XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ TRONG MÔI TRƢỜNG KINH TẾ VĨ MÔ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phân tích cấu trúc vốn của các công ty nhóm ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (full) (Trang 67 - 71)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ TRONG MÔI TRƢỜNG KINH TẾ VĨ MÔ

MÔ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG

Năm 2010 – 2013 là giai đoạn có nhiều biến động của nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trƣờng chứng khoán Việt Nam nói riêng. Chính vì vậy mà cấu trúc vốn của các công ty ngành xây dựng có nhiều biến động do tác động của nền kinh tế. Trong giai đoạn này, cấu trúc vốn của các công ty tính theo giá trị sổ sách nhìn chung dao động trong khoảng 13% - 15% và sự biến

động này giữa các năm là không quá lớn. Tuy nhiên, cấu trúc vốn tính theo giá trị thị trƣờng (tính theo tỷ lệ nợ dài hạn trên giá trị thị trƣờng của vốn cổ phần) có sự biến động rất lớn giữa các năm và phản ánh rõ nét hơn các tác động của nền kinh tế đến cấu trúc vốn của công ty.

Bảng 2.13: Các nhân tố vĩ mô của nền kinh tế và tỷ số nợ dài hạn theo giá trị sổ sách và theo thị trường Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ tăng trƣởng kinh tế 6.78% 5.89% 5.03% 5.42% Lạm phát 11.75% 18.13% 6.81% 6.04% Lãi suất 8%-9% 10% 9% 8% Tỷ số nợ dài hạn theo sổ sách 15.19% 13.86% 13.17% 13.08% Tỷ số nợ dài hạn theo thị trƣờng 7.25% 18.12% 17.24% 13.67%

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu.

- Năm 2010: Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nƣớc còn nhiều khó khăn sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam đã sớm ra khỏi suy giảm, từng bƣớc phục hồi và tăng trƣởng khá nhanh đạt 6.78%. Tuy nhiên, lạm phát vẫn ở mức cao với 11.75%. Nguyên nhân chính là xuất phát từ những nhân tố khách quan nhƣ sự bất ổn kinh tế, giá cả thế giới một số hàng hóa thiết yếu thế giới tăng cao, giá vàng biến động và một số yếu tố chủ quan nội tại của nền kinh tế. Lãi suất cơ bản trong năm này là 8% - 9%. Năm 2010, thị trƣờng chứng khoán gặp khó khăn trong những tháng đầu năm làm sụt giảm điểm. Nhƣng đến cuối năm, VN – Index đã phục hồi đáng kể với 484.66 điểm. Nguyên nhân thị trƣờng đi ngang là do tâm lý thận trọng của các nhà đầu tƣ cùng sự khan hiếm của dòng tiền. Lƣợng cổ

phiếu niêm yết, cổ phiếu thƣởng tăng lên nhanh chóng làm cho dòng tiền trên thị trƣờng càng trở nên khan hiếm. Trong năm này, tỷ số nợ dài hạn theo sổ sách là 15.19%, tỷ số nợ dài hạn theo thị trƣờng không cao chỉ đạt 7.25%.

- Năm 2011: Trong năm này, tốc độ tăng tổng tài sản quốc nội (GDP) đạt 5.89% thấp hơn gần 1% so với 6.78% của năm 2010, tuy nhiên lạm phát lại tăng cao hơn với 18.13%. Nguyên nhân có thể kể đến là giá điện, giá xăng dầu lần lƣợt tăng 24.29% và 30.27%, trực tiếp ảnh hƣởng dến chỉ số giá tiêu dùng. Ngoài ra, do chủ trƣơng của nhà nƣớc là phát triển kinh tế ở mức độ cao bằng mọi giá bằng cách gia tăng đầu tƣ công các doanh nghiệp nhà nƣớc và hậu quả là làm tăng mức cầu về tín dụng nên lạm phát gây ra bởi sức cầu kéo. Thị trƣờng chứng khoán trong năm này sụt giảm mạnh, VN – Index giảm điểm với 351.50 vào ngày cuối năm. Khi đó, việc lựa chọn vay nợ thay vì phát hành vốn cổ phần trở thành một lựa chọn chung của các doanh nghiệp, bất chập sự điều chỉnh lãi suất cơ bản tăng đến 10%. Một phần của hiện tƣợng này là do thị trƣờng chứng khoán ảm đạm, kinh tế khó khăn, nhà đầu tƣ lựa chọn giải pháp an toàn hơn là gửi tiền vào ngân hàng, mua vàng, mua đôla thay vì mua cổ phiếu nên dù việc đi vay gặp nhiều khó khăn, lãi suất quá cao nhƣng các doanh nghiệp không còn cách nào hơn. Chính vì thế, tỷ lệ nợ dài hạn trong cấu trúc của các doanh nghiệp trong năm này tăng cao hơn năm trƣớc (trung bình 18.12% theo giá trị thị trƣờng của vốn cổ phần, 13.86% theo giá trị sổ sách).

