Quản lý vốn huy động giữa NHCT VN và chi nhánh Ba Đình:

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý sử dụng vốn của ngân hàng thương mại ở Việt Nam và thực tiễn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình (Trang 47 - 56)

Chi nhánh Ba Đình là chi nhánh hạch toán phụ thuộc của NHCT VN, mọi hoạt động kinh doanh hằng ngày ngoài việc tuân thủ các quy định của pháp luật còn phải tuân thủ quy định nội bộ của NHCT VN. Đối với hoạt động huy động vốn, tùy vào từng thời kỳ, NHCT VN ban hành biểu lãi suất quy định áp dụng trong hệ thống. Chi nhánh Ba Đình có trách nhiệm tuân thủ đúng các mức lãi suất đã đƣợc quy định, tránh hiện tƣợng vƣợt trần lãi suất hoặc cạnh tranh không lành mạnh thông qua các hình thức khuyến mại ngoài. Tuy nhiên, riêng đối với một số trƣờng hợp của các khách hàng đặc biệt nếu có yêu cầu khác về lãi suất so với quy định, chi nhánh phải thực hiện trình NHCT VN để NHCT VN xem xét phê duyệt đối với từng trƣờng hợp cụ thể, đảm bảo không trái các quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, qua việc triển khai hệ thống định giá vốn nội bộ (FTP) của NHCT VN, đây đƣợc xem là cơ chế đòn bẩy điều hành vốn thông minh giữa NHCT VN và các chi nhánh. Hệ thống định giá vốn nội bộ vận hành từ đầu tháng 4/2011 đã chính thức bỏ cơ chế mua bán vốn theo lãi suất điều hòa bình quân sang cơ chế mua bán vốn có tính thị trƣờng bằng các phân đoạn lãi suất cá biệt theo kỳ hạn, theo sản phẩm tín

41

dụng, theo tần suất điều chỉnh lãi suất… Có thể nói lãi suất FTP đang từng bƣớc tạo ra “sân chơi” bình đẳng để các chi nhánh kinh doanh vốn với khách hàng, kinh doanh vốn với trụ sở chính bằng chính các lựa chọn nhƣ: sản phẩm vốn, kỳ hạn, đối tƣợng khách hàng, tần suất điều chỉnh lãi suất huy động, cho vay,…

Trên thực tế, NHCT VN ban hành rất nhiều văn bản cũng nhƣ chỉ đạo trong từng thời kỳ để phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo hoạt động huy động vốn diễn ra an toàn, hiệu quả. Các hình thức huy động vốn cũng đƣợc ban hành phong phú, nhằm thu hút lƣợng tiền gửi của khách hàng. Ví dụ nhƣ đối với tiền gửi thanh toán thì có tiền gửi lãi suất không kỳ hạn; Tiền gửi tiết kiệm gồm tiết kiệm không kỳ hạn thông thƣờng, tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất bậc thang, tiết kiệm lãi suất linh hoạt, tiết kiệm tích lũy đa năng, tiền gửi ƣu đãi tỷ giá… Đối với các khách hàng là doanh nghiệp thì có các loại tiền gửi: Tiền gửi thanh toán lãi suất bậc thang, tiền gửi đầu tƣ đa năng, tiền gửi kết hợp, tiền gửi đầu tƣ linh hoạt…Ngoài ra, NHCT VN còn áp dụng hình thức ký kết hợp đồng tiền gửi đối với các tổ chức. Hợp đồng tiền gửi là một hợp đồng mang bản chất hợp đồng vay tiền của ngân hàng thƣơng mại. Trong đó, ngân hàng thƣơng mại đóng vai trò là ngƣời đi vay, ngƣời gửi tiền đóng vai trò là ngƣời cho vay. Nhƣng hình thức hợp đồng tiền gửi này khác với hợp đồng vay tiền. Bản chất là một hợp đồng vay nhƣng giao dịch nhận tiền gửi là một hoạt động đặc thù, tính nghiệp vụ ngân hàng đặc trƣng cho nên nội dung hợp đồng tiền gửi khác với hợp đồng vay tiền. Trong hợp đồng vay tiền luôn phải có biện pháp bảo đảm tiền vay nhƣ cầm cố, thế chấp… nhƣng trong hợp đồng tiền gửi dù bản chất là ngân hàng đi vay nhƣng không áp dụng biện pháp bảo đảm. Bởi bản thân ngân hàng thƣơng mại thực hiện giao dịch nhận tiền gửi đã đƣợc sự cho phép của NHNN, đây là nghiệp vụ đặc trƣng trong hoạt động ngân hàng, ngân hàng thƣơng mại đi vay tiền của tổ chức, cá nhân trên cơ sở giấy phép hoạt động ngân hàng đã đƣợc cấp phép và đƣợc NHNN thông qua. Ngoài ra tên gọi hợp đồng, các bên trong hợp đồng, các điều khoản nội dung hợp đồng, quyền và nghĩa vụ đều chứa đựng những đặc thù của giao dịch nhận tiền gửi. Để đảm bảo an toàn cho ngƣời gửi tiền, tại NHCT VN có những quy định chặt chẽ về việc sử dụng hợp đồng tiền gửi mà

