1.461 -3,68 1. Chi phí huy động vốn 23.673 29.642 28.912 5.969 25,21 -730 -2,46 2. Chi phí dịch vụ 862 954 1.020 92 10,67 66 6,92 3. Chi phí khác 8.427 9.078 8.281 651 7,73 -797 -8,78 Lợi nhuận 2.576 2.839 2.161 263 10,21 -678 -23,88
Bảng 3.1b: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Thới Lai 06 tháng 2013 với 06 tháng 2014
Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 06 tháng đầu năm 2013 06 tháng đầu năm 2014 CHÊNH LỆCH 06T 2014/ 06T2013 Số tiền % Thu nhập 20.570 20.657 87 0,42 1. Thu từ lãi 19.341 19.043 -298 -1,54 2. Thu từ DV và KD ngoại tệ 764 972 208 27,23 3. Thu khác 465 642 177 38,06 Chi phí 19.494 19.553 59 0,30 1. Chi phí huy động vốn 14.574 13.847 -727 -4,99 2. Chi phí dịch vụ 655 720 65 9,92 3. Chi phí khác 4.265 4.986 721 16,91 Lợi nhuận 1.076 1.104 28 2,60
Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo & PTNT chi nhánh huyện Thới Lai (06T/2013, 06T/2014)
Thu nhập
Về cơ cấu thu nhập của Ngân hàng, thu nhập từ lãi chiếm phần lớn (chủ yếu nhƣ tiền lãi cho vay khách hàng, tiền lãi từ vốn điều chuyển nội bộ) luôn chiếm trên 94% tổng thu nhập qua các năm. Bên cạnh đó, trong giai đoạn nghiên cứu tốc độ tăng trƣởng của thu nhập lãi là không đồng đều, thu nhập lãi tăng vào năm 2012 đạt 40.786 triệu đồng tăng 21% so với năm 2011. Thu nhập lãi giảm nhẹ vào năm 2013 và 06 tháng đầu năm 2014 so với cùng kỳ 2013, chính yếu tố này cũng làm cho sự tăng trƣởng trong thu nhập của Ngân hàng không đồng đều. Tuy nhiên, thu nhập vẫn có xu hƣớng tăng, điều đó cho thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng đang tăng trƣởng về quy mô. Phần thu nhập còn lại là thu nhập phi lãi chủ yếu là từ thu nhập từ dịch vụ chuyển tiền, kinh doanh ngoại tệ, tuy nhiên phần thu nhập này chỉ mới chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu thu nhập của Ngân hàng.
Chi phí
Tƣơng tự nhƣ phần thu nhập, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí vẫn là chi phí lãi vay vì hoạt động chủ yếu của Ngân hàng vẫn là hoạt động tín dụng và chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động từ dân cƣ. Chi phí lãi vay có tốc độ tăng trƣởng không đồng đều, nó tƣơng ứng với mức tăng trƣởng của thu
nhập lãi nên không ảnh hƣởng nhiều đến tăng trƣởng lợi nhuận của Ngân hàng. Chi phí trả lãi tiền gửi có xu hƣớng giảm dần qua ba năm là do trong giai đoạn nghiên cứu ngân hàng ngày càng chú trọng hơn trong công tác huy động vốn để giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển từ hội sở nên số dƣ huy động vốn của ngân hàng tăng. Năm 2013 và 06 tháng đầu năm 2014, chi phí lãi có phần giảm nhẹ trong khi vốn huy động tăng, điều này cho thấy ngân hàng đã không ngừng đẩy mạnh công tác huy động vốn, do đó đã làm giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển góp phần làm giảm chi phí trả lãi tiền vay cho ngân hàng.
Lợi nhuận
Qua bảng số liệu trên ta thấy lợi nhuận của ngân hàng có xu hƣớng giảm nhƣng không đáng kể. Điều này cho thấy ngân hàng cũng không tránh khỏi ảnh hƣởng của tình trạng khủng hoảng kinh tế thế giới, lạm phát trong nƣớc, tăng trƣởng tín dụng thấp... Tuy nhiên, do kinh tế huyện chủ yếu là sản xuất nông, ngƣ nghiệp với quy mô không lớn nên mức độ ảnh hƣởng không cao. Ta thấy lợi nhuận của ngân hàng có xu hƣớng gia tăng vào năm 2012 đạt 2.839 triệu đồng, nhƣng sang năm 2013 giảm còn 2.161 triệu đồng. Lãi suất huy động giảm mạnh, chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng trƣởng tín dụng lại thấp, nợ xấu lớn nhƣ hiện nay cũng đã hạn chế dòng chu chuyển vốn trong nền kinh tế, ảnh hƣởng tiêu cực không chỉ với ngân hàng mà còn cả các doanh nghiệp do bị đọng vốn trong nợ xấu, ngân hàng không có điều kiện mở rộng tăng trƣởng tín dụng, ngân hàng ngần ngại hơn trong việc cho vay, chỉ tập trung cho vay vào những khách hàng có uy tín, có khả năng về tài chính, khiến cho hoạt động sản xuất của nền kinh tế gặp khó khăn.
Lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2014 đạt 1.104 triệu đồng, tăng 28 triệu đồng so với cùng kỳ 2013. Điều này cho thấy dấu hiệu khởi sắc của nền kinh tế đã tác động đến hệ thống ngân hàng nói chung và Agribank Thới Lai nói riêng.