2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tài chính, các tài liệu được lưu trữ của Ngân hàng qua các năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 do tổ kế toán, tổ tín dụng cấp.
Bên cạnh đó, cùng với việc tiếp cận thực tế các hoạt động tín dụng của Ngân hàng, tiếp xúc và trao đổi với cán bộ bộ phận tín dụng, bộ phận kế toán để hiểu rõ quy trình kế toán tín dụng của Ngân hàng.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Sử dụng các phương pháp chứng từ kế toán, phương pháp đối ứng tài khoản và ghi sổ kép để tìm hiểu nghiệp vụ kế toán tín dụng tại Ngân hàng. Từ
16
đó, đưa ra nhận xét đánh giá và một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng.
-Phương pháp chứng từ là phương pháp thu thập thông tin và kiểm tra sự phát sinh và hoàn thành của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Phương pháp chứng từ bao gồm quá trình lập chứng từ, chỉnh lý chứng từ, kiểm tra chứng từ, luân chuyển chứng từ theo cơ cấu tổ chức công tác kế toán của Ngân hàng, lưu trữ chứng từ 12 tháng, sau đó đưa vào kho quản lý như các loại tài sản khác của đơn vị trong thời hạn 5 năm, riêng loại chứng từ dùng để ghi sổ thì phải quản lý trong kho trong thời gian 10 năm.
-Phương pháp đối ứng tài khoản và ghi sổ kép là phương pháp so sánh thông tin và kiểm tra quá trình vận động của từng đối tượng kế toán khi một nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong mối tương quan tác động qua lại giữa các đối tượng này.
17
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN PHỤNG HIỆP
PHÒNG GIAO DỊCH THẠNH HÒA
3.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN PHỤNG HIỆP, PHÒNG GIAO DỊCH THẠNH NÔNG THÔN HUYỆN PHỤNG HIỆP, PHÒNG GIAO DỊCH THẠNH HÒA
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phụng Hiệp là chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam được thành lập vào ngày 26/3/1998 theo Nghị định 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng NHN0 & PTNT.
Theo Quyết định 400/CP ngày 14/11/1990 chính thức đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phụng Hiệp, đến ngày 10/10/1996 theo Quyết định 280/QĐNH5 của Tổng giám đốc NHN0 & PTNT Việt Nam thì NHN0 & PTNT huyện Phụng Hiệp là chi nhánh cấp II trực thuộc NHN0 & PTNT Cần Thơ.
Đến 01/03/2004 theo Quyết định 64/HĐQT – TCCB của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHN0 & PTNT Việt Nam thì NHN0 & PTNT huyện Phụng Hiệp là chi nhánh cấp II trực thuộc NHN0 & PTNT Hậu Giang. Phòng giao dịch Thạnh Hòa trực thuộc NHN0 & PTNN chi nhánh huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang cho đến nay.
NHN0 & PTNT huyện Phụng Hiệp, Phòng giao dịch Thạnh Hòa có trụ sở chính đặt tại Ấp Phú Khởi, Xã Thạnh Hòa, Huyện Phụng Hiệp, Tỉnh Hậu Giang. Có địa bàn giao dịch ở 4 xã: Hòa Mỹ, Thạnh Hòa, Tân Bình và Bình Thành.
Bên cạnh địa bàn chủ yếu sản xuất nông nghiệp thì các ngành nghề kinh doanh khác chẳng hạn như: thương mại – dịch vụ, kinh doanh, buôn bán, … ngày càng phát triển, có thể thấy đây là thị trường có nhiều tiềm năng trong tương lai cho Phòng giao dịch Thạnh Hòa.
Với vị trí thuận lợi về giao thông giúp khách hàng đi lại dễ dàng hơn, tạo điều kiện thu hút khách hàng mới. Đồng thời, cùng với sự quan tâm, chỉ đạo của cấp trên và chính quyền địa phương, Phòng giao dịch từng bước đi vào ổn định và nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần hỗ trợ phát triển nông nghiệp, xây dựng đời sống nông thôn mới, nâng cao cuộc sống của người dân.
18
3.1.2 Cơ cấu tổ chức
Bộ máy quản lý tại Phòng giao dịch Thạnh Hòa gồm hai nhóm chính tham gia vào quá trình quản lý chung (Hình 3.1).
