Tăng cường năng lực của cơ quan điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật cạnh tranh trong giải quyết khiếu nại vụ việc cạnh tranh thực trạng và giải pháp (Trang 70 - 75)

7. Kết cấu của Luận văn

3.3.1. Tăng cường năng lực của cơ quan điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh

a. Tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh

Hiện nay, hệ thống cơ quan quản lý và giải quyết khiếu nại về vụ việc cạnh tranh của Việt Nam bao gồm Hội đồng cạnh tranh và Cục Quản lý cạnh tranh.

Số lượng các vụ việc hạn chế cạnh tranh vi phạm qua thống kê của Cục Quản lý cạnh tranh có sự tăng dần đều qua các năm. Tuy vậy, số lượng Thành

66

viên của Hội đồng không những không tăng mà còn sụt giảm do có sự thay đổi liên tục về cơ cấu Thành viên và sự chậm trễ trong việc bổ nhiệm Thành viên mới. Phần lớn các Thành viên Hội đồng đều là Lãnh đạo, cán bộ cấp Cục, Vụ của nhiều Bộ, ngành khác nhau kiêm nhiệm nên khi có vụ việc diễn ra với khối lượng công việc lớn, việc ưu tiên về mặt thời gian cho công việc của Hội đồng thực chất còn nhiều hạn chế. Việc ấn định số lượng thành viên Hội đồng Cạnh tranh từ 11 đến 15 người và không có thành viên chuyên trách (Lãnh đạo Hội đồng chuyên trách) đặt ra những khó khăn không nhỏ liên quan đến việc đảm bảo thời hạn tố tụng của các vụ việc theo quy định của Luật cạnh tranh, vốn quy định rất ngặt nghèo. Theo Điều 111 Luật Cạnh tranh, trong ba mươi ngày kể từ ngày nhận hồ sơ vụ việc cạnh tranh, phải ra một trong các quyết định: mở phiên điều trần, trả hồ sơ, đình chỉ giải quyết vụ việc. Nếu quyết định mở phiên điều trần, Hội đồng xử lý vụ việc buộc phải mở phiên điều trần trong mười lăm ngày.

Trong khi chưa thể gia tăng số lượng Thành viên Hội đồng làm việc thường trực, Ban Thư ký Hội đồng Cạnh tranh lại không được giao chức năng và biên chế để nghiên cứu đề xuất hỗ trợ Hội đồng trong thẩm định vụ việc. Chức năng của Ban Thư ký Hội đồng Cạnh tranh hiện nay chỉ đơn thuần là một bộ máy giúp việc về mặt hành chính mà không có chức năng tư vấn về mặt chuyên môn đối với các vụ việc cạnh tranh cụ thể. Chỉ khi chức năng nhiệm vụ của cơ quan giúp việc thường trực này được làm rõ trong Nghị định sửa đổi Nghị định 05/NĐ-CP, vấn đề tổ chức biên chế của bộ phận giúp việc này mới được ưu tiên tăng cường, đảm bảo phù hợp với nhu cầu phức tạp và tính cấp bách của công việc. Trong khi đó, Hội đồng Cạnh tranh vẫn chưa có chế độ thuê chuyên gia, hoặc luật sư tư vấn cho Hội đồng Cạnh tranh trong trường hợp cần thiết, với thời gian ngắn và làm việc không thường trực. Trong khi số lượng hồ sơ nhiều lên tới hàng ngàn trang, có thời điểm hai đến

67

ba vụ việc được chuyển giao gần như cùng lúc, các thành viên đều là kiêm nhiệm, rõ ràng vấn đề nghiên cứu hồ sơ sẽ bị ảnh hưởng rất lớn; từ đó có thể sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác của các quyết định của Hội đồng.

Vì vậy, giải pháp đặt ra là cần bổ sung quy định về một số thành viên chuyên trách của Hội đồng cạnh tranh. Các thành viên này có thể lấy từ nguồn các chuyên gia về lĩnh vực cạnh tranh và đặc biệt, các thành viên này không bị giới hạn về tuổi làm việc như quy định của Bộ luật Lao động hiện tại. Thành viên chuyên trách của Hội đồng cạnh tranh sẽ cùng tham gia vào quá trình điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh ngay từ đầu. Việc này sẽ giúp họ nắm được các tình tiết của vụ việc trước khi ra quyết định chính thức, cũng như rút ngắn lại được về mặt thời gian xử lý mỗi vụ việc. Đồng thời, cần bổ sung quy định về chế độ thuê chuyên gia, hoặc luật sư tư vấn cho Hội đồng Cạnh tranh trong trường hợp cần thiết, với thời gian ngắn và làm việc không thường trực.

Cũng liên quan đến vấn đề thành viên, Điều 55 Luật Cạnh tranh có độ mở tương đối về các tiêu chí bổ nhiệm nhưng lại trao quyền đề nghị cho Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương), đây là một quy định không thỏa đáng vì quyền tổ chức hoạt động của Hội đồng Cạnh tranh, kể cả về nhân sự nên được trao cho Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh. Ngoài ra, vấn đề ngân sách, trụ sở của Hội đồng Cạnh tranh cũng nên tính đến tính độc lập trong quan hệ với Bộ Công Thương.

