Sửa đổi các quy định để làm rõ hơn các hành vi hạn chế cạnh tranh

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật cạnh tranh trong giải quyết khiếu nại vụ việc cạnh tranh thực trạng và giải pháp (Trang 64 - 66)

7. Kết cấu của Luận văn

3.2.1. Sửa đổi các quy định để làm rõ hơn các hành vi hạn chế cạnh tranh

a. Sửa đổi các quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

- Hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

+ Cần bổ sung một quy định chung về hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nhằm bao quát hết các dạng hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Trong đó căn cứ vào bản chất hạn chế cạnh tranh của hành vi chỉ liên quan

60

đến việc hạn chế những yếu tố cạnh tranh như giá cả, khu vực phân phối, thị trường tiêu thụ, sản lượng, chất lượng hàng hóa, dịch vụ. Nếu chỉ quy định liệt kê hành vi như hiện nay thì sẽ không thể bao trùm hết các loại hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

+ Xem xét bổ sung quy định điều chỉnh hành vi của Hiệp hội các doanh nghiệp trong các vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Bởi lẽ, mặc dù Hiệp hội không trực tiếp tham gia hoạt động kinh doanh nhưng lại có tác động lớn tới việc “tạo điều kiện để hình thành và thực hiện thỏa thuận giữa các thành viên”.

- Liên quan đến các quy định về hình thức và mức độ xử lý vi phạm Trên cơ sở bất cập đặc thù liên quan đến thoả thuận hạn chế cạnh tranh, cần bổ sung thêm quy định về hình thức xử lý vi phạm đối với các hiệp hội ngành nghề. Do hiệp hội ngành nghề là tổ chức phi lợi nhuận, cho nên việc xác định mức phạt tiền dựa theo doanh thu như áp dụng đối với các doanh nghiệp vi phạm là không hợp lý. Đối với hiệp hội, có thể quy định các mức phạt với số tiền cụ thể. Đối với cá nhân thuộc hiệp hội và đối với hiệp hội, đồng thời có thể áp dụng các biện pháp phạt bổ sung hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả, chẳng hạn như đề nghị các cơ quan hữu quan rút giấy phép hoạt động, buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi quyết định của hiệp hội, buộc cam kết không được tái phạm, buộc phải học tập về pháp luật cạnh tranh và phổ biến cho các doanh nghiệp thành viên...

b. Sửa đổi các quy định kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, lạm dụng vị trí độc quyền thị trường

Cần nghiên cứu để thay đổi cách thức đánh giá vị trí thống lĩnh/sức mạnh thị trường dựa chủ yếu vào tiêu chí thị phần thông qua các ngưỡng thị phần cố định như hiện nay. Thêm vào đó, các yếu tố cần xem xét có thể bao gồm năng lực vượt trội của doanh nghiệp, rào cản gia nhập thị trường, sức mạnh của người mua, các nguồn lực thiết yếu mà doanh nghiệp đang nắm giữ, điều kiện thị trường…

61

Bên cạnh đó, đã có ý kiến cho rằng, nên chăng, Điều 13 Luật Cạnh tranh khi quy định liệt kê các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh bị cấm cần được sắp xếp lại theo trật tự nhất định, có tiêu chí phân loại cụ thể chẳng hạn: các hành vi thuộc nhóm hành vi tận dụng, bóc lột (áp đặt giá bất hợp lý, áp đặt điều kiện hợp đồng, bán kèm…) và các hành vi thuộc nhóm hành vi ngăn

cản, loại bỏ đối thủ (bán hàng hóa dưới giá thành toàn bộ, áp đặt điều kiện

thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau…). Đồng thời lồng ghép một cách khoa học và hợp lý quy định tại Điều 13 và Điều 14 làm thành một quy định chung tại 1 điều áp dụng cho hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh (trong đó có riêng 1 khoản bổ sung quy định cho nhóm hành vi lạm dụng vị trí độc quyền). Không nên phân biệt hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh và lạm dụng vị trí độc quyền để điều chỉnh như hiện nay. Thay vào đó, cần nhắm vào bản chất của hành vi lạm dụng sức mạnh thị trường của doanh nghiệp; xây dựng các tiêu chí cơ bản nhằm đánh giá hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh. Các tiêu chí cần nhắm vào bản chất trục lợi hay đóng cửa thị trường của hành vi, không nên căn cứ vào mô tả về các biểu hiện bên ngoài của hành vi như hiện nay. Bên cạnh việc liệt kê một số hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh biết được theo các tiêu chí hợp lý, Luật Cạnh tranh cần có điều khoản quét để bao quát hành vi có bản chất chất trục lợi hay đóng cửa thị trường của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh. Cá nhân tác giả luận văn cũng đồng ý với quan điểm trên vì như vậy sẽ giúp cho quy định pháp luật có thể bao quát được các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh/ độc quyền, tránh được tình trạng liệt kê thiếu sót các hành vi, cũng như không tạo ra sự trùng lặp giữa các hành vi được liệt kê.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật cạnh tranh trong giải quyết khiếu nại vụ việc cạnh tranh thực trạng và giải pháp (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)