Tình hình đầu tƣ khoa học công nghệ trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư khoa học công nghệ từ ngân sách nhà nước của thành phố Hà Nội Luận văn ThS (Trang 59)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.Tình hình đầu tƣ khoa học công nghệ trên địa bàn Thành phố Hà Nội

3.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Hà Nội là thủ đô của nƣớc Việt Nam từ năm 1976 đến nay, là thành phố lớn nhất Việt Nam về diện tích với 3328,9 km2; gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện ngoại thành, nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhƣng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn. Nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông; tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam, Hòa Bình phía Nam; Bắc Giang; Bắc Ninh và Hƣng Yên phía Đông; Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Hà Nội cách thành phố cảng Hải Phòng 120 km.

Hà Nội là địa phƣơng có trữ lƣợng tài nguyên nƣớc dƣới đất lớn nhất trong cả nƣớc. Đây thực sự là nguồn tài nguyên quý phục vụ cho đời sống sinh hoạt và sản xuất. Các nguồn khoáng sản không lớn nhƣng cũng đủ khai thác tận thu phục vụ đời sống cho ngƣời dân thủ đô. Tuy nhiên, nếu không có sự quản lý chặt chẽ sẽ đem lại hậu quả không lƣờng về môi trƣờng cũng nhƣ báo động về sự thiếu hụt nƣớc cấp cho sinh hoạt và sản xuất trong tƣơng lai.

3.1.1.2. Đặc điểm xã hội

Sau đợt mở rộng địa giới gần đây nhất vào tháng 8 năm 2008, thành phố Hà Nội có 6,233 triệu dân và nằm trong 17 thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới. Theo kết quả cuộc điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009, dân số Hà Nội là 6.451.909 ngƣời, dân số trung bình năm 2010 là 6.561.900 ngƣời .

dân nông thôn chiếm 58,1%. Cho đến nay dân số Hà nội đã vƣợt qua con số 7,1 triệu ngƣời.

Cơ cấu lao động ở Hà Nội có sự chuyển dịch nhanh trong những năm qua. Cùng với tốc độ phát triển kinh tế thời kỳ hội nhập, nguồn nhân lực ở Hà Nội không những phát triển về số lƣợng mà chất lƣợng ngày càng đƣợc nâng cao, bên cạnh sự thu hút lao động từ các tỉnh khác kết hợp sự quan tâm giáo dục-đào tạo của địa phƣơng.

Do vị trí địa lý thuận lợi, nguồn nhân lực luôn đƣợc bổ sung, hấp thu, chia sẻ những thành tựu KH & CN từ nhiều nguồn đào tạo và liên tục chuyển dịch, thay đổi và phát triển về số lƣợng lẫn chất lƣợng.

3.1.1.3. Đặc điểm kinh tế

Sau một thời gian dài của thời kỳ bao cấp, từ đầu thập niên 1990, kinh tế Hà Nội bắt đầu ghi nhận những bƣớc tiến mạnh mẽ. Tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân của thành phố thời kỳ 1991–1995 đạt 12,52%, thời kỳ 1996–2000 là 10,38%. Từ năm 1991 tới 1999, GDP bình quân đầu ngƣời của Hà Nội tăng từ 470 USD lên 915 USD, gấp 2,07 so với trung bình của Việt Nam. Theo số liệu năm 2010, GDP của Hà Nội chiếm 12,73% của cả quốc gia và khoảng 41% so với toàn vùng Đồng bằng sông Hồng. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, Hà Nội xếp ở vị trí thứ 36/63 tỉnh thành. Năm 2012, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Hà Nội xếp thứ 51/63 tỉnh thành.

Giai đoạn phát triển của thập niên 1990 cũng cho thấy Hà Nội đã có những thay đổi về cơ cấu kinh tế. Từ 1990 tới 2000, trong khi tỷ trọng ngành công nghiệp tăng mạnh từ 29,1% lên 38% thì nông–lâm nghiệp và thủy sản từ 9% giảm xuống còn 3,8%. Tỷ trọng ngành dịch vụ cũng giảm trong khoảng thời gian này, từ 61,9% xuống còn 58,2%. Ngành công nghiệp của Hà Nội vẫn tập trung vào 5 lĩnh vực chính, chiếm tới 75,7% tổng giá trị sản xuất

công nghiệp, là cơ–kim khí, điện–điện tử, dệt–may–giày, chế biến thực phẩm và công nghiệp vật liệu. Bên cạnh đó, nhiều làng nghề truyền thống nhƣ gốm Bát Tràng, may ở Cổ Nhuế, đồ mỹ nghệ Vân Hà... cũng dần phục hồi và phát triển.

