Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật cạnh tranh đố

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật cạnh tranh trong giải quyết khiếu nại vụ việc cạnh tranh thực trạng và giải pháp (Trang 75 - 84)

7. Kết cấu của Luận văn

3.3.3. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật cạnh tranh đố

tranh đối với doanh nghiệp

Theo số liệu thống kê tại Báo cáo Khảo sát doanh nghiệp và phỏng vấn chuyên gia về pháp luật cạnh tranh Việt Nam do Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương) năm 2013 công bố cho thấy có tới 92,8% trong số 500 DN được khảo sát “chưa hiểu rõ” về Luật Cạnh tranh, còn số doanh nghiệp “hiểu

71

loại bỏ ra khỏi cuộc khảo sát do “không biết gì”, không sẵn sàng trả lời các câu hỏi hoặc từ chối tham gia khảo sát.

Cũng theo khảo sát, số lượng doanh nghiệp đã từng nhận thấy dấu hiệu hành vi vi phạm còn ít hơn so với số doanh nghiệp có bộ phận pháp chế riêng. Phần lớn các doanh nghiệp (75,6%) chưa bao giờ nhận ra hành vi kinh doanh có khả năng vi phạm Luật Cạnh tranh, còn lại không biết về các hành vi đó. Thậm chí một số doanh nghiệp nhầm lẫn dấu hiệu của hành vi bán phá giá (trong phòng vệ thương mại) với hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh.

Kết quả khảo sát còn cho thấy mặc dù nhận biết được dấu hiệu vi phạm nhưng chỉ có 3,2% DN từng nghĩ đến việc đệ đơn khiếu nại hoặc cung cấp thông tin về vụ việc cho cơ quan chức năng. Trong khi đó đến 96,8% chưa từng nghĩ đến việc khiếu nại vụ việc cạnh tranh đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Những con số trên đây cho thấy sự lan tỏa Luật Cạnh tranh vào trong cộng đồng doanh nghiệp là vô cùng hạn chế. Rõ ràng doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thực sự quan tâm một cách đúng mức đối với pháp luật cạnh tranh, một đạo luật lẽ ra phải được coi là xương sống của nền kinh tế thị trường.

Việc tuyên truyền, phổ biến các nội dung và định hướng cơ bản của pháp luật cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao chuẩn mực và chất lượng hoạt động của mình. Cạnh tranh lành mạnh trong khuôn khổ pháp luật sẽ giúp doanh nghiệp lớn mạnh và bảo đảm sự phát triển bền vững của nền kinh tế nói chung.

Từ đó, tác giả luận văn đề xuất các giải pháp sau:

Một là, tổ chức và mở rộng các chương trình đào tạo, hội thảo, tọa đàm cùng các hình thức tuyên truyền phổ biến khác để giúp doanh nghiệp nhận thức được đầy đủ và tuân thủ nghiêm túc các yêu cầu cạnh tranh lành mạnh không chỉ trong nước mà còn tại các thị trường thành viên của WTO.

72

Hai là, xây dựng và phát triển các hoạt động nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại, tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp... nhằm giảm thiểu những rủi ro cho doanh nghiệp và hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Ba là, xây dựng các cơ chế nhằm tăng cường mối liên kết, phối hợp giữa các doanh nghiệp với nhau, giữa các doanh nghiệp với hiệp hội ngành hàng và cơ quan quản lý nhà nước như các Quy chế phối hợp, Quy chế hợp tác v.v… nhằm giúp các doanh nghiệp chủ động xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh và cơ chế kinh tế thị trường phát triển bền vững.

73

Tiểu kết Chương 3

Chính sách và pháp luật về cạnh tranh là nền tảng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và đông đảo người tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là thực thi các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong việc mở cửa thị trường cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài, bước vào sân chơi chung toàn cầu. Chính vì vậy, yêu cầu nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật cạnh tranh trong giải quyết vụ việc cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay đang dược đặt ra một cách cấp thiết.

Nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại vụ việc cạnh tranh, chúng ta cần có giải pháp đồng bộ trong việc hoàn thiện pháp luật và các thiết chế có liên quan nhằm đảm bảo tính đồng bộ của các thiết chế pháp luật trong lĩnh vực này. Cụ thể là cần hoàn thiện các chế định liên quan việc điều chỉnh pháp luật đối với các hành vi hạn chế cạnh tranh; hành vi cạnh tranh không lành mạnh; các vấn đề liên quan đến thời hạn điều tra, trình tự, thủ tục xử lý vụ việc cạnh tranh cho phù hợp với tình hình thực tế; tăng cường năng lực của cơ quan điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh... Bên cạnh đó, cần nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật cạnh tranh trong cộng đồng các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; xây dựng cơ quan quản lý và giải quyết khiếu nại vụ việc cạnh tranh thống nhất, đồng thời, đề cao quan hệ phối hợp của các cơ quan chức năng trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh.

