Cơ cấu cổ đông của Ngân hàng TMCP Công thƣơng VN

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý sử dụng vốn của ngân hàng thương mại ở Việt Nam và thực tiễn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình (Trang 43)

Ngày 10/5/2013, Ngân hàng Tokyo-Mitsubishi UFJ (BTMU) đã hoàn tất việc chuyển tiền mua 644.389.811 cổ phần của NHCT VN với giá 24.000 VND/1 cổ phần.Đây là bƣớc cuối cùng để BTMU chính thức trở thành cổ đông chiến lƣợc của NHCT VN. Trƣớc đó, ngày 27/12/2012, NHCT VN và BTMU đã ký hợp đồng đầu tƣ chiến lƣợc và hợp đồng hợp tác toàn diện sau gần một năm tích cực đàm phán trên cơ sở tin cậy và thiện chí giữa hai bên. NHCT VN cũng đã tổ chức Đại hội cổ đông bất thƣờng vào ngày 26/2/2013 để chính thức phê duyệt việc lựa chọn BTMU làm nhà đầu tƣ chiến lƣợc nƣớc ngoài tại NHCT VN [58,2013].

Tổng thu ròng từ đợt chào bán là 15.410,35 tỷ đồng. Theo đó, nâng tổng vốn điều lệ của Vietinbank lên 32.661 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt khoản 45.000 tỷ đồng.

Theo đó ngày 16/5/2013, VietinBank thông báo vốn điều lệ và vốn tự có nhƣ sau: + Vốn điều lệ là 32.661.443 triệu đồng (Ba mươi hai nghìn sáu trăm sáu mốt tỷ

bốn trăm bốn ba triệu đồng).

+ Vốn tự có là 51.209.972 triệu đồng (Năm mươi mốt nghìn hai trăm linh chín tỷ chín trăm bảy mươi hai triệu đồng), trong đó vốn cấp 1 là 48.426.042 triệu đồng.

Sau khi BTMU hoàn tất việc chuyển tiền để nắm giữ cổ phần và trở thành cổ đông chiến lƣợc, VietinBank đã trở thành ngân hàng thƣơng mại có vốn lớn nhất Việt Nam (vốn điều lệ đạt 32.661 tỷ VND, vốn chủ sở hữu đạt khoảng 45.000 tỷ VND) và cơ cấu cổ đông mạnh nhất ở Việt Nam, trong đó NHNN vẫn là cổ đông chiếm cổ phần chi phối, tiếp theo là hai cổ đông tổ chức nƣớc ngoài: BTMU và IFC; và các bên có liên quan.

Bảng 2.1: Tỷ lệ vốn điều lệNHCT VN thời điểm tháng 5/2013

STT Cổ đông Tỷ lệ (%)

1 Cổ đông Nhà nƣớc 64.46 2 Cổ đông nƣớc ngoài 27.76 3 Tổng số cổ phiếu phát hành tăng vốn 7.78

37

Bảng 2.2: So sánh vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu của các ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam (tại thời điểm tháng 5/2013)

Đơn vị: Tỷ đồng

Ngân hàng Vốn điều lệ Vốn chủ sở hữu

VietinBank 32.661 ~ 45.000 Agribank 29.154 ~42.000 Vietcombank 23.174 42.336 BIDV 23.011 26.902 EIB 12.355 15.832 Sacombank 10.739 13.412 ACB 9.376 12.763 (Nguồn: VietinBank.)

Có thể thấy trong những năm gần đây đánh dấu bƣớc tăng vốn điều lệ vƣợt bậc của NHCT Việt Nam. Điều này là phù hợp với xu thế chung của thế giới cũng nhƣ thị trƣờng tài chính ngân hàng của Việt Nam.