Năm 2007, GDP bình quân đầu ngƣời của Hà Nội lên tới 31,8 triệu đồng, trong khi con số của cả Việt Nam là 13,4 triệu. Hà Nội là một trong những địa phƣơng nhận đƣợc đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài nhiều nhất, với 1.681,2 triệu USD và 290 dự án. Thành phố cũng là địa điểm của 1.600 văn phòng đại diện nƣớc ngoài, 14 khu công nghiệp cùng 1,6 vạn cơ sở sản xuất công nghiệp. Nhƣng đi đôi với sự phát triển kinh tế, những khu công nghiệp này đang khiến Hà Nội phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trƣờng. Bên cạnh những công ty nhà nƣớc, các doanh nghiệp tƣ nhân cũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Hà Nội. Năm 2003, với gần 300.000 lao động, các doanh nghiệp tƣ nhân đã đóng góp 77% giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố. Ngoài ra, 15.500 hộ sản xuất công nghiệp cũng thu hút gần 500.000 lao động. Tổng cộng, các doanh nghiệp tƣ nhân đã đóng góp 22% tổng đầu tƣ xã hội, hơn 20% GDP, 22% ngân sách thành phố và 10% kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội.

Thủ tƣớng Chính phủ mới ban hành Quyết định 1081/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030 với quan điểm xây dựng và phát triển Thủ đô thành động lực thúc đẩy phát triển đất nƣớc.

- Theo Quy hoạch, Hà Nội đặt mục tiêu tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân thời kỳ 2011-2015 đạt 12-13%/năm, thời kỳ 2016-2020 đạt khoảng 11- 12%/năm và khoảng 9,5-10%/năm thời kỳ 2021-2030.

- Đến năm 2015, GDP bình quân đầu ngƣời của Hà Nội đạt 4.100 - 4.300 USD, đến năm 2020 đạt khoảng 7.100 - 7.500 USD và phấn đấu tăng lên 16.000-17.000 USD vào năm 2030 (tính theo giá thực tế).

Bảng 3.1: Chỉ tiêu tăng trưởng Kinh tế - xã hội Hà Nội STT Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012 2013 1 Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá cố định Tỷ đồng 73,478 81,175 87,719 94,81 2 Tổng sản phẩm trên địa bàn

theo giá hiện hành

Tỷ đồng 243,210 291,750 326,470 373,000

- Dịch vụ 128,804 152,723 171,754 197,988

- Công nghiệp và xây

dựng 102,761 121,704 136,301 155,018

- Nông, lâm nghiệp,

thủy sản 14,322 17,323 18,415 19,994

3 Tăng tổng sản phẩm

trên địa bàn % 11,04 10,13 8,1 8,08

- Dịch vụ 11,11 10,80 9,3 9,42

- Công nghiệp và xây

dựng 11,72 10,21 7,7 7,57

- Nông, lâm nghiệp,

thủy sản 6,44 4,29 0,4 2,46

4 GDP/ngƣời Tr.đồng 36,79 43,0 46,9 52,3

5 Thu NSNN trên địa

bàn Tỷ đồng 108,301 121,919 131,407 117,500

6 Dân số trung bình Tr.ngƣời 7 7 7 7

3.1.1.4. Khẳng định vị thế trung tâm khoa học lớn nhất

- Hà Nội là nơi tập trung các cơ quan khoa học đầu ngành thuộc hầu hết các lĩnh vực khoa học, không chỉ đảm nhận thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng đại của đất nƣớc, mà còn có vai trò chỉ đạo chuyên môn trong toàn bộ hệ thống khoa học cả nƣớc. Hà Nội cùng với Trung ƣơng, có bảo đảm và tạo đủ điều kiện thật tốt cho các cơ quan khoa học đầu ngành đó hoạt động hay không, sẽ là một trong những nguyên nhân quan trọng đối với việc phát huy vai trò và tác động của khoa học và công nghệ cho sự phát triển toàn diện kinh tế - xã hội của cả nƣớc nói chung cũng nhƣ của thủ đô nói riêng.

- Hà Nội là địa bàn có nguồn nhân lực khoa học đông đảo nhất và đầy đủ lĩnh vực chuyên môn nhất, là địa bàn hoạt động thƣờng xuyên của hơn 70% cán bộ khoa học thuộc các cơ quan khoa học của Trung ƣơng và của Hà Nội, trong đó cán bộ khoa học có trình độ cao chiếm đến gần 90% của cả nƣớc. Hà Nội cùng với Trung ƣơng và các địa phƣơng khác, có biết khai thác nguồn nhân lực khoa học đông đảo này hay không, có tin cậy đặt hàng với họ hay không, sẽ là điều kiện rất quyết định để “nuôi sống” nguồn nhân lực này, nguồn “nguyên khí” của quốc gia, để phát huy năng lực sáng tạo khoa học của họ, để nền khoa học nƣớc nhà đƣợc phát triển mạnh mẽ.