74

KẾT LUẬN

Sau khi nghiên cứu đề tài “Áp dụng pháp luật cạnh tranh trong giải quyết khiếu nại vụ việc cạnh tranh – Thực trạng và giải pháp”, cho phép rút ra một số kết luận sau đây:

1. Pháp luật cạnh tranh giữ một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế thị trường. Dưới sự điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh, các doanh nghiệp sẽ có một sân chơi bình đẳng, lành mạnh để có thể cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Thông qua quá trình cạnh tranh, trình độ công nghệ của các doanh nghiệp được nâng cao qua các hoạt động nghiên cứu, phát triển, cải tiến kiểu dáng và hiệu quả sẽ được nâng cao nhờ cải tiến kỹ thuật cũng như cải tiến phương pháp quản lý, hoạt động, nhờ đó mang lại lợi ích cho người tiêu dùng.

Áp dụng pháp luật cạnh tranh là hoạt động mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực nhà nước, được thực hiện thông quan những cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quản lý cạnh tranh, nhằm cá biệt hoá những quy phạm pháp luật cạnh tranh vào các trường hợp giải quyết khiếu nại vụ việc cạnh tranh cụ thể. Khi áp dụng pháp luật cạnh tranh trong giải quyết khiếu nại vụ việc cạnh tranh, các cơ quan quản lý cạnh tranh phải nghiên cứu kỹ lưỡng vụ việc, làm sáng tỏ cấu thành pháp lý của nó để từ đó lựa chọn quy phạm, ra văn bản áp dụng pháp luật cạnh tranh và tổ chức thi hành.

2. Sau gần 10 năm thực thi, Luật Cạnh tranh đã bước đầu phát huy vai trò tích cực trong việc giữ cho môi trường cạnh tranh lành mạnh, xử lý những hành vi làm sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường. Mặc dù số lượng vụ việc cạnh tranh được điều tra, xử lý là chưa nhiều (03 vụ hạn chế cạnh tranh và 83 vụ cạnh tranh không lành mạnh) nhưng đó chính là sự khởi đầu cho thấy Luật cạnh tranh đã chính thức đi vào cuộc sống và gắn liền với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong quá trình xử lý các vụ việc đầu tiên,

75

một mặt các cơ quan cạnh tranh nhấn mạnh mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong hoạt động kinh doanh, mặt khác, rung hồi chuông cảnh báo cho các doanh nghiệp có hành vi tương tự để họ tự nguyện điều chỉnh hành vi kinh doanh của mình.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập. Tình trạng vi phạm pháp luật cạnh tranh vẫn thường xuyên xảy ra, nhưng các vụ bị tố cáo, khiếu nại vẫn còn quá nhỏ so với thực trạng vi phạm. Nguyên nhân có những vấn đề phát sinh từ chính những quy định của pháp luật cạnh tranh, nhiều quy định pháp luật không phù hợp thực tiễn... Năng lực của các cơ quan thực thi pháp luật về cạnh tranh cũng cần phải có những giải pháp thiết thực để tăng cường. Bên cạnh đó, còn nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc tìm hiểu pháp luật cạnh tranh nên chưa chủ động để sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ.

3. Nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại vụ việc cạnh tranh, chúng ta cần có giải pháp đồng bộ trong việc hoàn thiện pháp luật và các thiết chế có liên quan nhằm đảm bảo tính đồng bộ của các thiết chế pháp luật trong lĩnh vực này. Cụ thể là cần hoàn thiện các chế định liên quan việc điều chỉnh pháp luật đối với các hành vi hạn chế cạnh tranh; hành vi cạnh tranh không lành mạnh; các vấn đề liên quan đến thời hạn điều tra, trình tự, thủ tục xử lý vụ việc cạnh tranh cho phù hợp với tình hình thực tế; tăng cường năng lực của cơ quan điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh... Bên cạnh đó, cần nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật cạnh tranh trong cộng đồng các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; xây dựng cơ quan quản lý và giải quyết khiếu nại vụ việc cạnh tranh thống nhất, đồng thời, đề cao quan hệ phối hợp của các cơ quan chức năng trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh.