2.2.1. Cổ đông Nhà nước

Với tỷ lệ cổ đông nhà nƣớc chiếm 64.46% vốn điều lệ của NHCT VN, Ngân hàng Nhà nƣớc với tƣ cách là cơ quan đƣợc phân công thực hiện quyền chủ sở hữu vốn nhà nƣớc có trách nhiệm cử ngƣời làm đại diện phần vốn tại NHCT VN. Những ngƣời đƣợc cử làm đại diện phần vốn nhà nƣớc tại NHCT VN phải đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn đƣợc quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 46 Nghị định số 59/2011/NĐ- CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nƣớc thành công ty cổ phần.

Các cổ đông nhà nƣớc đƣợc xem xét chỉ định thành viên tham gia Hội đồng quản trị, đƣợc chủ sở hữu phần vốn nhà nƣớc ủy quyền tham gia ý kiến và biểu quyết tại cuộc họp theo số cổ phần đƣợc ủy quyền đại diện. Đối với các nội dung phải xin ý kiến chủ sở hữu phần vốn nhà nƣớc thì sau khi có ý kiến chấp thuận của chủ sở hữu phần vốn nhà nƣớc, ngƣời đại diện phải tham gia ý kiến, biểu quyết, quyết định theo đúng ý kiến chỉ đạo bằng văn bản của chủ sở hữu phần vốn nhà

38

nƣớc. Trƣờng hợp có nội dung phát sinh thêm chƣa xin đƣợc ý kiến chỉ đạo thì đề nghị cuộc họp cho biểu quyết, quyết định sau. Trong thời gian làm đại diện phần vốn nhà nƣớc đầu tƣ vào doanh nghiệp, các cổ đông nhà nƣớc có trách nhiệm báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất hoặc bất thƣờng theo yêu cầu của chủ sở hữu phần vốn nhà nƣớc.Theo đó, thƣờng xuyên theo dõi, thu thập thông tin về tình hình hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh; giám sát tình hình tài chính; gửi các báo cáo định kỳ (quý, năm), báo cáo bất thƣờng và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của chủ sở hữu phần vốn nhà nƣớc, các cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; Báo cáo kịp thời, đề xuất những giải pháp đối với chủ sở hữu phần vốn nhà nƣớc về tình hình doanh nghiệp hoạt động thua lỗ; không đảm bảo khả năng thanh toán; đầu tƣ không đúng mục tiêu chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch; không hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ do chủ sở hữu phần vốn nhà nƣớc giao hoặc những trƣờng hợp sai phạm khác.

Ngày 26/4/2014, Thống đốc ngân hàng Nhà nƣớc Nguyễn Văn Bình đã ban hành Quyết định số 808/QĐ-NHNN về việc cử ngƣời đại diện phần vốn của Nhà nƣớc tại NHCT VN. Những ngƣời đại diện theo ủy quyền đối với 100% phần vốn Nhà nƣớc tại NHCT VN sẽ có 3 cá nhân, gồm: Ông Nguyễn Văn Thắng - Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam sẽ là cá nhân đại diện 40% vốn (nay là Chủ tịch HĐQT NHCT VN); Ông Lê Đức

Thọ - Chánh Văn phòng ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam đại diện 30% vốn (nay là

Tổng giám đốc NHCT VN; Ông Cát Quang Dƣơng - Phó Vụ trƣởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - NHNN, Thành viên Hội đồng quản trị (kiêm nhiệm) tại NHCT VN đại diện 30% vốn [58,2014]. Tại NHCT VN, có 03 ngƣời đƣợc chủ sở hữu phần vốn Nhà nƣớc giao là đại diện, do vậy, mối quan hệ giữa các ngƣời đại diện này đã đƣợc quy định rõ tại Điều 1 Thông tƣ 21/2014/TT-BTC ngày 14/02/2014 về việc ban hành Quy chế hoạt động của ngƣời đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn Nhà nƣớc đầu tƣ vào doanh nghiệp: Ngƣời đại diện chịu trách nhiệm trực tiếp về kết quả công việc đƣợc Chủ sở hữu phần vốn nhà nƣớc giao, đồng thời cùng với các Ngƣời đại diện khác chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động chung của các Ngƣời