- Ban giám đốc: gồm 1 Giám đốc, 1 Phó giám đốc. - Các tổ: tổ Kế toán – Ngân quỹ, tổ Tín dụng.
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức NHN0 & PTNT huyện Phụng Hiệp, Phòng giao dịch Thạnh Hòa
3.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của các Phòng, Ban
3.1.3.1 Giám đốc
Giám đốc trực tiếp chỉ đạo, điều hành, quyết định toàn bộ các hoạt động của Ngân hàng, tiếp nhận các chỉ thị đồng thời phổ biến đến từng Cán bộ, Công nhân viên, chịu trách nhiệm với Ngân hàng cấp trên và pháp luật về mọi quyết định của mình. Công việc cụ thể liên quan đến hoạt động tín dụng bao gồm:
-Xem xét nội dung thẩm định do tổ tín dụng trình lên để quyết định cho vay hay không và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
-Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và các hồ sơ do ngân hàng và khách hàng cùng lập.
-Quyết định các biện pháp xử lý nợ, cho gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp xử lý khách hàng.
3.1.3.2 Phó giám đốc
-Giúp Giám đốc trong việc điều hành hoạt động của đơn vị.
-Thay mặt Giám đốc điều hành một số công việc khi Giám đốc vắng mặt (theo văn bản ủy quyền của Giám đốc) và báo cáo lại kết quả công việc khi Giám đốc có mặt tại đơn vị.
Giám đốc
Tổ tín dụng Tổ kế toán – Ngân quỹ
19
-Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
3.1.3.3 Tổ tín dụng
-Tổ tín dụng có nhiệm vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng.
-Thẩm định xét duyệt cho vay, lập hồ sơ vay vốn, kiểm soát hồ sơ.
- Trình Giám Đốc ký hợp đồng tín dụng.
-Thẩm định các dự án đầu tư theo quy trình thẩm định đã được ban hành.
-Trực tiếp kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn của KH vay vốn, kiểm tra tài sản đảm bảo nợ, đôn đốc KH trả lãi và gốc đúng hạn.
3.1.3.4 Tổ kế toán, ngân quỹ
-Xây dựng tổ chức thực hiện và hạch toán, quyết toán tài chính tại Ngân hàng.
-Kiểm tra hồ sơ cho vay theo quy định.
-Giải ngân, thu nợ gốc và nợ lãi.
-Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền vay, tiền gửi.
-Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, thu chi tiền mặt, đảm bảo việc thực hiện chính xác, kịp thời theo chế độ, lưu thông và bảo quản tiền mặt, giấy tờ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp, hồ sơ vay vốn, các hồ sơ khác theo quy định.
-Lập các báo cáo thống kê kế toán theo quy định.
3.1.4 Tổ chức, thực hiện công tác kế toán tại Ngân hàng
3.1.4.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại Ngân hàng
Tại Ngân hàng áp dụng hệ thống thanh toán nội bộ và kế toán khách hàng của NHN0 & PTNT Việt Nam (chương trình IPCAS II) xử lý trực tuyến tập trung nhằm giúp Ngân hàng quản lý các giao dịch của khách hàng, lưu trữ chứng từ, xử lý số liệu và nhiều nghiệp vụ đơn lẻ khác, tự động hoá theo hình thức giao dịch một cửa.
a) Mô hình giao dịch một cửa
Đây là mô hình tổ chức hiện đại của các NHTM hiện nay. Mô hình giao dịch một cửa được thể hiện ở hình 3.2.
Giải thích mô hình:
(1), (7): Giao dịch viên ứng quỹ đầu ngày và cuối ngày (2): KH yêu cầu giao dịch
20
(3): Giao dịch viên thực hiện chi (thu) tiền mặt cho KH
(4): Giao dịch viên chuyển chứng từ cho bộ phận kiểm soát khi vượt quyền giao dịch
(6): Giao dịch viên trả tiền (thu) cho KH.
Hình 3.2: Mô hình giao dịch một cửa của Ngân hàng
b) Hệ thống IPCAS II
Đối với hệ thống Ngân hàng, IPCAS bảo đảm tính thống nhất, nguyên tắc an toàn trong quản lý vốn, quản lý khách hàng. Theo đó, khách hàng chỉ cần giao dịch trực tiếp tại bất kỳ "một cửa" nào trong NHN0 & PTNT, cán bộ tiếp nhận thông tin sẽ trực tiếp giải quyết mọi vấn đề từ gửi tiền tiết kiệm, làm các thủ tục cho vay, giải ngân, hạch toán… mà không phải đến nhiều cửa như trước kia. Do hệ thống dữ liệu được thống nhất nên khách hàng sẽ được gửi và rút tiền nhiều nơi, tiết kiệm thời gian, hạn chế rủi ro trong giao dịch.
