Trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh bị khiếu nại

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật cạnh tranh trong giải quyết khiếu nại vụ việc cạnh tranh thực trạng và giải pháp (Trang 40 - 45)

7. Kết cấu của Luận văn

2.1.3. Trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh bị khiếu nại

a. Một số vấn đề chung

Về thẩm quyền giải quyết các vụ việc cạnh tranh ở Việt Nam được quy định tại Điều 49 Luật Cạnh tranh năm 2004, đó là Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Công thương và Hội đồng cạnh tranh do Chính phủ quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương. Hội đồng cạnh trạnh có nhiệm

36

vụ tổ chức xử lý, giải quyết khiếu nại đối với các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của Luật Cạnh tranh.

Về hiệu lực của quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh: Theo Điều 106 Luật Cạnh tranh, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực pháp luật sau ba mươi (30) ngày, kể từ ngày ký, nếu trong thời hạn đó không bị khiếu nại theo quy định tại Điều 107 của Luật Cạnh tranh.

Về trách nhiệm chịu phí xử lý vụ việc cạnh tranh Theo quy định của Điều 63 Luật Cạnh tranh, bên bị kết luận vi phạm quy định của Luật Cạnh tranh phải trả phí xử lý vụ việc cạnh tranh. Trường hợp bên bị điều tra không vi phạm quy định của Luật, thì bên khiếu nại phải trả phí xử lý vụ việc cạnh trạnh.

Trong trường hợp việc điều tra vụ việc cạnh tranh được tiến hành theo quy định tại khoản 2 Điều 65, nếu bên bị điều tra không vi phạm quy định của Luật Cạnh tranh, thì cơ quan quản lý cạnh tranh phải chịu phí xử lý vụ việc cạnh tranh.

b. Trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh

Trước hết, pháp luật cạnh tranh đã ghi nhận và quy định quyền khiếu nại vụ việc cạnh tranh của các chủ thể kinh doanh tai Điều 58 Luật Cạnh tranh năm 2004: Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại đến cơ quan quản lý cạnh tranh nếu cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm do hành vi vi phạm quy định của Luật Cạnh tranh. Bên khiếu nại hoàn toàn phải chịu trách nhiệm về tính trung thực của các chứng cứ đã cung cấp cho cơ quan quản lý cạnh tranh.

Việc thụ lý hồ sơ khiếu nại sẽ do Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Công thương trực tiếp tiếp nhân và xử lý. Theo Điều 59 Luật Cạnh tranh năm 2004, cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm thông báo cho bên khiếu nại về việc thụ lý hồ sơ trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

37

Việc điều tra vụ việc cạnh tranh được quy định cụ thể theo 2 bước:

+ Điều tra sơ bộ:

Được tiến hành theo quyết định của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh khi hồ sơ vụ việc khiếu nại được cơ quan quản lý cạnh tranh thụ lý và phát hiện có dấu hiệu vi phạm luật này. Thời hạn điều tra sơ bộ là 30 ngày, kể từ ngày có quyết định điều tra sơ bộ. Kết thúc điều tra sơ bộ, Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh phải ra quyết định đình chỉ điều tra hoặc điều tra chính thức.

+ Điều tra chính thức:

Đối với các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh, cần phải xác định căn cứ cho rằng, bên bị điều tra đã hoặc đang thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Thời hạn điều tra đối với các vụ việc này là 90 ngày, kể từ ngày có quyết định. Trong trường hợp cần thiết Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh có thể gia hạn nhưng không quá 60 ngày.

Đối với các vụ việc hạn chế cạnh tranh, nội dung điều tra bao gồm việc xác minh thị trường liên quan, xác minh thị phần trên thị trường liên quan đến bên bị điều tra, thu thập và phân tích chứng cứ về hành vi vi phạm. Thời hạn điều tra là 180 ngày, trong trường hợp cần thiết, Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh có thể gia hạn nhưng không quá 2 lần, mỗi lần không quá 60 ngày. Sau khi kết thúc điều tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh chuyển báo cáo điều tra cùng hồ sơ liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh đến Hội đồng cạnh tranh. Nếu có dấu hiệu tội phạm thì chuyển có quan có thẩm quyền để khởi tố vụ án hình sự.

Sau khi nhận được báo cáo điều tra và hồ sơ vụ việc cạnh tranh, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh quyết định thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải ra một trong các quyết định sau đây: (i) Mở phiên điều trần; (ii) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung; (iii) Đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh.

38

Phiên điều trần được thực hiện đối với các vụ việc cạnh tranh thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội đồng cạnh tranh. Phiên điều trần được tổ chức công khai. Trường hợp nội dung điều trần có liên quan đến bí mật quốc gia, bí mật kinh doanh thì phiên điều trần được tổ chức kín. Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh tiến hành thảo luận, bỏ phiếu kín và quyết định theo đa số, sau khi nghe những người tham gia phiên điều trần trình bày ý kiến và tranh luận.

c. Giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh chưa có hiệu lực pháp luật

Trình tự khiếu nại, giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh chưa có hiệu lực pháp luật được quy định tại Mục 7 Luật Cạnh tranh năm 2004 và Nghị định số 120/2005/NĐ-CP. Tại khoản 1 Điều 57 Nghị định số 120/2005/NĐ-CP quy định: “Tổ chức, cá nhân bị xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền về các quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định xử lý vi phạm pháp luật khác của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và cơ quan quản lý cạnh tranh, khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái với pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình”[10].

Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại đối với các quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh (đối với vụ việc liên quan đến hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh) và trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại đối với các quyết định xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh khác, lại có sự khác biệt nhất định.

Mục 7 Chương V của Luật Cạnh tranh và các quy định tại Mục 10 Chương III của Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh quy định về việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, cơ quan quản lý cạnh tranh. Theo đó, trường hợp không nhất trí một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định xử lý vụ

39

việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, các bên có quyền quyền khiếu nại lên Hội đồng cạnh tranh. Trường hợp không nhất trí một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của cơ quan quản lý cạnh tranh, các bên có quyền khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Công Thương[9].

Trong khi đó, Điều 59 Nghị định số 120/2005/NĐ-CP quy định: “Việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác… thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại tố cáo”[10]. Nếu áp dụng quy định của Luật khiếu nại, tố cáo (sửa đổi bổ sung năm 2005) thì khi không đồng ý với quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác (của cơ quan quản lý cạnh tranh), cá nhân hoặc tổ chức bị xâm phạm chỉ có thể gửi đơn khiếu nại đến Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh. Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm ban hành quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh khác (của cơ quan quản lý cạnh tranh). Trường hợp không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, cá nhân hoặc tổ chức đã khiếu nại có thể gửi đơn đến Bộ trưởng Bộ Công Thương. Bộ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh khác.

Trình tự khởi kiện vụ án hành chính được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 61 Nghị định số 120/2005/NĐ-CP: “Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 59 của Nghị định này, các bên liên quan có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với một phần hoặc toàn bộ nội dung của quyết định giải quyết giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và thủ tục giải quyết các vụ án hành chính”[10].

Như vậy các bên có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền khi đã tiến hành khiếu nại và có quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc lần hai. Nếu không các

40

bên không có quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính này có thể là quyết định xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh khác và quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh khác.

Trình tự, thủ tục thụ lý và giải quyết vụ án hành chính đối với quyết định xử lý vi phạm pháp luật khác và quyết định giải quyết khiếu nại tương tự như trình tự, thủ tục thụ lý và giải quyết các khiếu kiện đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính được quy định trong Luật Tố tụng hành chính.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật cạnh tranh trong giải quyết khiếu nại vụ việc cạnh tranh thực trạng và giải pháp (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)