Áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại các vụ việc về hạn chế

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật cạnh tranh trong giải quyết khiếu nại vụ việc cạnh tranh thực trạng và giải pháp (Trang 46 - 52)

7. Kết cấu của Luận văn

2.2.1.Áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại các vụ việc về hạn chế

do hành vi vi phạm gây ra; mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra; khả năng gây hạn chế cạnh tranh của các đối tượng vi phạm; thời gian thực hiện hành vi vi phạm; khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm; các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng [10].

2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại vụ việc cạnh tranh ở Việt Nam cạnh tranh ở Việt Nam

2.2.1. Áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại các vụ việc về hạn chế cạnh tranh cạnh tranh

Theo thống kê sơ liệu thống kê [19] từ năm 2006 đến nay, Cục Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công thương đã điều tra 06 vụ việc liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh, cụ thể như sau:

- Liên quan đến hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường:

+ Vụ việc liên quan đến khiếu nại của Công ty Thương mại Dịch vụ Tân Hiệp Phát (THP) khiếu nại Công ty Liên doanh Nhà máy Bia Việt Nam (VBL) lạm dụng vị trí thống lĩnh trên thị trường bia cao cấp để ngăn cản việc tham gia thị trường của đối thủ cạnh tranh mới;

+ Vụ việc liên quan đến khiếu nại của một số doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực điện ảnh khiếu nại Công ty Cổ phần Truyền thông Megastar đã lạm dụng vị trí thống lĩnh trên thị trường phân phối phim nhựa nhập khẩu. Tháng 5 năm 2010, Cục Quản lý cạnh tranh đã thụ lý hồ sơ vụ việc. Hiện nay, vụ việc vẫn đang trong quá trình điều tra để xác minh, làm rõ.

- Liên quan đến hành vi lạm dụng vị trí độc quyền thị trường:

Vụ việc Công ty Xăng dầu Hàng không Vinapco có hành vi áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng và lạm dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng.

42

+ Vụ việc liên quan đến hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của 19 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trên thị trường bảo hiểm vật chất xe ô tô;

+ Vụ việc liên quan đến hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trên thị trường tấm lợp tại miền Bắc và miền Trung;

+ Vụ việc liên quan đến hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm học sinh tại địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Từ con số thống kê trên cho thấy, số lượng các vụ việc hạn chế cạnh tranh còn tương đối ít. Tuy nhiên, qua quá trình xử lý cũng đã cho thấy những ưu điểm và nhược điểm của các quy định liên quan đến quy trình trong các vụ việc hạn chế cạnh tranh. Dưới đây tác giả xin phép phân tích một số ví dụ điển hình. Nội dung của những vụ việc dưới đây được cung cấp bởi Bộ Công Thương - Báo cáo tổng hợp đánh giá, tổng kết 05 năm thực thi pháp luật cạnh tranh (2011):

Ví dụ thứ nhất: Liên quan đến hành vi lạm dụng vị trí độc quyền

Ngày 01/4/2008, Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam (VINAPCO) ngừng cung cấp nhiên liệu xăng dầu hàng không cho Công ty Cổ phần Hàng không Pacific Airlines (PA) vì lý do PA không đồng ý với mức giá mới về cung ứng xăng dầu do VINAPCO đề xuất.

Ngày 14/4/2009, tại Hà Nội, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh đã mở phiên điều trần gồm 05 thành viên do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng làm chủ tọa, 02 thành viên của Hội đồng cạnh tranh tham dự, 01 thư ký phiên điều trần. Hội đồng xử lý đã kết luận VINAPCO vi phạm khoản 2 Điều 14 của Luật Cạnh tranh về hành vi “áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng của doanh nghiệp có vị trí độc quyền” và khoản 3 Điều 14 Luật Cạnh tranh về hành vi “Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng”. Hội đồng xử lý đã ra Quyết định số 11/HĐXL ngày 14/4/2009 xử phạt tiền VINAPCO với mức phạt là 0,05% tổng doanh thu của năm tài chính năm 2007, tương đương với

43

số tiền 3.378.086.700 đồng. Ngoài ra, Hội đồng xử lý kiến nghị Hội đồng cạnh tranh có văn bản đề nghị các cơ quan có thẩm quyền tách VINAPCO ra khỏi Vietnam Airlines, cấp giấy phép cho các doanh nghiệp khác cùng được thực hiện chức năng cung cấp xăng dầu hàng không; tăng cường hơn nữa đối với dịch vụ quản lý cung cấp xăng dầu tại Việt Nam.