42

bắt buộc các chi nhánh trong hệ thống phải tuân thủ: Hợp đồng tiền gửi chỉ đƣợc áp dụng với khách hàng là tổ chức; Không sử dụng thanh toán liên ngân hàng đối với Hợp đồng tiền gửi; Chỉ áp dụng hợp đồng tiền gửi đối với khách hàng gửi tiền ở trụ sở của Chi nhánh… Ngoài ra NHCT VN chỉ ủy quyền cho Giám đốc Chi nhánh đƣợc ký Hợp đồng tiền gửi, đồng thời quy định Giám đốc phải ký nháy từng trang hợp đồng, hợp đồng sau khi ký phải đóng dấu giáp lai… Bên cạnh đó, NHCT VN ban hành mẫu hợp đồng chung áp dụng cho toàn hệ thống mà chi nhánh không có quyền sửa đổi nội dung hợp đồng. Trong trƣờng hợp khách hàng có đề nghị nào khác, chi nhánh phải trình xin ý kiến thông qua phòng Pháp chế NHCT VN. Tất cả những quy định trên nhằm hạn chế tối đa rủi ro có thể phát sinh khi áp dụng hợp đồng gửi tiền cho khách hàng. Tuy nhiên, trên thực tế, rủi ro vẫn có thể phát sinh xuất phát từ nguyên nhân đạo đức cán bộ, khi cán bộ lợi dụng uy tín thƣơng hiệu NHCT VN để trục lợi. Ngoài nguyên nhân rủi ro về đạo đức cán bộ, thì công tác quản trị rủi ro trong hệ thống NHCT VN cũng cần đƣợc nghiên cứu, rút kinh nghiệm. Hiện nay, hệ thống quản trị rủi ro của NHCT VN đang đƣợc xây dựng theo chuẩn Basel II. Ban triển khai dự án Basel II này là một ban lớn nhất từ trƣớc đến nay, có sự tham gia đầy đủ từ Chủ tịch HĐQT làm Trƣởng ban, Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc, các Ủy viên HĐQT, và đặc biệt, có sự tham gia của đối tác ngoại là Ngân hàng Tokyo Misubishi UFJ (BTMU) và IFC cùng một số chuyên gia NHCT VN mời tham gia. Ba vòng kiểm soát từ Hội sở đến Phòng giao dịch gồm: Vòng thứ 1 - tại tất cả các phòng ban nghiệp vụ tại Hội sở chính và các phòng ban tại Chi nhánh phải thực hiện. Vòng 2 thuộc trách nhiệm của Khối Quản lý Rủi ro – là vòng kiểm soát thứ 2 tại Hội sở chính. Vòng 3 là vòng của ban hệ thống kiểm tra kiểm soát của NHCT VN. Bên cạnh việc đẩy mạnh công tác quản trị rủi ro, HĐQT NHCT VN mới đây cũng đƣa ra chủ trƣơng mua Bảo hiểm trách nhiệm thành viên HĐQT – Cấp quản lý hàng năm tại ngân hàng. Theo đó, khi tham gia bảo hiểm này, các tổn thất phát sinh từ yêu cầu bồi thƣờng cũng nhƣ các khoản thanh toán chi phí đại diện pháp lý liên quan đến điều tra phát sinh tuân theo pháp luật hiện hành có thể đƣợc chi trả bởi công ty bảo hiểm [58,2013].