76

TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn bản pháp luật:

1. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng 2. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội

3. Quốc hội (2002), Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, Hà Nội

4. Quốc hội (2004), Luật Cạnh tranh, Hà Nội 5. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội

6. Quốc hội (2009), Luật Sở hữu trí tuệ (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội 7. Quốc hội (2010), Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Hà Nội 8. Nghị định của Chính phủ số 110/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005 về

quản lý hoạt động bán hành đa cấp

9. Nghị định của Chính phủ số 116/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh

10. Nghị định của Chính phủ số 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh 11. Nghị định của Chính phủ số 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005

quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh 12. Nghị định của Chính phủ 06/2006/NĐ-CP ngày 09/1/2006 quy định

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh

13. Nghị định của Chính phủ số 05/2006/NĐ-CP ngày 09/1/2006 về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng cạnh tranh

Giáo trình:

14. Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội

15. Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

77

16. Giáo trình Luật Cạnh tranh của Trường Đại Học Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2010

Sách tham khảo:

17. Bộ Công Thuơng – Tổ Công tác tổng kết 05 năm Luật Cạnh tranh (2011), Báo cáo tổng hợp đánh giá, tổng kết 05 năm thực thi pháp luật cạnh tranh

18. Bùi Nguyễn Anh Tuấn (2010),“Chính sách cạnh tranh từ góc độ

quốc gia đang phát triển”

19. Cục Quản lý cạnh tranh - Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) (2012), Báo cáo rà soát Luật cạnh tranh Việt Nam

20. Đặng Vũ Huân (1996), “Chuyên đề về cạnh tranh, chống cạnh

tranh bất hợp pháp và kiểm soát độc quyền”, Thông tin Khoa học

pháp lý, Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp

21. Đặng Vũ Huân (2004), “Pháp luật về kiểm soát độc quyền và

chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam”, Nxb. Chính trị

Quốc gia

22. Dự án hỗ trợ thương mại đa biên (MULTRAP) và Bộ Công Thương Việt Nam phối hợp thực hiện (2009), “Hành vi hạn chế

cạnh tranh – Một số vụ việc điển hình của Châu Âu

23. Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, Nguyễn Ngọc Sơn (2006),

Pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam”, Nxb. Tư pháp

24. Lê Hoàng Oanh (2005), “Bình luận khoa học Luật Cạnh tranh”, Nxb. Chính trị Quốc gia

25. Nguyễn Như Phát, Bùi Nguyên Khánh (2001), “Tiến tới xây dựng pháp luật về cạnh tranh trong điều kiện chuyển sang kinh tế

thị trường ở Việt Nam”, Nxb. Công an nhân dân năm

26. Nguyễn Như Phát, Nguyễn Ngọc Sơn (2006), “Phân tích và luận giải các quy định của Luật Cạnh tranh về hành vi lạm dụng vị trí

thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh”,

78

27. Nguyễn Như Phát, Trần Đình Hảo (2001), “Cạnh tranh và xây

dựng pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay”, Nxb. Công an

nhân dân

28. Nguyễn Thị Nhung (2011), “Điều chỉnh pháp luật đối với các

thoả thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay”, Luận án

Tiến sĩ

29. Nguyễn Văn Cương (2006),“Tiêu chí đánh giá tính cạnh tranh bất hợp pháp của một số nước và một số bình luận về Luật Cạnh tranh của Việt Nam”

30. Nxb. Chính trị Quốc gia (2007), “Chính sách và thực tiễn pháp luật cạnh tranh của Cộng hoà Pháp”

31. Trần Minh Sơn (2005), “Tìm hiểu về Luật Cạnh tranh”, Nxb. Tư pháp

32. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) (2002),

Các vấn đề pháp lý và thể chế về chính sách cạnh tranh và kiểm

soát độc quyền kinh doanh

Tạp chí chuyên ngành:

33. Đào Trí Úc (2000), “Cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 11

34. Nguyễn Như Phát (1997), "Xây dựng pháp luật cạnh tranh trong

điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay", Tạp chí Nhà

nước và pháp luật, 3 (107)

35. Nguyễn Như Phát (2000), “Đối tượng điều chỉnh của pháp luật chống

cạnh tranh không lành mạnh”, Tạp chí Nhà nước và Pháp, số 9

36. Ngô Thị Thu Hà (2014), “Hoạt động quảng cáo và những vấn đề đặt

ra dưới góc độ pháp luật cạnh tranh”, Tạp chí Tài chính, số 6.

37. Phạm Duy Nghĩa (2000), “Pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam:

79 Pháp luật, số 11.

38. Phạm Văn Lợi và Nguyễn Văn Cương (2006), “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hành vi cạnh tranh không lành mạnh”, Tạp chí Nghề luật, số 2. Báo điện tử: 39. http://giadinh.net.vn/20100516034540173p0c1002/nha-mang- bi-mat-khuyen-mai.htm 40. http://doanhnhansaigon.vn/online/tin-tuc/ban- doc/2011/01/1051498/luat-canh-tranh-lon-nho-deu-thieu-hieu- biet

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật cạnh tranh trong giải quyết khiếu nại vụ việc cạnh tranh thực trạng và giải pháp (Trang 75 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)