0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

MỐI QUAN HỆ GIỮA CẤU TRÚC VỐN VỚI GIÁ TRỊ DOANH

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC CÔNG TY NHÓM NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (FULL) (Trang 78 -78 )

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.5. MỐI QUAN HỆ GIỮA CẤU TRÚC VỐN VỚI GIÁ TRỊ DOANH

cơ cấu tài sản cố định có tác động mạnh nhất đến tỷ suất nợ dài hạn thông qua hệ số góc lớn hơn hệ số góc quy mô doanh nghiệp. Kết hợp hai nhân tố trên là minh chứng rõ nhất cho nhân tố tài sản cố định tác động đến chính sách vay nợ của các công ty ngành xây dựng. Việc tăng tài sản cố định đồng thời với việc tăng vay nợ dài hạn. Điều này chứng minh cho nghiên cứu: Vay dài hạn nhằm mục đích tài trợ cho tài sản cố định. Vậy, kết hợp phân tích thực trạng và dựa vào mô hình hồi quy cho ta kết luận: tài sản cố định có ảnh hƣởng cùng chiều đối với tỷ suất vay dài hạn cả về quy mô lẫn tỷ lệ.

2.5. MỐI QUAN HỆ GIỮA CẤU TRÚC VỐN VỚI GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP NGHIỆP

Mối quan hệ giữa cấu trúc vốn với giá trị doanh nghiệp là vấn đề luôn đƣợc quan tâm. Trƣớc tiên, để tìm hiểu về mối quan hệ giữa chúng ta cần biết giá trị doanh nghiệp đƣợc xác định nhƣ thế nào. Đối với giá trị doanh nghiệp sẽ đƣợc lấy bằng giá trị vốn hóa thị trƣờng của 79 công ty ngành xây dựng niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán. Giá trị vốn hóa thị trƣờng là thƣớc đo quy mô của một doanh nghiệp, là tổng giá trị thị trƣờng của doanh nghiệp, đƣợc xác định bằng số tiền bỏ ra để mua lại toàn bộ doanh nghiệp này trong điều kiện hiện tại. Giá vốn hóa thị trƣờng tƣơng đƣơng với giá thị trƣờng của cổ phiếu nhân với số cổ phiếu phổ thông đang lƣu hành. Giá thị trƣờng và số

lƣợng cổ phiếu đƣợc xác định vào ngày 31/12/2013. Các giả thuyết đƣợc đƣa ra là:

Giả thuyết 1: Vốn chủ sở hữu có tƣơng quan thuận với giá trị doanh nghiệp. Giả thuyết 2: Nợ dài hạn có tƣơng quan thuận với giá trị doanh nghiệp. Mô hình tuyến tính: FV = f(EQUITY; LTDEBT).

hay FV 01EQUITY2LTDEBT

Trong đó:

- FV: giá trị doanh nghiệp đƣợc xác định là giá trị thị trƣờng của cổ phiếu nhân với số cổ phiếu phổ thông đang lƣu hành.

- EQUITY: vốn chủ sở hữu - LTDEBT: nợ dài hạn Kết quả hồi quy thu đƣợc:

Bảng 2.16: Kết quả tương quan giữa các biến giá trị doanh nghiệp, nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu FV LTDEBT EQUITY FV 1 0.867 0.940 LTDEBT 0.867 1 0.840 EQUITY 0.940 0.840 1 Nguồn: Tổng hợp từ SPSS Bảng 2.17: Tác động của cấu trúc vốn đến giá trị doanh nghiệp.

Nhân tố R R2 R2 hiệu

chỉnh

Sai số tiêu chuẩn

Thành phần

Hệ số phi tiêu chuẩn Hệ số tiêu chuẩn Sig.

Thông số đo lƣờng cộng tuyến

B Sai số tiêu

chuẩn Hệ số beta Sai số

Hệ số phóng đại phƣơng sai VIF 1 Hằng số - 73752.158 27779.187 0.010 LTDEBT 0.183 0.046 0.262 0.000 0.294 3.399 EQUITY 0.778 0.071 0.720 0.000 0.294 3.399 Nguồn: Tổng hợp từ SPSS Bảng 2.17 cho ta kết quả R2