39

đại diện (trƣờng hợp doanh nghiệp có từ 02 ngƣời đại diện trở lên; Ngƣời đại diện đƣợc Chủ sở hữu phần vốn nhà nƣớc giao là Ngƣời đại diện phụ trách chung chịu trách nhiệm tổng hợp các ý kiến tham gia, các số liệu của các Ngƣời đại diện vào các báo cáo, chƣơng trình kế hoạch công tác để gửi cho Chủ sở hữu phần vốn nhà nƣớc, bao gồm cả chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động chung của các Ngƣời đại diện (trong trƣờng hợp doanh nghiệp có từ 02 ngƣời đại diện trở lên.

2.2.2.Cổ đông nước ngoài:

Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc phép mua cổ phần của TCTD, đảm bảo tỷ lệ tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài không vƣợt quá 30% vốn điều lệ của một NHTM Việt Nam. Các cổ đông nƣớc ngoài này có đầy đủ quyền của cổ đông theo quy định của pháp luật Việt Nam, Điều lệ của TCTD cổ phần mà nhà đầu tƣ nƣớc ngoài mua cổ phần và thỏa thuận phù hợp với pháp luật Việt Nam trong hợp đồng mua, bán cổ phần giữa nhà đầu tƣ nƣớc ngoài với TCTD Việt Nam; Đƣợc chuyển ra nƣớc ngoài các khoản thu nhập từ đầu tƣ, mua cổ phần, các khoản thu từ chuyển nhƣợng cổ phần sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật Việt Nam; Đƣợc tham gia hoặc cử ngƣời đại diện tham gia Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ngƣời điều hành của TCTD cổ phần theo quy định tại Điều lệ của TCTD cổ phần mà nhà đầu tƣ nƣớc ngoài mua cổ phần và quy định của pháp luật Việt Nam; Đƣợc Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Tại NHCT VN, tính đến thời điểm hiện tại có 02 nhà đầu tƣ nƣớc ngoài nắm giữ cổ phần với tổng mức cổ phần là 27.76% vốn điều lệ (trong đó Ngân hàng Tokyo- Mitsubishi UFJ – BTMU chiếm 19.73%; IFC chiếm 8.03%). Các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài này đƣợc cử ngƣời đại diện tham gia Hội đồng quản trị. Tính đến thời điểm hiện tại, có 03 cá nhân đang là thành viên Hội đồng quản trị của NHCT VN (Ông Go Watanable; Ông Hiroyuki Nagata; Ông Michael Lpson). Những ngƣời này sẽ thay mặt các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia và kiểm soát các hoạt động kinh doanh

40

của NHCT VN.NHCT VN phải thực hiện các báo cáo định kỳ hoặc đột xuất liên quan đến các hoạt động tín dụng, tiền gửi, nợ xấu… cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.

2.2.3. Cổ đông khác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các cổ đông khác chiếm một tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu cổ đông của NHCT VN (7.78%). Đây là các cổ đông nhỏ lẻ, phần lớn là các cán bộ công nhân viên của NHCT VN. Các cổ đông này thực hiện quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của NHCT VN thông qua việc trực tiếp dự (hoặc ủy quyền cho ngƣời khác) tham dự Đại hội đồng cổ đông thƣờng niên hoặc bất thƣờng. Tuy nhiên, trên thực tế, quyền lợi của các cổ đông nhỏ lẻ hiện nay vẫn chƣa đƣợc bảo vệ một cách triệt để. Những quyền lợi của nhóm cổ đông này nhƣ quyền dự họp đại hội đồng cổ đông, quyền đề cử ngƣời vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát… vẫn còn là một vấn đề bỏ ngỏ mà Luật Doanh nghiệp cần tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi.