43

Một trong những biện pháp NHCT VN áp dụng và yêu cầu các Chi nhánh trong hệ thống tuân thủ để bảo vệ quyền lợi của ngƣời gửi tiền đó là tham gia bảo hiểm tiền gửi. Bảo vệ tốt quyền lợi của ngƣời gửi tiền là một đòi hỏi cấp thiết trên thị trƣờng tài chính. Luật các TCTD 2010 cũng đã quy định bắt buộc các NHTM khi nhận tiền gửi của khách hàng phải tham gia bảo hiểm tiền gửi tại tổ chức bảo hiểm tiền gửi, đảm bảo không có rủi ro đối với số tiền gửi của khách hàng.

Nhằm đảm bảo an toàn vốn huy động trong toàn hệ thống, NHCT VN luôn có các công cụ để quản lý lãi suất huy động tại chi nhánh. Bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ của NHCT VN đặt tại chi nhánh có nhiệm vụ thƣờng xuyên kiểm tra, rà soát hoạt động huy động vốn, chi trả khuyến mại… tại Chi nhánh, đảm bảo chi nhánh luôn tuân thủ đúng quy định của pháp luật và NHCT VN. Định kỳ báo cáo về trụ sở Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ tại Trụ sở chính. Ngoài ra, NHCT VN còn tổ chức các đợt kiểm tra do Đoàn kiểm toán nội bộ NHCT VN hoặc các phòng ban trụ sở chính chủ trì về kiểm tra trực tiếp hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh… Bên cạnh đó, quản lý rủi ro thanh khoản tại chi nhánh Ba Đình đƣợc thực hiện trong một kế hoạch tổng thể về quản lý rủi ro thanh khoản và ứng phó với các sự cố rủi ro thanh khoản. Kể từ khi thành lập và đi vào hoạt động, chi nhánh luôn đảm bảo duy trì khả năng thanh khoản rất tốt và luôn tuân thủ các quy định về thanh khoản của NHNN cũng nhƣ của NHCT VN. Bộ phận quản lý rủi ro tùy theo phân cấp có trách nhiệm đƣa ra những đánh giá định tính, định lƣợng thanh khoản, xây dựng khung quản lý rủi ro thanh khoản và giám sát rủi ro thanh khoản.

2.3.2.Quản lý vốn cho vay giữa NHCT VN và chi nhánh Ba Đình

2.3.2.1. Quản trị vốn giữa NHCT VN và chi nhánh Ba Đình

o Mô tả cơ chế điều chuyển vốn nội bộ giữa NHCT VN và Chi nhánh:

Hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ (Fund Transfer Pricing - FTP) đƣợc triển khai áp dụng tại NHCT VN từ Tháng 4/2011. FTP là lãi suất do Phòng Kế hoạch và Hỗ trợ Alco công bố cho từng thời kỳ đối với việc “mua” vốn và “bán” vốn giữa Hội sở NHCT VN với các chi nhánh.

44

Định giá chuyển vốn là cơ chế xác định thu nhập hoặc chi phí đối với các bên có liên quan trong quá trình luân chuyển vốn nội bộ nhằm xác định mức độ đóng góp về lợi nhuận của từng chi nhánh trong kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT Việt Nam.