- Năm 2012: Tăng trƣởng kinh tế chỉ ở mức 5.03% thấp hơn so với các năm trƣớc. Lạm phát giảm đáng kể và đƣợc kiềm chế dƣới một con số (ở mức 6.81%). Nguyên nhân là do CPI năm này tăng thấp hơn, chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đƣợc thắt chặt từ năm 2011 và tiếp tục đƣợc thắt chặt cho đến giữa năm 2012, không còn chạy theo tốc độ tăng trƣởng bằng mọi giá. Ngƣợc hẳn với thị trƣờng chứng khoán năm 2011, thị trƣờng tiếp tục sôi động với chỉ số VN – Index tăng điểm lên 408.32 nên tỷ số nợ dài hạn

theo giá trị thị trƣờng thấp hơn năm 2011. Tuy nhiên tỷ số này vẫn ở mức cao khi mức lãi suất giảm còn 9%, chính điều này giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận đƣợc nguồn vốn dễ dàng hơn. Do đó, tỷ lệ nợ vay dài hạn có sự sụt giảm nhẹ hơn với 13.17% giá trị sổ sách và 17.24% theo giá trị thị trƣờng.

- Năm 2013: Tốc độ tăng trƣởng GDP tăng 5.42% và lạm phát cả năm đạt 6.04%. Ngân hàng nhà nƣớc giảm lãi suất nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn với mức lãi suất giảm còn 8%. Thị trƣờng chứng khoán sôi động hơn trong năm này, với chỉ số VN – Index đạt 506.41 (cao nhất trong vòng 4 năm) tạo điều kiện cho nguồn vốn cổ phần tăng, do đó tỷ số nợ dài hạn trong cấu trúc vốn khi tính theo giá trị thị trƣờng vẫn ở mức thấp hơn so với năm 2011 và 2012 với mức 13.67% và 13.08% theo giá trị sổ sách.

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu. Hình 2.6: Mối tương quan giữa tỷ số nợ dài hạn theo giá trị sổ sách và giá trị

thị trường với tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát và lãi suất

Nhìn vào biểu đồ ta thấy rằng tỷ số nợ dài hạn theo giá trị thị trƣờng phản ánh khá mạnh với các điều kiện của nền kinh tế và biến động nhiều hơn so với tỷ số nợ dài hạn theo giá trị sổ sách. Điều đó có nghĩa là cấu trúc vốn khi xem xét theo giá trị thị trƣờng sẽ thấy rõ hơn tác động của nền kinh tế lên nó.

Tóm lại, mỗi doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế nào đều chịu ảnh hƣởng sâu sắc từ điều kiện kinh tế chung của nền kinh tế đó. Cấu trúc vốn của các doanh nghiệp cũng không năm ngoài tầm ảnh hƣởng này. Khi nền kinh tế khởi sắc, điều kiện thuận lợi cho huy động vốn cổ phần thì các doanh nghiệp nghiêng về sử dụng vốn cổ phần. Khi nền kinh tế gặp khó khăn, nguồn vốn cổ phần khó tiếp cận đƣợc họ lại nghiêng về sử dụng nợ nhƣng cũng không đƣa tỷ lệ nợ lên quá cao vì chi phí kiệt quệ tài chính cộng với điều kiện kinh tế khó khăn là một nguy cơ lớn cho các doanh nghiệp.

2.4. XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ BÊN TRONG DOANH NGHIỆP ẢNH HƢỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phân tích cấu trúc vốn của các công ty nhóm ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (full) (Trang 67 - 71)