Khỏi niệm và vai trũ của phỏp luật về tiền lương tối thiểu

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về tiền lương tối thiểu (Trang 25 - 28)

1.2.1.1. Khỏi niệm phỏp luật về tiền lương tối thiểu

Lương tối thiểu là một trong những nội dung cơ bản của hệ thống chớnh sỏch tiền lương Nhà nước, là cụng cụ để thực hiện quản lý vĩ mụ về lĩnh vực tiền lương, tiền cụng. Trong chế độ tiền lương Việt Nam ban hành ngày 23 thỏng 5 năm 1993, tiền lương tối thiểu được hiểu là số tiền nhất định trả cho người lao động làm cụng việc giản đơn nhất, ở mức độ nhẹ nhàng và diễn ra trong mụi trường lao động bỡnh thường. Số tiền đú được bảo đảm cho người lao động cú thể mua được những tư liệu sinh hoạt thiết yếu để tỏi sản xuất sức lao động của bản thõn và cú dành một phần để nuụi con và bảo hiểm lỳc hết tuổi lao động.

Bộ luật lao động sửa đổi năm 2012 đó quy định:

Mức lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho người lao động làm cụng việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bỡnh thường và phải đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đỡnh họ. Mức lương tối thiểu được xỏc định theo thỏng, ngày, giờ và được xỏc lập theo vựng, ngành [40, Điều 91].

Mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định cú ý nghĩa bắt buộc đối với cả hai bờn trong quan hệ lao động. Điều 3 Cụng ước số 26 năm 1928 của ILO về việc thiết lập những phương phỏp ấn định lương tối thiểu cho rằng mức lương tối thiểu khụng thể hạ bị hạ thấp bởi những người sử dụng lao động và những người lao động, dự là bằng thỏa thuận cỏ nhõn hay bằng thỏa ước tập thể, trừ phi nhà chức trỏch cú thẩm quyền cho phộp chung hoặc cho phộp đặc biệt.

Phỏp luật về tiền lương tối thiểu là khung phỏp lý để mọi cỏ nhõn, tổ chức, thành phần kinh tế đều được bỡnh đẳng trong lĩnh vực lao động. Đối với người lao động, tiền lương tối thiểu bảo đảm đời sống tối thiểu cho bản thõn và gia đỡnh họ khi tham gia quan hệ lao động.Nội dung của phỏp luật về tiền lương tối thiểu được xỏc định bao gồm tổng thể cỏc quy định của phỏp luật cú liờn quan như, khỏi niệm về tiền lương tối thiểu, cỏc loại tiền lương tối thiểu, phương phỏp xỏc định tiền lương tối thiểu, căn cứ xỏc định, điều chỉnh và cụng bố tiền lương tối thiểu...

1.2.1.2. Vai trũ của phỏp luật về tiền lương tối thiểu

Trong chớnh sỏch tiền lương của khu vực thị trường, tiền lương tối thiểu cú vị trớ quan trọng, là sàn thấp nhất mà khụng một người sử dụng lao động cú quyền trả thấp hơn mức đú và là lưới an toàn cho người lao động làm cụng ăn lương trong xó hội. Tiền lương tối thiểu do nhà nước quy định là một trong những cụng cụ quan trọng quản lý vĩ mụ về tiền lương, giảm bất bỡnh đẳng về tiền lương, thu nhập, chống nghốo đúi, búc lột quỏ sức. Tiền lương tối thiểu là

căn cứ phỏp lý để người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận cỏc mức tiền cụng cao hơn trờn thị trường lao động. Vỡ vậy, những quy định phỏp luật điều chỉnh cỏc quan hệ trong lĩnh vực tiền lương tối thiểu là một bộ phận quan trọng trong thống phỏp luật núi chung và phỏp luật về lao động núi riờng của bất kỡ quốc gia nào.

Trước hết, phỏp luật về tiền lương tối thiểu đảm nhiệm vai trũ quan trọng chung của phỏp luật, đú là sự thể chế húa đường lối lónh đạo của Đảng cầm quyền đối với lĩnh vực tiền lương. Ở nước ta, bắt đầu từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, Đảng và Nhà nước chủ trương chuyển nền kinh tế Việt Nam phỏt triển theo hướng thị trường, cú sự điều tiết của Nhà nước, hỡnh thành và phỏt triển thị trường sức lao động. Hệ thống cỏc quy định của phỏp luật, trong đú, cú cỏc quy định về tiền lương tối thiểu đó cụ thể húa chủ trương này để cú thể thực hiện trong cuộc sống, trở thành cụng cụ phỏp lý cho phộp, mở đường cho cỏc quan hệ lao động mới hỡnh thành. Thị trường sức lao động phỏt triển khi luật lao động ghi nhận quyền tự do việc làm, tự do tuyển dụng lao động và nhất là cỏc bờn được thỏa thuận tiền lương trờn mức tối thiểu mà phỏp luật cho phộp căn cứ vào giỏ trị sức lao động cũng như tương quan cung cầu lao động của thị trường.

Với chế độ tiền lương tối thiểu hợp lý, cú thể núi Nhà nước đó tạo ra “lưới an toàn” cho người lao động thuộc cỏc khu vực và thành phần kinh tế khỏc nhau. Đối với nhà nước, tiền lương tối thiểu là cụng cụ điều tiết của Nhà nước trờn phạm vi toàn xó hội và từng cơ sở kinh tế nhằm hạn chế sự búc lột sức lao động; bảo vệ giỏ trị của tiền lương thực tế trước sự gia tăng của lạm phỏt và cỏc yếu tố kinh tế khỏc; hạn chế sự cạnh tranh khụng cụng bằng trong thị trường lao động... Nhà nước quy định mức lương tối thiểu, cỏc nguyờn tắc trả lương ỏp dụng chung cho tất cả cỏc đơn vị sử dụng lao động trong mọi thành phần kinh tế. Quyền và nghĩa vụ của cỏc bờn trong quan hệ lao động

được quy định chung, khụng cú sự ưu tiờn cho khu vực nhà nước hay ưu đói bất hợp lý cho nhúm đối tượng lao động nào. Khung luật định thường quy định mức lương tối thiểu để bảo vệ người lao động, khuyến khớch những thỏa thuận cú lợi cho người lao động hơn so với quy định của phỏp luật. Những điều này giải thớch tại sao ILO và cỏc quốc gia coi lương tối thiểu khi được cụng bố ỏp dụng cú tớnh chất bắt buộc đối với cả hai bờn trong quan hệ lao động, kể cả trường hợp người lao động tự nguyện chấp nhận mức lương thấp hơn mức tối thiểu do Nhà nước quy định thỡ quan hệ trả lương giữa cỏc bờn vẫn bị coi là trỏi phỏp luật [28, tr.351-352].

Phỏp luật về tiền lương tối thiểu cũn là căn cứ phỏp lý để đảm bảo quyền và lợi ớch cho cỏc bờn trong quan hệ lao động, là cơ sở để thỏa thuận cỏc quyền và nghĩa vụ cụ thể về tiền lương cho phự hợp với điều kiện và khả năng thực tế của cỏc bờn, là một trong những căn cứ để giải quyết tranh chấp lao động và đỡnh cụng nếu cú.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về tiền lương tối thiểu (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)