Cơ chế FTP còn đƣợc gọi là Cơ chế quản lý vốn tập trung về hội sở, theo đó, các chi nhánh trở thành các đơn vị kinh doanh, thực hiện mua và bán vốn với trụ sở chính thông qua Phòng Alco. Trụ sở chính sẽ “mua” toàn bộ tài sản Nợ của chi nhánh và “bán” vốn để chi nhánh sử dụng cho tài sản Có theo cơ chế tính theo số dƣ, áp giá riêng cho từng loại tài sản Có, tài sản Nợ. Từ đó, thu nhập và chi phí của từng chi nhánh đƣợc xác định thông qua chênh lệch mua bán vốn với trụ sở chính, tập trung rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất về trụ sở chính [58,2011].

Bảng 2.3. Cơ chế quản lý vốn tập trung FTP.

- Vốn đƣợc luân chuyển giữa các chi nhánh thông qua hệ thống FTP, nơi tập trung toàn bộ nguồn vốn và tài sản của NHCT.

- Tập trung rủi ro thanh khoản về trụ sở chính: chi nhánh thực hiện việc “bán” và “mua” vốn về trụ sở chính. Tất cả các giao dịch nhận tiền gửi và cho vay giữa khách hàng và chi nhánh đều đƣợc thực hiện “đối ứng” với NCHT. Khi có nhu cầu thanh toán, số dƣ tiền gửi khách hàng tại chi nhánh giảm một lƣợng tƣơng ứng số dƣ vốn của chi nhánh đƣợc ghi nhận trong hệ thống FTP, chi nhánh trong điều kiện bình thƣờng không cần quan tâm đến nguồn vốn để thanh toán. Do đó, mọi rủi ro thanh khoản sẽ chuyển từ chi nhánh về Trụ sở chính.

45

- Tập trung rủi ro lãi suất về Trụ sở chính.: Tất cả các tài sản Nợ và Có của chi nhánh đều đƣợc “mua” và “bán” căn cứ vào kỳ hạn, loại tiền với các lãi suất điều chuyển (giá FTP) tại ngày phát sinh giao dịch. Đối với các giao dịch lãi suất cố định, từ ngày phát sinh giao dịch cho đến ngày định giá lại của tài sản Nợ hay tài sản Có, chi nhánh luôn đƣợc đảm bảo một mức chênh lệch lãi suất giữa lãi suất áp dụng cho khách hàng và lãi suất chuyển vốn nội bộ (giá FTP). Chi nhánh chỉ quyết định lãi suất cho vay/nhận gửi sao cho có chênh lệch so với lãi suất điều chuyển vốn nội bộ và không bị ảnh hƣởng nhiều bởi rủi ro lãi suất.Trong cơ chế mới, rủi ro lãi suất sẽ đƣợc quản lý tập trung tại trụ sở chính.

- FTP bán/mua vốn của trụ sở chính do Tổng giám đốc công bố trong từng thời kỳ, bằng lãi suất cộng (+) thanh khoản (tƣơng ứng với kỳ hạn và tần suất điều chỉnh lãi suất). - Margin từ hoạt động cho vay/huy động vốn đƣợc gọi là lãi suất cận biên ròng, đƣợc tính bằng chênh lệch giữa lãi suất cho vay khách hàng (Tài sản Có) với FTP mua vốn NHCT và FTP bán vốn NHCT với lãi suất huy động tiền gửi (Tài sản Nợ).

o Sự cần thiết áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung FTP tại NHCT VN:

