7. Kết cấu của Luận văn
3.1. Yêu cầu nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật cạnh tranh trong giải quyết
Việt Nam đang hướng đến một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong khi đó, cạnh tranh là thuộc tính của kinh tế thị trường, là một trong những yêu tố quyết định tính thị trường của nền kinh tế. Bởi lẽ, tính cạnh tranh cao có tác dụng kiềm giữ giá thị trường thậm chí tốt hơn cả sự kiểm soát giá của nhà nước[27]. Tính cạnh tranh sẽ đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn tìm các giải pháp nhằm tiết giảm chi phí, nâng cao năng suất, bảo đảm kinh doanh hiệu quả để có thể tồn tại. Cùng với đó, nhà nước sẽ đóng vai trò điều tiết chung, rà soát, đánh giá mức độ cạnh tranh trong từng ngành sản xuất, dịch vụ. Bằng việc xây dựng nên hành lang pháp lý, nhà nước sẽ điều tiết nhằm loại bỏ sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Như vậy,chính sách và pháp luật về cạnh tranh là nền tảng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và đông đảo người tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là thực thi các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong việc mở cửa thị trường cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài, bước vào sân chơi chung toàn cầu. Chính vì lẽ đó, yêu cầu nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật cạnh tranh trong giải quyết vụ việc cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay đang dược đặt ra một cách cấp thiết.
Qua thực tế áp dụng pháp luật cạnh tranh trong giải quyết khiếu nại vụ việc cạnh tranh đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết trong các quy định của pháp luật cần được các nhà làm luật nghiên cứu sửa đổi, bổ sung. Trong khi đó, việc xây dựng và ban hành pháp luật về cạnh tranh đã khó, việc thực thi hiệu
59
quả để pháp luật cạnh tranh đi vào cuộc sống còn khó hơn nhiều. Vấn đề này đòi hỏi có sự nỗ lực từ cả hai phía là các cơ quan nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp.Trong khi sự hiểu biết của cộng đồng doanh nghiệp nói chung về cạnh tranh còn hạn chế, lại có nhiều bất cập, chồng chéo trong việc phân định thẩm quyền của cơ quan thụ lý xét xử và thủ tục xét xử. Đối với các cơ quan quản lý, giải quyết và xử lý vụ việc cạnh tranh, thì hiện nay, Cục Quản lý cạnh tranh được quy định quá nhiều chức năng, từ điều tra xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, điều tra các hành vi hạn chế cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng đến quản lý nhà nước về chống bán phá giá, chống trợ cấp và áp dụng các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế dẫn đến tình trạng quá tải cho hoạt động của Cục Quản lý cạnh tranh trong thời gian qua. Hội đồng cạnh tranh hiện cũng gặp những khó khăn như hầu hết các thành viên đều kiêm nhiệm, bộ máy còn chưa hoàn chỉnh về nhân sự và biên chế…
Các vấn đề được đề cập trên đây là những yêu cầu cấp thiết đặt ra trong quá trình hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại vụ việc cạnh tranh ở Việt Nam.