2.3 Thực tiễn áp dụng pháp luật về quản lý sử dụng vốn tại Chi nhánh Ba Đình

2.3.1. Quản lý vốn huy động giữa NHCT VN và chi nhánh Ba Đình:

Chi nhánh Ba Đình là chi nhánh hạch toán phụ thuộc của NHCT VN, mọi hoạt động kinh doanh hằng ngày ngoài việc tuân thủ các quy định của pháp luật còn phải tuân thủ quy định nội bộ của NHCT VN. Đối với hoạt động huy động vốn, tùy vào từng thời kỳ, NHCT VN ban hành biểu lãi suất quy định áp dụng trong hệ thống. Chi nhánh Ba Đình có trách nhiệm tuân thủ đúng các mức lãi suất đã đƣợc quy định, tránh hiện tƣợng vƣợt trần lãi suất hoặc cạnh tranh không lành mạnh thông qua các hình thức khuyến mại ngoài. Tuy nhiên, riêng đối với một số trƣờng hợp của các khách hàng đặc biệt nếu có yêu cầu khác về lãi suất so với quy định, chi nhánh phải thực hiện trình NHCT VN để NHCT VN xem xét phê duyệt đối với từng trƣờng hợp cụ thể, đảm bảo không trái các quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, qua việc triển khai hệ thống định giá vốn nội bộ (FTP) của NHCT VN, đây đƣợc xem là cơ chế đòn bẩy điều hành vốn thông minh giữa NHCT VN và các chi nhánh. Hệ thống định giá vốn nội bộ vận hành từ đầu tháng 4/2011 đã chính thức bỏ cơ chế mua bán vốn theo lãi suất điều hòa bình quân sang cơ chế mua bán vốn có tính thị trƣờng bằng các phân đoạn lãi suất cá biệt theo kỳ hạn, theo sản phẩm tín

41

dụng, theo tần suất điều chỉnh lãi suất… Có thể nói lãi suất FTP đang từng bƣớc tạo ra “sân chơi” bình đẳng để các chi nhánh kinh doanh vốn với khách hàng, kinh doanh vốn với trụ sở chính bằng chính các lựa chọn nhƣ: sản phẩm vốn, kỳ hạn, đối tƣợng khách hàng, tần suất điều chỉnh lãi suất huy động, cho vay,…

Trên thực tế, NHCT VN ban hành rất nhiều văn bản cũng nhƣ chỉ đạo trong từng thời kỳ để phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo hoạt động huy động vốn diễn ra an toàn, hiệu quả. Các hình thức huy động vốn cũng đƣợc ban hành phong phú, nhằm thu hút lƣợng tiền gửi của khách hàng. Ví dụ nhƣ đối với tiền gửi thanh toán thì có tiền gửi lãi suất không kỳ hạn; Tiền gửi tiết kiệm gồm tiết kiệm không kỳ hạn thông thƣờng, tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất bậc thang, tiết kiệm lãi suất linh hoạt, tiết kiệm tích lũy đa năng, tiền gửi ƣu đãi tỷ giá… Đối với các khách hàng là doanh nghiệp thì có các loại tiền gửi: Tiền gửi thanh toán lãi suất bậc thang, tiền gửi đầu tƣ đa năng, tiền gửi kết hợp, tiền gửi đầu tƣ linh hoạt…Ngoài ra, NHCT VN còn áp dụng hình thức ký kết hợp đồng tiền gửi đối với các tổ chức. Hợp đồng tiền gửi là một hợp đồng mang bản chất hợp đồng vay tiền của ngân hàng thƣơng mại. Trong đó, ngân hàng thƣơng mại đóng vai trò là ngƣời đi vay, ngƣời gửi tiền đóng vai trò là ngƣời cho vay. Nhƣng hình thức hợp đồng tiền gửi này khác với hợp đồng vay tiền. Bản chất là một hợp đồng vay nhƣng giao dịch nhận tiền gửi là một hoạt động đặc thù, tính nghiệp vụ ngân hàng đặc trƣng cho nên nội dung hợp đồng tiền gửi khác với hợp đồng vay tiền. Trong hợp đồng vay tiền luôn phải có biện pháp bảo đảm tiền vay nhƣ cầm cố, thế chấp… nhƣng trong hợp đồng tiền gửi dù bản chất là ngân hàng đi vay nhƣng không áp dụng biện pháp bảo đảm. Bởi bản thân ngân hàng thƣơng mại thực hiện giao dịch nhận tiền gửi đã đƣợc sự cho phép của NHNN, đây là nghiệp vụ đặc trƣng trong hoạt động ngân hàng, ngân hàng thƣơng mại đi vay tiền của tổ chức, cá nhân trên cơ sở giấy phép hoạt động ngân hàng đã đƣợc cấp phép và đƣợc NHNN thông qua. Ngoài ra tên gọi hợp đồng, các bên trong hợp đồng, các điều khoản nội dung hợp đồng, quyền và nghĩa vụ đều chứa đựng những đặc thù của giao dịch nhận tiền gửi. Để đảm bảo an toàn cho ngƣời gửi tiền, tại NHCT VN có những quy định chặt chẽ về việc sử dụng hợp đồng tiền gửi mà