= 0.905, điều này có nghĩa 90.5% mức độ biến thiên của giá trị vốn hóa thị trƣờng có thể đƣợc giải thích bởi các biến độc lập là nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu. Chứng tỏ mô hình có sự phù hợp cao và khả năng dự đoán cũng rất cao. Ta cóEQUITY 0.778 , LTDEBT 0.183 và cả hai biến đều có sig = 0.000 nên cả hai biến đều có ý nghĩa thống kê. Tức là vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn đều có ảnh hƣởng đến giá trị doanh nghiệp và có tƣơng quan (+) với giá trị doanh nghiệp. Kết quả này đúng với những giả thuyết đã đƣa ra. Theo bảng 2.16 ta có rFV, LTDEBT = 0.867, rFV, EQUITY = 0.940 đều rất cao nên biến vốn chủ sở hữu có tƣơng quan và tác động tích cực với giá trị doanh nghiệp hơn là nợ dài hạn. Do đó, các công ty ngành xây dựng nên sử dụng vốn chủ sở hữu nhiều hơn nợ dài hạn để nâng cao giá trị doanh nghiệp.

Vậy vốn chủ sở hữu và nợ phải trả đều góp phần làm tăng giá trị doanh nghiệp. Trong đó yếu tố vốn chủ sở hữu là quyết định quan trọng nhất của giá trị doanh nghiệp. Điều này là phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng của Myers (1984). Vậy các công ty ngành xây dựng nên sử dụng vốn chủ sở hữu nhiều hơn trong việc tài trợ cho các hoạt động của họ vì nó làm giá trị công ty cao hơn.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Phần đầu đề tài đã tìm hiểu chung về ngành xây dựng, cách xác định mẫu với mẫu là các công ty ngành xây dựng, hƣớng thu thập dữ liệu, số liệu phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu. Sau đó tiến hành phân tích các thông tin tổng quát về các công ty ngành xây dựng, thực trạng giá cổ phiếu để từ đó có cái nhìn tổng quát về ngành này.

Sau khi xem xét thực trạng của ngành, đề tài tiến hành phân tích cấu trúc vốn với các tỷ số đo lƣờng cấu trúc vốn là tỷ số nợ dài hạn trên tổng tài sản và nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu. Trong quá trình phân tích, dữ liệu mẫu đƣợc phân tổ theo năm, theo quy mô công ty và lợi nhuận sau thuế so với doanh thu thuần, sau đó phân tích chung. Sau khi phân tích rút ra đƣợc kết luận tỷ số nợ dài hạn trung bình ít biến động qua từng năm, lợi nhuận sau thuế so với doanh thu thuần không ảnh hƣởng, nhƣng quy mô của công ty lại có ảnh hƣởng khá mạnh đến cấu trúc vốn ngành xây dựng.

Phân tích định tính các nhân tố của nền kinh tế vĩ mô tác động đến cấu trúc vốn của công ty nhƣ tốc độ tăng trƣởng nền kinh tế, lãi suất và lạm phát. Khi nền kinh tế tăng trƣởng thì các doanh nghiệp có khả năng sinh lời. Do đó, lợi nhuận giữ lại đủ để tài trợ, vay nợ sẽ giảm lại và ngƣợc lại. Phần phân tích định lƣợng là phân tích các nhân tố bên trong doanh nghiệp ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn. Khi đó, kết quả thu thập đƣợc là quy mô doanh nghiệp ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn. Tức là những doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay đang khó tiếp cận vốn vay ngân hàng.

Cuối cùng, chƣơng này tìm hiểu về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn với giá trị doanh nghiệp. Và kết quả thu đƣợc khá phù hợp với lý thuyết

trật tự phân hạng của Myer (1984) là ƣu tiên sử dụng nguồn vốn nội bộ hơn là sử dụng nguồn vốn tài trợ từ bên ngoài. Tức là nguồn vốn nội bộ sẽ đem lại giá trị doanh nghiệp cao hơn so với tài trợ bằng nguồn vốn bên ngoài.

CHƢƠNG 3

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

3.1. KẾT LUẬN

Qua quá trình phân tích cấu trúc vốn của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam từ năm 2010 - 2013 cho thấy:

- Các công ty ngành xây dựng có tỷ lệ nợ vay dài hạn chƣa cao. Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản thấp với giá trị trung bình đạt khoảng 14% và tỷ lệ này giảm dần qua các năm. Nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu nhỏ hơn 1 chiếm phần lớn (74.4%). Trong khi đó tỷ trọng nợ ngắn hạn trên tổng tài sản lại chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Bởi đặc thù của ngành xây dựng là cần nhiều vốn lƣu động vì vốn giải ngân cùng tiến độ, làm đến đâu thì giải ngân đến đó. Do đó, trong cơ cấu vốn của các công ty ngành xây dựng, nguồn vốn vay ngân hàng đƣợc xem là nguồn tài trợ chủ yếu của các công ty.

- Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho ta thấy trong số các nhân tố đƣợc đƣa vào mô hình để kiểm nghiệm, chỉ có hai nhân tố ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn là cấu trúc tài sản cố định (TAN) và quy mô doanh nghiệp (tính theo tổng tài sản (SIZE_ASS)). Ở đây, tài sản cố định là nhân tố ảnh hƣởng nhất đến quyết định sử dụng nợ dài hạn của các công ty ngành xây dựng. Cơ cấu tài sản có ảnh hƣởng lớn đến cấu trúc vốn trong khi hiệu quả hoạt động của các công ty thì không ảnh hƣởng. Nghiên cứu này phần nào sát với thực tế hiện nay là các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng do hạn chế về quy mô và hầu nhƣ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp không đƣợc chú ý đến. Nguyên nhân chính là do nợ xấu gia tăng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ còn yếu kém, không có nhiều tài sản đảm bảo tốt nên ngân hàng ngại rủi ro, dẫn đến thắt chặt điều kiện vay vốn mà chỉ tập trung vào một số các doanh nghiệp có quy mô lớn.

- Mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và giá trị doanh nghiệp phù hợp với thuyết trật tự phân hạng (Myers, 1984). Các công ty ngành xây dựng nên ƣu tiên sử dụng vốn chủ sở hữu trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Sau khi sử dụng hết lợi nhuận giữ lại, doanh nghiệp mới bắt đầu sử dụng các nguồn tài trợ từ bên ngoài. Cần duy trì tỷ trọng vốn chủ sở hữu cao hơn nợ dài hạn vì vốn chủ sở hữu sẽ giúp nâng cao giá trị doanh nghiệp.

Tóm lại, từ kết quả phân tích cấu trúc vốn và từ các nghiên cứu thực nghiệm ta thấy rằng các doanh nghiệp hiện đang thiếu vốn kinh doanh, nguồn vốn chủ yếu tài trợ cho hoạt động kinh doanh là vốn vay ngân hàng. Nhƣng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể dễ dàng tiếp cận, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, các doanh nghiệp ngành xây dựng vẫn nên ƣu tiên sử dụng nguồn vốn nội bộ để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, trong trƣờng hợp cần thiết mới sử dụng đến nguồn vốn ngân hàng. Dƣới đây là một số các khuyến nghị đối với doanh nghiệp, ngân hàng, Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nƣớc nhằm giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tiếp cận vốn.

3.2. KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

Theo kết quả nghiên cứu các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay đang gặp khó khăn trong vấn đề tiếp cận vốn. Nguyên nhân các doanh nghiệp khó tiếp cận đƣợc nguồn vốn là do: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hạn chế về năng lực tài chính, chƣa thiết lập đƣợc chiến lƣợc thuyết phục đƣợc các nhà tài trợ, chƣa xây dựng đƣợc mục tiêu chiến lƣợc dài hạn nên chƣa thuyết phục đƣợc các ngân hàng cho vay. Hơn nữa báo cáo tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chƣa phản ánh đầy đủ kết quả sản xuất kinh doanh. Hệ quả là việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ không đủ độ tin cậy, ảnh hƣởng đến quyết định xem xét cấp tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại đối với doanh nghiệp. Ngoài ra, tình hình thực tế cho thấy khi

doanh nghiệp muốn vay vốn, ngân hàng sẽ dựa trên nhiều chỉ tiêu để đánh giá mức tín nhiệm của ngân hàng đối với doanh nghiệp. Những doanh nghiệp nào có vốn lớn, tài sản lớn sẽ rất dễ dàng vay với lãi suất thấp. Trong khi đó, đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, kể cả lãi suất cao hay thấp cũng khó tiếp cận vì đa số các điều kiện về sổ sách, tài sản, thị trƣờng của các doanh nghiệp này khó đáp ứng đƣợc mức tín nhiệm của ngân hàng. Vì vậy, để giải quyết khó khăn về vốn, các doanh nghiệp cần phải:

- Tái cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tình hình tài chính hiện có và năng lực, sở trƣờng của doanh nghiệp, sử dụng nguồn vốn tiết kiệm và hiệu quả. Trong trƣờng hợp thật cần thiết mới tiến hành vay vốn ngân hàng. Đặc biệt, các doanh nghiệp cần cắt bỏ đầu tƣ tràn lan, không hiệu quả, tập trung nguồn lực vào lĩnh vực chuyên sâu của mình.