- Hà Nội là nơi tiếp thu nhiều nhất các kết quả nghiên cứu khoa học để đƣa vào thực tiễn ứng dụng, và cũng qua đó có tác động lớn nhất đến phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc. Những kết quả nghiên cứu lý luận chính trị, nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, và nghiên cứu các kỹ thuật công nghệ có tầm chiến lƣợc, đều nhằm cung cấp luận cứ khoa học cho các chủ trƣơng và đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, cũng cho cả Hà Nội và nhiều địa phƣơng trong nƣớc. Vì vậy, Hà Nội và Trung ƣơng tiếp thu và ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học nhƣ thế nào, sẽ thể hiện trong thực

tế của thủ đô, của đất nƣớc có những phát triển tốt và bền vững hay không. - Hà Nội là đầu mối quan trọng nhất để khoa học và công nghệ trong nƣớc giao tiếp với khoa học thế giới, và cũng là nơi thuận lợi nhất để tiếp nhận các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới đƣa vào ứng dụng trong nƣớc.

3.1.2. Tình hình vốn đầu tư cho thành phố Hà Nội

Kinh tế Hà Nội năm 2013 duy trì tăng trƣởng so của cùng kỳ năm trƣớc: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 8,25% so cùng kỳ năm trƣớc. Trong đó: Giá trị tăng thêm ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản tăng 2,46%; Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp, xây dựng tăng 7,57%; Giá trị tăng thêm ngành dịch vụ tăng 9,42%

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 12 năm 2013 tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trƣớc. Chỉ số sản xuất công nghiệp cộng dồn cả năm 2013 tăng 4,5%. Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cộng dồn 11 tháng năm 2013 tăng 10%. Chỉ số tồn kho tại thời điểm 1/12/2013 của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 17,4% so với cùng thời điểm năm trƣớc.

Ƣớc tính năm 2013, vốn đầu tƣ phát triển trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt 279.200 tỷ đồng, tăng 12% so với năm trƣớc. Trong đó, vốn nhà nƣớc trên địa bàn tăng 8,1%; vốn ngoài nhà nƣớc tăng 14%, vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tăng 11,3%.

Năm 2013, có 14.950 doanh nghiệp đăng ký thành lập, với số vốn khoảng 100 nghìn tỉ đồng, tăng 12% về số doanh nghiệp và 33% về vốn đăng ký so với năm trƣớc.

Ƣớc tính so với năm 2012, tổng mức và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 13,8%, trong đó, bán lẻ tăng 13,5%

Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu ƣớc tăng 0,2% so cùng kỳ năm trƣớc, trong đó xuất khẩu địa phƣơng tăng 0,1%. Kim ngạch nhập khẩu giảm 3,7% so cùng kỳ, trong đó,nhập khẩu địa phƣơng giảm 2,3%.

Dự kiến cả năm 2013, khách Quốc tế đến Hà Nội là 1843,5 nghìn lƣợt khách, tăng 15,2% so cùng kỳ; Khách nội địa đến Hà Nội đạt 9420,5 nghìn lƣợt ngƣời tăng11,3% so với năm trƣớc.

So với năm trƣớc, khối lƣợng hàng hoá vận chuyển tăng 10,7%; khối lƣợng hàng hoá luân chuyển tăng 10,2%; doanh thu vận chuyển hàng hoá tăng 15,3%; khối lƣợng hành khách vận chuyển tăng 9,7%; khối lƣợng hành khách luân chuyển tăng 9%; doanh thu vận chuyển hành khách tăng 16%.

Ƣớc tính năm 2013 có 1025,8 nghìn thuê bao điện thoại thu cƣớc tăng thêm, tăng 15% so với năm trƣớc. Số thuê bao Internet phát triển mới khoảng 387,1 nghìn thuê bao, tăng 15,9% , doanh thu viễn thông tăng 16,3%.

Tình hình giá cả thị trƣờng năm 2013 đã hạ nhiệt hơn nhiều so với cùng kỳ năm trƣớc, và đặc biệt đã có 3 tháng có chỉ số giảm. So với tháng trƣớc, tháng 3 giảm 0,21%,tháng 4 giảm 0,15%, tháng 5 giảm 0,22%. Năm 2013, chỉ số giá tiêu dùng bình quân tăng 6,37% so với năm trƣớc, bình quân 1 tháng trong năm tăng 0,57%.

Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm, toàn Thành phố 295.916,5 ha, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2012. Diện tích cây lâu năm hiện có toàn Thành phố là 17.715,8 ha, tăng 1,8% so với cùng kỳ.