42

bắt buộc các chi nhánh trong hệ thống phải tuân thủ: Hợp đồng tiền gửi chỉ đƣợc áp dụng với khách hàng là tổ chức; Không sử dụng thanh toán liên ngân hàng đối với Hợp đồng tiền gửi; Chỉ áp dụng hợp đồng tiền gửi đối với khách hàng gửi tiền ở trụ sở của Chi nhánh… Ngoài ra NHCT VN chỉ ủy quyền cho Giám đốc Chi nhánh đƣợc ký Hợp đồng tiền gửi, đồng thời quy định Giám đốc phải ký nháy từng trang hợp đồng, hợp đồng sau khi ký phải đóng dấu giáp lai… Bên cạnh đó, NHCT VN ban hành mẫu hợp đồng chung áp dụng cho toàn hệ thống mà chi nhánh không có quyền sửa đổi nội dung hợp đồng. Trong trƣờng hợp khách hàng có đề nghị nào khác, chi nhánh phải trình xin ý kiến thông qua phòng Pháp chế NHCT VN. Tất cả những quy định trên nhằm hạn chế tối đa rủi ro có thể phát sinh khi áp dụng hợp đồng gửi tiền cho khách hàng. Tuy nhiên, trên thực tế, rủi ro vẫn có thể phát sinh xuất phát từ nguyên nhân đạo đức cán bộ, khi cán bộ lợi dụng uy tín thƣơng hiệu NHCT VN để trục lợi. Ngoài nguyên nhân rủi ro về đạo đức cán bộ, thì công tác quản trị rủi ro trong hệ thống NHCT VN cũng cần đƣợc nghiên cứu, rút kinh nghiệm. Hiện nay, hệ thống quản trị rủi ro của NHCT VN đang đƣợc xây dựng theo chuẩn Basel II. Ban triển khai dự án Basel II này là một ban lớn nhất từ trƣớc đến nay, có sự tham gia đầy đủ từ Chủ tịch HĐQT làm Trƣởng ban, Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc, các Ủy viên HĐQT, và đặc biệt, có sự tham gia của đối tác ngoại là Ngân hàng Tokyo Misubishi UFJ (BTMU) và IFC cùng một số chuyên gia NHCT VN mời tham gia. Ba vòng kiểm soát từ Hội sở đến Phòng giao dịch gồm: Vòng thứ 1 - tại tất cả các phòng ban nghiệp vụ tại Hội sở chính và các phòng ban tại Chi nhánh phải thực hiện. Vòng 2 thuộc trách nhiệm của Khối Quản lý Rủi ro – là vòng kiểm soát thứ 2 tại Hội sở chính. Vòng 3 là vòng của ban hệ thống kiểm tra

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý sử dụng vốn của ngân hàng thương mại ở Việt Nam và thực tiễn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình (Trang 43)