- Để dễ dàng tiếp cận với vốn vay, các công ty ngành xây dựng cần tạo niềm tin cho các nhà đầu tƣ thông qua hiệu quả hoạt động và những triển vọng của công ty trong tƣơng lai.

- Minh bạch vấn đề tài chính để sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn, giảm thiểu chi phí, rủi ro cho cả doanh nghiệp và ngân hàng.

- Liên hệ với Quỹ bảo lãnh tín dụng để đề nghị bảo lãnh nếu không có tài sản thế chấp. Quỹ bảo lãnh tín dụng là một trung gian giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể đi vay ngân hàng với sự bảo lãnh của quỹ tín dụng. Quỹ sẽ đứng ra bảo lãnh cho các khoản vay thiếu thế chấp và trả nợ thay cho doanh nghiệp nếu doanh nghiệp chƣa có khả năng trả nợ. Để đƣợc bảo lãnh thì doanh nghiệp phải nộp lệ phí bảo lãnh cho quỹ.

- Đặc điểm của các công ty ngành xây dựng là đòn bẩy tài chính cao sẽ gắn với rủi ro tài chính cao nên cần chú trọng đến rủi ro tài chính.

- Các công ty quá phụ thuộc vào vay ngân hàng, do đó cần gia tăng vốn tự có và tìm kiếm thêm các nguồn tài trợ khác. Ngoài vay vốn ngân hàng,

doanh nghiệp có thể tự huy động nguồn vốn thông qua các hình sau: Thứ nhất, doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Kênh huy động vốn này không chỉ giúp doanh nghiệp có vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của thị trƣờng vốn trong nƣớc, giảm bớt gánh nặng cho vay vốn trung và dài hạn của hệ thống ngân hàng, góp phần hạn chế rủi ro tiềm tàng của hệ thống tài chính. Thứ hai, doanh nghiệp huy động vốn của cán bộ công nhân viên. Thứ ba, huy động vốn từ khách hàng. Thứ tƣ, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc.

- Giảm tỷ lệ nợ ngắn hạn vì công ty cứ vay nợ ngắn hạn rồi liên tục đáo nợ sẽ tạo nên căng thẳng về khả năng thanh toán và tính bất ổn định trong nguồn vốn đầu tƣ. Để giảm vốn vay ngắn hạn cần tìm nguồn tài trợ dài hạn để thay thế: Khi EBIT dự kiến lớn hơn EBIT hòa vốn công ty nên vay nợ dài hạn bằng việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp, vay từ các tổ chức tín dụng, quỹ đầu tƣ. Ngƣợc lại, khi EBIT dự kiến thấp hơn EBIT hòa vốn, công ty nên phát hành cổ phiếu thƣờng.

3.3. KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ VÀ CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC

Doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra công ăn việc làm, huy động các nguồn vốn trong nƣớc cho hoạt động kinh doanh và tăng trƣởng kinh tế. Doanh nghiệp vừa và nhỏ chính là lực lƣợng quan trọng góp phần tăng hiệu suất và tính linh hoạt của nền kinh tế. Do đó, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận vốn là nhiệm vụ quan trọng đối với Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nƣớc. Do đó, dƣới đây là một số các kiến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nƣớc:

- Hiện Quỹ bảo lãnh tín dụng đã đƣợc thành lập theo quyết định số 193/2001/QĐ-TTg để đáp ứng nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. QBLTD đƣợc thành lập nhằm bảo lãnh cho các DNVVN không đủ tài sản thế chấp, cầm cố, vay vốn của các tổ chức tín dụng. Điều kiện đƣợc bảo lãnh tín dụng là doanh nghiệp phải có dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất kinh doanh khả thi, có khả năng hoàn trả vốn vay. Thế nhƣng, QBLTD chƣa kết nối hiệu quả giữa DNVVN với các ngân hàng. Một phần là do công tác truyền thông về chính sách hỗ trợ cho đối tƣợng DNVVN chƣa phổ biến. Các doanh nghiệp chƣa biết đến chính sách đó và chƣa đƣợc hƣớng dẫn đầy đủ. Gần đây, Bộ Tài Chính vừa đƣa ra thông tƣ hƣớng dẫn cụ thể Quy chế bão lãnh của ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) cho DNVVN vay vốn tại NHTM (ngày

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC CÔNG TY NHÓM NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (FULL) (Trang 78 -78 )

×