Phƣơng pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại agribank chi nhánh huyện thới lai (Trang 25)

 Mục tiêu 1, mục tiêu 2: Sử dụng phƣơng pháp so sánh bằng số tuyệt đối và số tƣơng đối từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2014. Từ đó thấy đƣợc sự chênh lệch tăng hay giảm để đánh giá tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng. Bên cạnh đó mục tiêu 2 còn sử dụng các chỉ số tài chính nhƣ: Dƣ nợ ngắn hạn/ nguồn vốn huy động, nợ xấu ngắn hạn/dƣ nợ ngắn hạn, vòng vay vốn tín dụng ngắn hạn, hệ số thu nợ ngắn hạn nhằm đánh giá đƣợc hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng trong thời gian qua.

- Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa

trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.

Trong đó:

yo : chỉ tiêu năm trƣớc y1 : chỉ tiêu năm sau

∆y : là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

Phƣơng pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính toán với số liệu năm trƣớc của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

- Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

yo : chỉ tiêu năm trƣớc. y1 : chỉ tiêu năm sau.

∆y : biểu hiện tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu kinh tế.

Phƣơng pháp dùng để làm rõ tình hình biến động các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trƣởng của chỉ tiêu giữa các năm

0

1 y

y y   

và so sánh tốc độ tăng trƣởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

 Mục tiêu 3: Tổng hợp các phân tích, đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2014 nhằm tìm ra những mặt đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn chế. Từ đó đề ra giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng.

CHƢƠNG 3

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN THỚI LAI 3.1 GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN THỚI LAI

3.1.1 Khái quát về tình hình kinh tế huyện Thới Lai

Huyện Thới Lai đƣợc thành lập theo nghị định số 05/2004/NĐ.CP ngày 02 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ. Huyện Thới Lai là một huyện vùng ven của thành phố Cần Thơ, gồm 13 đơn vị hành chính ( 12 xã và 1 thị trấn) với diện tích tự nhiên 25.566 ha, trong đó diện tích trồng lúa 17.963 ha. Dân số gồm 26.508 hộ với 121.321 ngƣời.

Huyện có nền nông nghiệp phát triển đa dạng, là nơi có Viện lúa Đồng bằng Sông Cửu Long và Trung tâm giống của thành phố Cần Thơ đóng trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi để huyện đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhất là trong nông nghiệp. Kết cấu hạ tầng nông thôn đƣợc đầu tƣ xây dựng khá đồng bộ, các hoạt động văn hóa – xã hội đƣợc triển khai thực hiện rộng khắp, đáp ứng kịp thời nhu cầu đời sống tinh thần cho nhân dân.

Nhân dân trong huyện cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất, có ý thức chấp hành chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc và hăng hái tham gia thực hiện các phong trào hành động cách mạng của địa phƣơng.

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế GDP bình quân đạt 9,77%, thu nhập bình quân đầu ngƣời là 10.310.000 đồng/ngƣời/năm.Về cơ cấu kinh tế vào cuối năm 2013 thì:

Khu vực I ( Nông – Lâm – Ngƣ nghiệp) chiếm 70,96%.

Khu vực II ( Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp) chiếm 12,26%. Khu vực III ( Dịch vụ - Thƣơng mại) chiếm 16,78%.

Nhìn chung tình hình kinh tế trên địa bàn huyện Thới Lai tăng trƣởng cao, giá trị công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thực hiện vƣợt chỉ tiêu kế hoạch, hoạt động sản xuất nông nghiệp phát triển theo hƣớng chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung nhƣ: vùng lúa chất lƣợng cao, mè, đậu nành, dƣa hấu…tạo thêm nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.

a) Về hoạt động sản xuất nông nghiệp

- Cây lúa: Tổng diện tích gieo trồng cả năm 53.335 ha, tổng sản lƣợng 315.779 tấn, năng suất bình quân đạt 5,68 tấn/ha.

- Cây màu: Tổng diện tích sản xuất 2.242 ha, tổng doanh thu ƣớc đạt 20.439.980.000 đồng, bình quân đạt 21.990.000 đồng/ha.

- Vƣờn cây ăn trái: Diện tích vƣờn đã khôi phục chuyên canh cây ăn trái 963 ha trong đó 70% đã cho thu họach. Diện tích vƣờn tạp chƣa cải tạo là 899 ha.