Năm 2013, tình hình chăn nuôi cơ bản ổn định. Đàn trâu 23.930 con, giảm 1,1% so cùng kỳ. Đàn bò 130.960 con, giảm 7,6%; Sản lƣợng thịt trâu hơi xuất chuồng 1.409 tấn, giảm 0,2%. Sản lƣợng thịt bò hơi 9.040 tấn, tăng 1,5%; Sản lƣợng thịt lợn hơi 298.962 tấn, giảm 0,8%.

Diện tích rừng trồng mới năm nay ƣớc tính đạt 237,1 ha, giảm 20,7% so với cùng kỳ. Sản lƣợng gỗ khai thác cả năm ƣớc tính đạt 12.864,8 m3, tăng 20,7% so với năm trƣớc; Sản lƣợng củi khai thác 47.392,8 Ste, tăng 21,9%; Trong năm đã xảy ra 24 vụ cháy rừng, giảm 62,5%; Diện tích rừng bị cháy 24

ha rừng, ƣớc thiệt hại 133 triệu đồng. Phát hiện 4 vụ chặt phá rừng trái phép, với diện tích 2,2 ha rừng bị phá và ƣớc tính thiệt hại 22 triệu đồng. Xử lý 92 vụ vi phạm hành chính về quản lý bảo vệ rừng và vận chuyển lâm sản, xử phạt thu nộp ngân sách Nhà nƣớc 1.354,2 triệu đồng, tịch thu 54,98 m3

gỗ quy tròn.

Ƣớc tính năm 2013, toàn thành phố có 18.483 hộ nuôi trồng thuỷ sản, tăng 3,9% so với năm trƣớc. Về sản lƣợng, toàn Thành phố thu đƣợc 76.042 tấn, tăng 6,5%; Sản lƣợng thuỷ sản khai thác ƣớc đạt 3.959,4 tấn, tăng 10%.

Tổng thu ngân sách trên địa bàn dự kiến cả năm đạt 138.373 tỷ đồng, bằng 85,7% dự toán năm, trong đó thu nội địa là 117.417 tỷ đồng, bằng 80,9% dự toán. Tổng chi ngân sách địa phƣơng là 56.217 tỷ đồng, bằng 100% dự toán năm, trong đó chi thƣờng xuyên là 32317 tỷ đồng, chi xây dựng cơ bản là 22.393 tỷ đồng.

Tổng nguồn vốn huy động đến hết tháng 12 năm 2013 là 1.034,9 nghìn tỷ đồng, tăng 15,39% so với năm trƣớc. Tổng dƣ nợ cho vay đến cuối tháng Mƣời hai năm 2013 đạt 917.983 tỷ đồng, tăng 4,59% so với năm trƣớc, trong đó dƣ nợ ngắn hạn tăng 1,08%, dƣ nợ trung và dài hạn tăng 12,76%.

3.2. Thực trạng quản lý vốn đầu tƣ KHCN từ NSNN của Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hà Nội Công nghệ Thành phố Hà Nội

3.2.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch trong đầu tư KHCN từ vốn NSNN

- Tăng cƣờng thu hút các lực lƣợng tham gia nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Khuyến khích các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã và các doanh nghiệp tham gia đặt hàng và trực tiếp triển khai thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học vào giải quyết các vấn đề bức xúc thuộc ngành, lĩnh vực và địa bàn mình quản lý.

- Thƣờng xuyên tổ chức các đoàn khảo sát thực tế, tiếp xúc và làm việc với các sở, ngành, các quận, huyện, các doanh nghiệp và một số trƣờng, viện nghiên cứu trên địa bàn để nắm bắt nhu cầu và kịp thời tháo gỡ những khó

khăn, vƣớng mắc trong hoạt động quản lý và sản xuất kinh doanh của các đơn vị. Đổi mới tổ chức các Hội nghị xây dựng triển khai kế hoạch hàng năm và hội nghị bàn giao kết quả nghiên cứu cho các đơn vị ứng dụng.

- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN thông qua các Hội nghị, hội thảo, phối hợp nghiên cứu, nhập khẩu công nghệ, thuê chuyên gia về các vấn đề KHCN, khoa học quản lý phục vụ phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô.

- Chỉ đạo Sở KH&CN phối hợp với Sở Tài chính thực hiện việc cấp kinh phí theo đúng tiến độ cho các đề tài, dự án sau khi Thành phố có quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch.

- Nghiên cứu đổi mới quy trình quản lý đề tài, dự án (đặc biệt là khâu xét chọn, thẩm định, cấp kinh phí) nhằm nâng cao số lƣợng, chất lƣợng đầu vào và rút ngắn thời gian thẩm định, cấp kinh phí.

Do có sự đổi mới nên chất lƣợng và hiệu quả trong công tác xây dựng và

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư khoa học công nghệ từ ngân sách nhà nước của thành phố Hà Nội Luận văn ThS (Trang 59)