Ngoài ra, trình độ cũng như ý thức trách nhiệm của Cán bộ Ngân hàng được nâng lên rõ rệt. Trước đây, khi sử dụng hệ thống cũ, mỗi cán bộ nghiệp vụ thường chỉ thông thạo việc xử lý một hoặc hai trong số các nghiệp vụ Ngân hàng, còn theo "một cửa", mỗi cán bộ nghiệp vụ bắt buộc thông thạo tất cả các nghiệp vụ qua đó giảm thiểu lao động thủ công và đánh giá được chất lượng công việc nhờ khả năng kiểm tra đến từng bút toán, rút ngắn thời gian làm việc và phát huy cao nhất tính chủ động, sáng tạo của mỗi nhân viên.
3.1.4.2 Hình thức kế toán
Hình thức kế toán áp dụng tại Phòng giao dịch Thạnh Hòa là hình thức Chứng từ ghi sổ. Hình thức này hiện nay được Ngân hàng ứng dụng công nghệ tin học vào quá trình tổ chức, ghi chép kế toán.
5 4 6 3 2 7 1 Khách hàng Dịch vụ khách hàng Kiểm soát Quỹ chính Giao dịch viên 1 Giao dịch viên 2 Giao dịch viên 3
21
Hình thức ghi sổ bằng máy vi tính được tổ chức theo mô hình đơn giản như Hình 3.3.
Chứng từ ghi sổ được kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế.
Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục và có chứng từ gốc đính kèm và phải được sự phê duyệt của Kiểm soát viên.
Hình 3.3: Sơ đồ ghi sổ bằng máy vi tính trong Ngân hàng
3.2 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2010, 2011, 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
Trong những năm qua hoạt động tín dụng của NHN0 & PTNT huyện Phụng Hiệp, Phòng giao dịch Thạnh Hòa đã thu được nhiều thành quả đáng khích lệ. Nhờ sự nỗ lực và cố gắng trong việc mở rộng tín dụng, không ngừng đổi mới các hình thức hoạt động cùng với việc nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn. NHN0 & PTNT huyện Phụng Hiệp, Phòng giao dịch Thạnh Hòa đã đầu tư cho vay theo từng dự án có hiệu quả. Vì vậy không những đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho người dân mà còn mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng, tạo điều kiện nâng cao sức cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên địa bàn.
Kết quả hoạt động tín dụng của Phòng giao dịch Thạnh Hòa qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 được trình bày cụ thể ở Bảng 3.1.
Chứng từ kế toán (Thông tin đầu vào)
Kho thông tin (Chương trình máy tính)
Thông tin đầu ra Nhật ký chứng từ Liệt kê chứng từ Sổ kế toán chi tiết Sổ kế toán tổng hợp Cân đối TK ngày Cân đối TK tháng, năm và BCTC Thông tin khác
22
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013 2011/2010 2012/2011 6T/2013/6T/2012
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 124.570 166.797 209.721 92.532 120.803
42.227 34 42.924 26 28.271 31 Doanh số thu nợ 97.619 138.135 169.169 101.315 103.630 40.516 42 31.034 22 2.315 2 Dư nợ 95.780 124.442 164.994 70.521 182.167 28.662 30 40.552 33 111.646 158 Nợ xấu 353 620 1.292 620 2.215 267 76 672 108 1.595 257 Nguồn: Tổ tín dụng, 2013
23
Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay của Phòng có xu hướng tăng qua 3 năm. Sáu tháng đầu năm 2013 cũng tăng so với 6 tháng đầu năm 2012. Điều này cho thấy sự cố gắng của NH trong hoạt động mở rộng hoạt động tín dụng nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu về vốn trong nông nghiệp của địa phương. Doanh số cho vay của NH ngày càng tăng qua từng năm, điều đó phần lớn là nhờ năng lực lãnh đạo của Ban giám đốc Ngân hàng, một phần là do thái độ phục vụ của nhân viên Ngân hàng cũng như là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của họ. Năm 2011 doanh số cho vay là 166.797 triệu đồng, tăng 42.227 triệu đồng. tương ứng tăng 34% so với năm 2010. Đến năm 2012, doanh số cho vay tiếp tục tăng 26% so với năm 2011 đạt số tiền 209.721 triệu đồng. Sở dĩ doanh số cho vay tăng cao năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 là do trong thời gian này lãi suất cho vay của NH thể hiện tính cạnh tranh hơn so với các NH khác, cộng với thủ tục hồ sơ nhanh gọn và sự hướng dẫn tận tình của cán bộ tín dụng đã góp phần làm tăng doanh số cho vay. Qua đó cho thấy việc sử dụng vốn của NH đối với lĩnh vực này là đạt hiệu quả cao, nó không những góp phần làm tăng lợi nhuận cho NH mà nó còn làm tăng uy tín của Ngân hàng trên thương trường.