- Nuôi trồng thủy sản: Diện tích thả nuôi 1.070 ha, trong đó cá ruộng là 1.030 ha (năng suất bình quân ƣớc 500 kg/ha, sản luợng đạt 515 tấn), cá tra thâm canh là 12 ha (năng suất bình quân 350 tấn/ha, sản lƣợng 4.200 tấn), cá ao các loại là 12 ha (năng suất bình quân 4 tấn/ha, sản lƣợng 48 tấn), nuôi tôm trên ruộng là 6 ha (năng suất bình quân 950 kg/ha, sản lƣợng 5,7 tấn), ƣơm cá giống là 10 ha (năng suất bình quân 1 tấn/ha, sản lƣợng 104 tấn).

- Chăn nuôi: Đàn heo 32.420 con, đàn bò 1.345 con, đàn trâu 130 con… - Công tác tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật: Kết hợp chƣơng trình IPM với chƣơng trình “3 giảm 3 tăng” trong sản xuất lúa đƣợc đẩy mạnh đã giúp cho ngƣời nông dân nâng cao hiệu quả, giảm chi phí và tăng lợi nhuận, hƣớng dẫn nông dân kỹ thuật thâm canh lúa chất lƣợng cao, trồng màu, sử dụng nông dƣợc an toàn, phƣơng pháp diệt ốc bƣơu vàng, hƣớng dẫn nuôi trồng thủy sản…

b) Về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Toàn huyện có 680 cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp với 4.410 lao động chủ yếu tập trung vào các ngành nhƣ: chế biến lƣơng thực, thực phẩm, xay xát lúa gạo, cơ khí, xây dựng…

c) Về thương mại - dịch vụ

Họat động thƣơng mại và dịch vụ của huyện có nhiều chuyển biến tích cực, thị trƣờng đƣợc mở rộng với nhiều đối tƣợng kinh tế tham gia từ sản xuất, trao đổi, mua bán đến tiêu dùng. Chỉ số giá cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng nhìn chung tƣơng đối ổn định, tuy nhiên giá cả một số mặt hàng còn dao động nhất là các mặt hàng thực phẩm, vật tƣ xây dựng, xăng dầu tăng đột biến.

3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thới Lai phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thới Lai

- NHNo & PTNT huyện Thới Lai là một trong những chi nhánh của NHNo & PTNT thành phố Cần Thơ, đƣợc thành lập theo Quyết định số

431/QĐ/NHNo-TCCB, ngày 16 tháng 04 năm 2009 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị NHNo & PTNT Việt Nam.

- NHNo & PTNT huyện Thới Lai có trụ sở chi nhánh đặt tại ấp Thới Thuận B, Thị Trấn Thới Lai gồm 12 xã và 1 thị trấn trực thuộc.

- Ra đời giữa lúc nền kinh tế đang chuyển mình, hoạt động trong cơ chế thị trƣờng với biết bao thử thách nghiệt ngã, bao trở ngại khó khăn cùng với sự thiếu thốn về cơ sở vật chất và về nhân lực, nhƣng với lòng quyết tâm, sự phấn đấu nổ lực của cán bộ công nhân viên toàn chi nhánh cùng với sự hổ trợ quan tâm của huyện Ủy, Ủy ban Nhân dân huyện và NHNo & PTNT TP Cần Thơ chi nhánh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2013.

- Với phƣơng châm “ Kinh doanh để phục vụ - phục vụ để kinh doanh” NHNo & PTNT huyện Thới Lai đã tận dụng mọi khả năng và năng lực để nâng cao chất lƣợng hoạt động kinh doanh, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, cho vay và các dịch vụ chuyển tiền… đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngƣời dân, nhằm thực hiện các chƣơng trình tài trợ phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn, cải thiện và nâng cao đời sống ngƣời dân.

- NHNo & PTNT huyện Thới Lai giờ đây đã trở thành một ngƣời bạn đáng tin cậy của các doanh nghiệp, hộ sản xuất, đặc biệt là hộ nông dân trên địa bàn huyện, đồng thời tác động tích cực trong việc phát triển kinh tế, góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân trong toàn huyện. Qua các năm hoạt động trên lĩnh vực cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn Ngân hàng huyện có một số thuận lợi, khó khăn sau:

a) Thuận lợi

- Ngân hàng đƣợc sự hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phƣơng.