Sau khi xem xét đơn khiếu nại của VINAPCO đối với Quyết định số 11/QĐ-HĐCT, Hội đồng cạnh tranh đã ra quyết định giữ mức xử phạt đối với VINAPCO, tuy nhiên ghi rõ mức phạt đối với mỗi hành vi vi phạm của VINAPCO là 0,025% tổng doanh thu năm 2007; đồng thời giữ lại 02 kiến nghị sau đối với các cơ quan có thẩm quyền [17].

Như vậy, đối với vụ việc này, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh đã ra quyết định xử phạt 0,05%. Theo ý kiến cá nhân tác giả, mức phạt như vậy là quá thấp, chưa đảm bảo tính răn đe đối với doanh nghiệp vi phạm. Đây là một doanh nghiệp lớn kinh doanh mặt hàng xăng dầu vốn là mặt hàng thiết yếu và quan trọng đối với ngành hàng không nói chung và PA nói riêng. Việc vi phạm của Vinapco sẽ tạo tiền lệ xấu cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nếu không có biện pháp răn đe thích hợp. Tuy nhiên cũng rất khó cho Hội đồng xử lý vụ việc bởi pháp luật về cạnh tranh của Việt Nam quy định khung phạt quá rộng và các nguyên tắc xử phạt chung chung mà không quy định cụ thể mức phạt đối với những nhóm trường hợp vi phạm.

Ví dụ thứ hai: Liên quan đến hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Ngày 15/9/2008, tại Resort Sài Gòn, Mũi Né, Phan Thiết, Bình Thuận, 15 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đã ký Bản thỏa thuận hợp tác giữa các doanh nghiệp bảo hiểm trong lĩnh vực bảo hiểm xe cơ giới và điều khoản biểu phí bảo hiểm vật chất xe ô tô (gọi chung là Bản thỏa thuận). Sau đó 04 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ khác đã tham gia ký Bản thỏa thuận, nâng tổng số doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tham gia ký Bản thỏa thuận

44

là 19 doanh nghiệp. Thị phần kết hợp của 19 doanh nghiệp bảo hiểm tham gia thỏa thuận là 99,79% tổng doanh thu của 25 doanh nghiệp bảo hiểm xe cơ giới tại Việt Nam.

Từ ngày 27 đến ngày 29/7/2010 tại Hà Nội, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh đã mở phiên điều trần gồm 07 thành viên do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng làm chủ tọa, 02 thành viên Hội đồng cạnh tranh tham dự, 02 thư ký phiên điều trần. Hội đồng xử lý kết luận 19 doanh nghiệp bảo hiểm đã vi phạm khoản 2 Điều 9 của Luật Cạnh tranh về hành vi “thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp” khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên. Hội đồng xử lý đã ra Quyết định số 14/QĐ-HĐXL ngày 29/7/2010 phạt tiền 19 doanh nghiệp bảo hiểm với mức phạt đối với mỗi doanh nghiệp là 0,025% tổng doanh thu của năm tài chính năm 2007. Tổng cộng tiền phạt 19 doanh nghiệp bảo hiểm là 1.707.186.000 đồng. Hội đồng xử lý cũng kiến nghị Hội đồng cạnh tranh kiến nghị, xem xét, đề nghị cơ quan, tổ chức liên quan: hoàn thiện hệ thống pháp luật về cạnh tranh và bảo hiểm phù hợp với tình hình mới và cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về cạnh tranh; các cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm tăng cường hơn nữa côn tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt đồng của các doanh nghiệp bảo hiểm; hiệp hội bảo hiểm hướng dẫn, giáo dục doanh nghiệp thành viên theo đúng quy định của pháp luật; hiệp hội ngành nghề và doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực khác phải tuân thủ quy định của pháp luật, đặc biệt chú ý đến pháp luật về cạnh tranh.