- Đối với NHCT, các chi nhánh là các thành viên hạch toán độc lập, đƣợc chủ động trong việc triển khai các giải pháp kinh doanh để hoàn thành chỉ tiêu đƣợc giao. Vì thế, để hoàn thành các chỉ tiêu theo kế hoạch trong môi trƣờng cạnh tranh hiện nay, bản thân các chi nhánh phải tự cạnh tranh với các Ngân hàng thƣơng mại khác, chẳng hạn nhƣ bằng các hình thức: tăng lãi suất huy động vốn, hạ thấp lãi suất cho vay, giảm chi phí cung cấp dịch vụ,… để thu hút khách hàng, mà điều này có thể dẫn tới sự gia tăng của chi phí huy động vốn, sự giảm sút lợi nhuận. Từ đó dẫn đến sự chƣa công bằng trong việc xác định phần đóng góp của các chi nhánh vào thu nhập chung của NHCT. Và đây là một trong những lý do để NHCT áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung mới – Cơ chế FTP. Theo đó, sẽ chuyển cơ chế quản lý vốn nội bộ hiện tại từ “nhận – gửi” sang cơ chế “mua – bán”. NHCT thực hiện “mua” toàn bộ tài sản Nợ và “bán” tài sản Có cho các chi nhánh. Khi đó, chi nhánh phải trả lãi cho hoạt động “mua” vốn (tƣơng ứng với Tài sản Có) và nhận đƣợc lãi khi “bán” vốn cho trụ sở chính (tƣơng ứng với Tài sản Nợ). Thu nhập/Chi phí lãi, hay giá của hoạt động

46

“mua – bán” vốn (gọi là giá chuyển vốn) do trụ sở chính xác định và định kỳ thông báo tới các chi nhánh.

- Cơ chế quản lý vốn đang đƣợc NHCT VN triển khai hoàn toàn phù hợp với các quy định của pháp luật, khi mà theo cơ chế này, mọi rủi ro về thanh khoản, về lãi suất đƣợc chuyển từ chi nhánh về Hội sở NHCT VN. Chỉ NHCT VN mới có tƣ cách pháp nhân, chịu mọi trách nhiệm trƣớc pháp luật về hoạt động kinh doanh trong hệ thống, trong khi chi nhánh chỉ là một đơn vị hoạt động phụ thuộc.

- Vấn đề sử dụng vốn và điều hòa vốn giữa Hội sở và các chi nhánh đƣợc kiểm soát chặt chẽ bởi hệ thống ban kiểm tra kiểm soát nội bộ của NHCT VN. Theo đó mức giá mua bán vốn đƣợc theo dõi trên một phần mềm liên tục cập nhật thông tin về mọi khoản huy động, khoản tín dụng diễn ra trong toàn hệ thống.

2.3.2.2. Các biện pháp quản lý quy định cho vay tại Chi nhánh

NHCT VN quy định và định hƣớng cho vay trong toàn hệ thống theo từng thời kỳ. Tùy thuộc vào diễn biến của thị trƣờng mà NHCT VN khuyến khích hay hạn chế một số ngành nghề, lĩnh vực cho vay. Đồng thời quy định cụ thể các điều kiện cấp tín dụng, cụ thể:

o Điều kiện tín dụng chung: Đối với khách hàng là cá nhân phải có năng lực

pháp luật và năng lực hành vi dân sự , không bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự [28]; Đối với khách hàng là tổ chức thì tổ chức phải đƣợc thành lập hợp pháp, ngƣời đại diện của tổ chức phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự [27].

o Điều kiện tín dụng cụ thể: Cấp tín dụng có bảo đảm bằng tài sản khách hàng

phải đảm bảo các điều kiện sau:

Đối với khách hàng là tổ chức thì đƣợc NHCT VN hoặc các tổ chức xếp hạng tín dụng chuyên nghiệp đánh giá hạng tín dụng BB trở lên; có năng lực tài chính, cơ cấu tài chính hợp lý đến thời điểm đƣợc chi nhánh Ba Đình cấp tín dụng, bao gồm: Báo cáo tài chính của năm kề trƣớc đó thể hiện: Hệ số tự tài trợ tối thiểu 15%; hệ số thanh toán ngắn hạn 0,8%, kết quả kinh doanh không có lỗ lũy kế, phƣơng án sản xuất kinh

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý sử dụng vốn của ngân hàng thương mại ở Việt Nam và thực tiễn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình (Trang 47 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)