Doanh số thu nợ nhìn chung cũng có bước chuyển biến theo chiều hướng tăng. Năm 2011 tăng 42% so với năm 2011, với số tiền tăng là 40.516 triệu đồng. Sáu tháng đầu năm 2013 doanh số thu nợ cũng tăng cũng tăng so với 6 tháng đầu năm 2012 với số tiền là 2.315 triệu đồng, tương ứng tăng 2%. Điều này cho thấy, trong hoạt động tín dụng của NH, NH không những chăm lo mở rộng hoạt động tín dụng mà còn quan tâm, cố gắng bám sát, theo dõi các khoản tín dụng nhằm bảo toàn nguồn vốn tín dụng NH đã đầu tư. Do đó, nhìn chung công tác thu nợ của NH là có hiệu quả.
Về dư nợ của NH thì có sự tăng trưởng đều qua 3 năm. Năm 2011 dư nợ của NH ở mức 124.442 tăng 30% so với năm 2010, tương ứng với số tiền 28.662 triệu đồng. Đặc biệt, dư nợ 6 tháng đầu năm 2013 dư nợ tăng vượt bậc so với 6 tháng 2012, đạt 182.167 triệu đồng, tăng 111.646 triệu đồng, tương ứng 158%. Nguyên nhân là do NH mở rộng tín dụng, đầu tư vào các dự án trung và dài hạn. Dư nợ của NH ngày càng gia tăng, một mặt thể hiện sự cố gắng của NH trong công tác cho vay, mặt khác, còn phản ánh những bất cập trong công tác cho vay đó là dư nợ tăng bao gồm những khoản nợ chưa đến hạn cũng như bao gồm cả những khoản nợ quá hạn.
Năm 2012, nợ xấu chiếm tỉ lệ khá cao so với năm 2011 với số tiền 1.292 triệu đồng, tăng 672 triệu đồng tương ứng tăng 108% so với năm 2011. Trong khi đó, năm 2011 nợ xấu chỉ tăng 76% so với năm 2010, tương ứng với số tiền
24
620 triệu đồng, tăng 267 triệu đồng. Tình hình nợ xấu 6 tháng đầu năm 2013 cũng tăng nhanh so với cùng kì năm 2012 với số tiền 2.215 triệu đồng, tăng 1.595 triệu đồng, tương ứng tăng 257% so với 6 tháng đầu năm 2012. Sở dĩ nợ xấu tăng nhanh là do đặc thù của ngành nông nghiệp là phải chịu nhiều dịch bệnh, sâu rầy, bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi thời tiết cũng như phụ thuộc nhiều vào giá cả thị trường. Bên cạnh đó, cũng có KH không sử dụng vốn vay đúng mục đích. Mặt khác, đội ngũ cán bộ tín dụng có số lượng hạn chế, mỗi cán bộ tín dụng phải quản lý ít nhất 1 xã, phải đảm nhiệm từ khâu tìm kiếm KH, lập hồ sơ, thẩm định, giám sát thu nợ, thu lãi, báo nợ quá hạn cho nhiều KH,... Do đó, ảnh hưởng đến việc mở rộng và đảm bảo chất lượng tín dụng.
25
CHƯƠNG 4
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HUYỆN PHỤNG HIỆP, PHÒNG GIAO DỊCH THẠNH HÒA 4.1 QUY TRÌNH CHO VAY
Tại NHN0 & PTNT huyện Phụng Hiệp, Phòng giao dịch Thạnh Hòa hiện nay đang áp dụng Quyết định số số 666/QĐ-HĐQT-TDHO ngày 15/6/2010