Tiếp theo là vấn đề về cơ sở vật chất. Việc Cục chỉ có 02 Văn phòng đại diện (tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng) như hiện nay là quá ít so với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp hiện nay. Điều nay một mặt gây khó khăn cho công tác điều tra của Cục khi phải tiến hành điều tra ở thị trường các tỉnh/thành phố ngoài địa bàn Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh, mặt khác gây cản trở cho các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn ngoài này có thể tiếp

68

cận với Cục Quản lý cạnh tranh để tư vấn và nộp hồ sơ khiếu nại. Theo kinh nghiệm của các nước, quá trình điều tra các vụ việc cạnh tranh có thể kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm, trong trường hợp phức tạp có thể lên tới 2 - 3 năm. Trong những trường hợp các hành vi vi phạm diễn ra tại các tỉnh thuộc khu vực miền nam hoặc miền trung, các điều tra viên của Cục Quản lý cạnh tranh không thể chỉ ngồi làm việc tại Hà Nội, mà họ còn phải tiến hành các cuộc điều tra tại chỗ để thu thập chứng cứ. Do đó, để tiết kiệm chi phí đi lại và tạo điều kiện cho công tác điều tra được liên tục, việc bố trí mở thêm các Văn phòng đại diện của Cục tại các khu vực này cùng với bộ máy, nguồn nhân lực cũng như kinh phí hoạt động là hết sức cần thiết.

b. Nâng cao năng lực đội ngũ công chức trong điều tra vụ việc cạnh tranh

Vấn đề cạnh tranh là vấn đề rất phức tạp, đòi hỏi các điều tra viên khi tiến hành tố tụng phải có kiến thức chuyên sâu không chỉ về pháp lý mà còn bao gồm cả những kiến thức về kinh tế. Phân tích kinh tế đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu khi áp dụng các quy định của pháp luật cạnh tranh trong giải quyết khiếu nại các vụ việc cụ thể. Vì vậy, để xây dựng đội ngũ điều tra viên có năng lực chuyên môn cao, cần có một chiến lược bồi dưỡng kiến thức cụ thể theo từng lĩnh vực, bao gồm:

- Xây dựng chương trình đào tạo cho từng loại đối tượng đào tạo, bao gồm nhóm các điều tra viên cạnh tranh và nhóm các điều tra viên chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ;

- Phối hợp với các tổ chức quốc tế, các cơ quan cạnh tranh nước ngoài, cơ quan về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ nước ngoài tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn về kỹ năng điều tra cho các điều tra viên của Việt Nam;

- Phối hợp với các cơ quan đào tạo nghiệp vụ điều tra trong nước như: Bộ Công an, Viện Kiểm sát cũng như các trường đại học kinh tế, tài chính, luật để bồi dưỡng nâng cao các kiến thức về kinh tế, tài chính, luật và kỹ năng điều tra cho các điều tra viên.

69

- Xây dựng và triển khai hoạt động của Trung tâm đào tạo điều tra viên của Cục Quản lý cạnh tranh. Trung tâm này không chỉ tập trung đào tạo các kỹ năng, kiến thức cho các điều tra viên của Cục Quản lý cạnh tranh, mà còn có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cho các cán bộ của các cơ quan có liên quan, như cán bộ làm công tác bảo vệ người tiêu dùng tại địa phương, lực lượng quản lý thị trường tại các tỉnh/thành phố...

- Ngoài ra, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền và các cơ sở đào tạo để đưa các nội dung, kiến thức của pháp luật cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ vào trong công tác nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học chuyên ngành luật, tài chính, kinh tế... hoặc các viện nghiên cứu. Đây chính là nơi đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chủ yếu và chuyên nghiệp về lĩnh vực này cho cơ quan quản lý cạnh tranh và các cơ quan hữu quan sau này.

c. Tăng cường kỹ năng xét xử cho các thành viên Hội đồng cạnh tranh

Luật Cạnh tranh quy định đối với hành vi hạn chế cạnh tranh thì sau khi kết thúc điều tra, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh phải chuyển báo cáo điều tra cùng toàn bộ hồ sơ vụ việc cạnh tranh lên Hội đồng cạnh tranh. Sau khi nhận được báo cáo điều tra và hồ sơ từ phía Cục Quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh sẽ ra quyết định thành lập một Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh. Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh sẽ tổ chức phiên điều trần, tại đó có sự tham gia của bên bị điều tra, bên khiếu nại, luật sư, điều tra viên và những người khác. Sau phiên điều trần, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh sẽ thảo luận, bỏ phiếu kín và ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. Như vậy, Hội đồng cạnh tranh là cơ quan vừa mang tính hành chính (cơ quan của Chính phủ trong việc thực thi pháp luật cạnh tranh), vừa mang tính tài phán tư pháp ( có thẩm quyền ra quyết định xử phạt hành vi vi phạm).

Do đó, các thành viên Hội đồng cạnh tranh ngoài các tiêu chuẩn theo quy định của Luật Cạnh tranh như: (i) Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan, có tinh thần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; (ii) Có trình độ cử

70

nhân luật hoặc cử nhân kinh tế, tài chính; (iii) Có thời gian công tác thực tế ít nhất là chín năm thuộc một trong các lĩnh vực luật, kinh tế và tài chính; (iv) Có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao..., họ còn phải có các kỹ năng xét xử như một thẩm phán tư pháp.

Vì vậy, cần có chế độ đào tạo, bồi dưỡng đặc biệt đối với thành viên Hội đồng Cạnh tranh. Bên cạnh việc tổ chức cho các thành viên học tập kinh nghiệm, kỹ năng xử lý các hành vi vi phạm cạnh tranh của các cơ quan cạnh tranh nước ngoài, Hội đồng Cạnh tranh cần tăng cường phối hợp với Toà án nhân dân tối cao để tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn, dài hạn về kỹ năng thẩm phán cho các thành viên của Hội đồng.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật cạnh tranh trong giải quyết khiếu nại vụ việc cạnh tranh thực trạng và giải pháp (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)