0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Bất cập liên quan đến huy động vốn

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BA ĐÌNH (Trang 63 -65 )

2.4.2.1.Về điều kiện chủ thể

o Đối với chủ thể là cá nhân: Khi tham gia vào giao dịch gửi tiền của ngân

hàng thƣơng mại, đối với ngƣời gửi tiền là cá nhân thì phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. Nhƣng quy định của các văn bản pháp luật chuyên ngành quy định không rõ ràng, thống nhất. Quyết định số 1160/2004/QĐ- NHNN ngày 13/9/2004 về quy chế nhận tiền gửi tiết kiệm thì cá nhân gửi tiền phải từ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi đầy đủ. Đối với trƣờng hợp từ đủ 15 đến chƣa đủ 18 tuổi nhƣng có tài sản riêng đủ để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự thì đƣợc thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm. Điều này là phù hợp với tinh thần của Bộ luật dân sự 2005. Trên thực tế, các ngân hàng đều coi giao dịch tiền gửi tiết kiệm cũng là một dạng của giao dịch tài khoản. Theo quy định tại Quy chế mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tại NHNN và TCTD, ban hành kèm theo Quyết định số 1284/2002/QĐ-NHNN2 ngày 22/11/2002 của Thống đốc NHNN thì lại quy định việc ngƣời chƣa thành niên (bao gồm ngƣời từ 15 đến chƣa đủ 18 tuổi) muốn mở và sử dụng tài khoản tiền gửi thì phải thực hiện thông qua ngƣời giám hộ, ngƣời đại diện theo pháp luật. Nội dung này cũng đƣợc quy định tại nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về Thanh toán không dùng tiền mặt. Các quy định này có chăng mâu thuẫn với quy định về độ tuổi đƣợc phép giao dịch tiền gửi đã nêu trên? Hơn nữa, theo quy định của Bộ luật lao động 2013, thì ngƣời lao động đƣợc xác định là ngƣời

57

từ đủ 15 tuổi trở lên. Vì vậy, ngƣời lao động đƣợc quyền tự mình ký kết hợp đồng lao động nhƣng khi thực hiện mở tài khoản tại ngân hàng để nhận lƣơng, thanh toán và sử dụng dịch vụ ATM thì lại phải thông qua ngƣời giám hộ? Xét một khía cạnh nào đó, phải chăng Nghị định quy định về thanh toán không dùng tiền mặt đã đi ngƣợc với mục tiêu tăng cƣờng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt? Nhƣ vậy, năng lực chủ thể của cá nhân tham gia vào giao dịch tiền gửi ở các văn bản pháp luật chƣa có sự thống nhất, đồng bộ [56].

o Đối với chủ thể là tổ chức: Đối với tổ chức là ngƣời tham gia giao dịch tiền

gửi, về năng lực chủ thể theo quy định của BLDS 2005 thì phải có tƣ cách pháp nhân. Tuy nhiên, trên thực tế, các doanh nghiệp tƣ nhân không có tƣ cách pháp nhân vẫn đƣợc phép mở tài khoản tiền gửi. Điều này có mâu thuẫn với nhau hay không? Theo Quyết định số 1284/2002/QĐ-NHNN về quy chế mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tại NHNN và TCTD thì chỉ quy định chung chung về đối tƣợng mở tài khoản là tổ chức, theo đó Tổ chức Việt Nam đƣợc thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, tổ chức nƣớc ngoài đƣợc thành lập và hoạt động theo pháp luật nƣớc mà tổ chức đó đƣợc thành lập. Nhƣ vậy, quy định này không đề cập đến vấn đề năng lực chủ thể. Điều này có thể lý giải tại sao doanh nghiệp tƣ nhân không có tƣ cách pháp nhân nhƣng đƣợc thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam thì vẫn đƣợc mở tài khoản tiền gửi. Dƣờng nhƣ có sự chông chênh giữa các quy định của pháp luật, không rõ ràng [56].

2.4.2.2. Bất cập liên quan đến nhận tiền gửi có tranh chấp:

Trên thực tế, có nhiều rủi ro phát sinh trong trƣờng hợp tiền gửi tiết kiệm của khách hàng có sự tranh chấp do vay mƣợn, nhờ đứng tên hộ sổ tiết kiệm, nguồn tiền gửi có nguồn gốc phạm pháp, tham ô... Rủi ro còn cao hơn trong trƣờng hợp khách hàng sau khi gửi sổ tiết kiệm lại dùng số tiền trong sổ tiết kiệm này để làm TSBĐ cho khoản vay của mình hoặc bảo lãnh cho bên thứ ba vay vốn tại ngân hàng.Khi tranh chấp xảy ra, tòa án có thể xem xét tuyên vô hiệu giao dịch gửi tiền giữa khách hàng và Ngân hàng. Điều này sẽ ảnh hƣởng đến giao dịch bảo đảm cho khoản vay phát sinh tại ngân hàng đƣợc bảo đảm bằng tài sản này. Khi đó, Ngân hàng vô hình

58

sẽ vƣớng vào một tranh chấp mà bản thân ngân hàng là bên ngay tình, tuy nhiên ảnh hƣởng trực tiếp đến khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BA ĐÌNH (Trang 63 -65 )

×