- Khách hàng của ngân hàng là khách hàng truyền thống, chủ yếu là nông dân có bản chất thật thà.

- Ngân hàng ngày càng đƣợc sự tin tƣởng của các tầng lớp nhân dân và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn.

- Cán bộ nghiệp vụ nhất là cán bộ tín dụng, kế toán đa số đã tốt nghiệp đại học, có trình độ và khả năng quản lý kinh tế nông nghiệp nông thôn.

b) Khó khăn

- Trong những năm qua giá cả các mặt hàng nông sản thực phẩm, lƣơng thực luôn biến động, giá chi phí cho sản xuất ngày càng tăng dẫn đến thu nhập của nông dân thấp, có phần ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng chƣa mạnh dạn đầu tƣ cho nhu cầu của xã hội.

- Tình hình thiên tai, dịch bệnh trong những năm qua diễn biến phức tạp:

mƣa bão, lũ lụt, dịch bệnh liên tiếp xảy ra ngày càng trầm trọng dẫn đến sản lƣợng, chất lƣợng sản phẩm làm ra của hộ nông dân không đƣợc đảm bảo.

- Một số hộ vay không ý thức quản lý và sử dụng đồng vốn ngân hàng hiệu quả dẫn đến tình trạng mất hoặc thiếu khả năng trả nợ.

- Lực lƣợng cán bộ tác nghiệp và quản lý còn thiếu ảnh hƣởng đến quá trình hoạt động của ngân hàng, nhất là cán bộ tín dụng và cán bộ kiểm soát.

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG CỦA TỪNG BỘ PHẬN CỦA NHNNo & PTNT HUYỆN THỚI LAI

3.2.1 Cơ cấu tổ chức

NHNo & PTNT huyện Thới Lai có tổng số cán bộ công nhân viên là 25 ngƣời, trong đó gồm: 01 Giám đốc, 01 phó Giám đốc, 01 trƣởng phòng kinh doanh, 01 trƣởng phòng kế toán, 08 CBTD, 07 kế toán, 03 kiểm ngân, 03 hành chánh.

Nguồn: Phòng kế hoạch – kinh doanh, ngày 01/01/2014

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thới Lai. Công tác tổ chức cán bộ cực kỳ quan trọng, là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thành công của NHNo & PTNT huyện Thới Lai. Ban giám đốc hết sức quan tâm đến việc tuyển chọn và đề bạt cán bộ đúng tiêu chuẩn, có năng lực, đúng ngƣời đúng việc, luôn quan tâm, động viên, khuyến khích cán bộ công nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

P.GĐ KẾ TOÁN

PHÒNG KẾ TOÁN – NGÂN QUỸ QUYQUỸQUỸ

PHÒNG KINH DOANH

PHÒNG HÀNH CHÁNH P.GĐ PHỤ TRÁCH TD

Trên cơ sở phiếu giao việc hàng tháng đến từng cán bộ, Ban giám đốc thực hiện việc kiểm tra và giao tiến độ thực hiện chƣơng trình công tác. Vào đầu mỗi tháng họp giao ban một lần nhằm đánh giá kết quả hoạt động tháng trƣớc và định hƣớng hoạt động kinh doanh tháng sau phù hợp với chƣơng trình kế hoạch mà Ngân hàng cấp trên đề ra.

Ngoài ra Ban giám đốc cũng quan tâm đến công tác đào tạo đội ngũ cán bộ về chuyên môn và tin học, từ đó tạo ra sự cân bằng và đồng đều về nghiệp vụ chuyên môn, nhằm nâng cao chất lƣợng công tác của từng cán bộ. Trong nội bộ cơ quan có sự đoàn kết cao, tất cả cùng một quyết tâm vì sự tồn tại và phát triển của chi nhánh trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt giữa các Ngân hàng hiện nay.