Sau khi xem xét đơn khiếu nại của 03 doanh nghiệp bảo hiểm, Hội đồng cạnh tranh đã ra 03 quyết định giữ nguyên nội dung Quyết định số 14/QĐ-HĐXL ngày 29/7/2010 [17].

45

Thứ nhất, về mức phạt

Tương tự như vụ việc của Vinapco, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh đã ra quyết định xử phạt đối với 02 hành vi vi phạm và đối với 19 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm với mức 0,025% đối với 01 hành vi vi phạm của mỗi doanh nghiệp là mức phạt tương đối thấp.

Trong phiên điều trần diễn ra công khai, có nhiều ý kiến yêu cầu các điều tra viên của Cục Quản lý cạnh tranh giải thích phương pháp tính số tiền phạt, mức phạt... Tuy nhiên các điều tra viên cũng chỉ giải thích được các căn cứ xác định mức độ xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng quy định trong Nghị định số 120/2005/NĐ-CP. Theo Quyết định số 14/QĐ-HĐXL ngày 29/7/2010 của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, quy định về số tiền phạt được tính dựa trên cơ sở của doanh thu năm tài chính trước đó. Điều đó làm phát sinh một trường hợp đáng lưu ý là Công ty TNHH Bảo hiểm Fubon Việt Nam mặc dù vi phạm hạn chế cạnh tranh nhưng mức phạt tiền bằng 0 đồng. Điều này khiến cho việc xử phạt hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh trở nên vô nghĩa trên thực tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ hai, về mức phí xử lý

Theo nội dung ghi nhận tại Quyết định số 14/QĐ-HĐXL ngày 29/7/2010 của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh thì Điều tra viên kiến nghị chia đều mức phí xử lý vụ việc cho 19 doanh nghiệp bảo hiểm bị điều tra. Nhưng tại phiên điều trần, đại diện một số doanh nghiệp cũng có những ý kiến khác nhau. Có ý kiến nhất trí với đề nghị của các điều tra viên, có ý kiến đề nghị chia mức phí giải quyết vụ việc cạnh tranh theo mức độ vi phạm tương tự như cách tính án phí trong tố tụng dân sự (chia theo tỷ lệ số tiền phạt). Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu và thảo luận kín, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh đã căn cứ mức phạt như nhau và chia đều phí xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh cho 19 doanh nghiệp.

46

Qua tình huống trên đây có thể thấy thêm một “lỗ hổng” nữa của pháp luật cạnh tranh. Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định phí xử lý vụ việc cạnh tranh được dùng để tiến hành xử lý vụ việc cạnh tranh, giao Chính phủ quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí xử lý vụ việc cạnh tranh. Mặc dù Nghị định số 116/2005/NĐ-CP quy định mức phí giải quyết vụ việc cạnh tranh đối với hành vi hạn chế cạnh tranh là 100 triệu đồng (Điều 53) nhưng lại không hướng dẫn việc phân chia phí xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh trong trường hợp có từ 02 doanh nghiệp trở lên bị xử phạt trong một vụ xét xử.

Vì vậy, chúng ta cần sớm nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 116/2005/NĐ-CP để quy định chi tiết cách phân chia phí xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh trong trường hợp có từ 02 doanh nghiệp trở lên phải chịu phí xử lý.

Thứ ba, về nơi nộp tiền phạt:

Điều 54 Nghị định số 120/2005/NĐ-CP quy định: "Tổ chức, cá nhân bị phạt tiền theo quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác". Vấn đề đặt ra ở đây là, trong các quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh chỉ ghi là nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước mà không ghi rõ số tài khoản, địa chỉ tài khoản. Từ đó dẫn tới tình trạng là các doanh nghiệp trong ví dụ trên thắc mắc không biết nộp tiền phạt vào đâu và Hội đồng cạnh tranh phải làm công văn gửi đến doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp lại việc lý do không nhận được công văn nên không nộp tiền vào đúng thời hạn. Như vậy, Hội đồng cạnh tranh đã có thiếu sót trong việc ghi rõ số tài khoản, địa chỉ tài khoản… tại Kho Bạc Nhà nước trong các quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.

47

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật cạnh tranh trong giải quyết khiếu nại vụ việc cạnh tranh thực trạng và giải pháp (Trang 46 - 52)