 Giám đốc: Là ngƣời có trách nhiệm trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của chi nhánh, ký duyệt từng HĐTD, tiếp cận, phổ biến và đề ra các biện pháp thực hiện các Quyết định và chỉ thị của Ngân hàng cấp trên giao phó đến từng cán bộ trong chi nhánh.Giám đốc đƣợc quyền quyết định, tổ chức, bổ nhiệm, khen thƣởng hoặc kỷ luật cán bộ công nhân viên trong đơn vị mình.

 Phó Giám đốc kế toán: Có trách nhiệm hổ trợ Giám đốc trong các mặt nghiệp vụ, giám sát tình hình hoạt động của các bộ phận trực thuộc, đôn đốc thực hiện các chỉ thị và kế hoạch đã đề ra.

 Phòng kinh doanh: Có trách nhiệm trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh nhƣ: tiếp nhận hồ sơ vay vốn, thẩm định dự án và đƣa ra mức đề nghị cho vay để trình lên Giám đốc duyệt, chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý dƣ nợ cho vay và giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Theo dõi tình hình giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, nhu cầu vốn cần thiết để phục vụ tín dụng đầu tƣ, từ đó trình lên Giám đốc có kế hoạch cụ thể. Tổ chức chỉ đạo thông tin, phòng ngừa rủi ro tín dụng, kết hợp với kế toán trong việc theo dõi và thu nợ đến hạn, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng kỳ hạn, đề xuất các biện pháp xử lý các khoản nợ quá hạn. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, sơ tổng kết định kỳ hàng tháng, quý, năm theo quy định của Ngân hàng cấp trên.

 Phòng kế toán – ngân quỹ: Thực hiện các thủ tục liên quan đến thanh toán, phát vay cho khách hàng, kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ, hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn, quản lý hồ sơ khách hàng, thực hiện các khoản giao nộp ngân sách nhà nƣớc. Giao chỉ tiêu kế hoạch tài chính, kế toán thu chi tài chính quyết toán tiền lƣơng với các đơn vị trực thuộc. Thiết kế lập trình để thu thập thông tin, số liệu cho các phòng nghiệp vụ, cho Ban giám đốc, phục vụ theo yêu cầu chỉ đạo hàng ngày của hoạt động thông tin trên địa bàn và chuyển tiếp thông tin, số liệu lên Ngân hàng cấp trên. Xử lý

các nghiệp vụ tin học phát sinh trong kinh doanh tại chi nhánh, lên bản cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn hàng ngày thực hiện các báo cáo theo quy định. Thủ quỹ có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát tiền mặt, tài sản trong kho hàng ngày, quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện các quy định biên chế về nghiệp vụ thu, phát, vận chuyển tiền trên đƣờng. Ngân quỹ trực tiếp trong việc thu ngân, giải ngân, giao dịch ký gửi tài sản và các chứng từ có giá, cuối ngày khóa sổ ngân quỹ phát sinh để kịp thời điều chỉnh khi có sai sót, thực hiện các báo cáo theo quy định.

 Tổ hành chính - bảo vệ: Bảo vệ trật tự an toàn cho cơ quan và cho khách hàng, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trong và ngoài cơ quan, bảo vệ an toàn tài sản của cơ quan.

3.2.2 Chức năng hoạt động của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Thới Lai huyện Thới Lai

Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thới Lai là ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc, kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng, thực hiện giao dịch trực tiếp với khách hàng với các nghiệp vụ nhƣ sau:

 Nhận các lọai tiền gửi bằng đồng Việt nam và ngoại tệ của các tổ chức và cá nhân thuộc mọi đối tƣợng kinh tế với các kỳ hạn đa dạng và lãi suất linh hoạt, hấp dẫn.

 Phát hành kỳ phiếu có mục đích, trái phiếu và thực hiện các hình thức huy động vốn khác.

 Mở tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm cho cá nhân và tổ chức kinh tế.

 Cho vay ngắn hạn và trung hạn bằng đồng Việt nam đối với các khách hành thuộc mọi đối tƣợng kinh tế và tầng lớp dân cƣ với lãi suất thỏa thuận.

 Cho vay xây dựng và sửa chữa nhà ở, cho vay đời sống đối với cán bộ công nhân viên, cho vay ngƣời đi lao động và làm việc ở nƣớc ngoài, cho vay cầm cố thẻ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, chiết khấu các loại chứng từ có giá với mức lãi suất thấp.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại agribank chi nhánh huyện thới lai (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)