Phương pháp phân tích, xử lý thông tin

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư khoa học công nghệ từ ngân sách nhà nước của thành phố Hà Nội Luận văn ThS (Trang 55 - 57)

5. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Phương pháp phân tích, xử lý thông tin

2.1.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

Để phân tích nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập từ niên giám thống kê và báo cáo tổng kết Chƣơng trình của địa phƣơng nhằm phản ánh thực trạng quản lý vốn đầu tƣ khoa học và công nghệ từ ngân sách Nhà nƣớc ở thành phố Hà Nội.

Thống kê mô tả là tổng hợp các phƣơng pháp đo lƣờng, mô tả và trình bày số liệu đƣợc ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế; bao gồm giá trị trung bình, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất và phân tích tần số xuất hiện của các đối tƣợng nghiên cứu.

2.1.2.2. Phương pháp phân tích thông tin

Hoạt động nghiên cứu sẽ kết hợp cả phƣơng pháp định tính và định lƣợng, trong đó phƣơng pháp định tính đóng vai trò chủ đạo và các phân tích định lƣợng đóng vai trò minh họa, hỗ trợ. Việc tham vấn các chuyên gia về theo dõi đánh giá, chuyên gia đánh giá tác động là một trong những hoạt động của nghiên cứu này.

Dựa vào các tài liệu thu thập, tiến hành phân tích, so sánh để tìm ra những sự giống nhau cũng nhƣ sự khác biệt trong công tác quản lý vốn đầu tƣ khoa học và công nghệ từ ngân sách Nhà nƣớc ở thành phố Hà Nội.

Phân tích kinh nghiệm của một số địa phƣơng trong việc quản lý vốn đầu tƣ khoa học và công nghệ và có sự đối chiếu, so sánh với Hà Nội để rút ra những bài học kinh nghiệm và giải pháp.

thực hiện, tổng hợp kết quả và rút ra những bài học kinh nghiệm, xây dựng các giải pháp mang tính chiến lƣợc và thực tiễn cho thành phố Hà Nội.

2.1.2.3. Phương pháp chuyên gia, hội thảo

Phƣơng pháp chuyên gia là phƣơng pháp thu thập và xử lý những đánh giá, dự báo bằng cách tập hợp, hỏi ý kiến của các chuyên gia giỏi thuộc một lĩnh vực của vấn đề cần nghiên cứu. Đây là phƣơng pháp dựa trên cơ sở đánh giá, tổng kết kinh nghiệm, khả năng phán đoán tƣơng lai một cách tự nhiên của các chuyên gia giỏi và xử lý thống kê các câu hỏi trả lời một cách khoa học. Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng tốt trong trƣờng hợp xác định vấn đề xuất phát và các mục tiêu căn bản của một chƣơng trình, một đề tài, dự báo vần đề mới. Vì vậy, khi sử dụng phƣơng pháp này cần lựa chọn những chuyên gia là ngƣời có tâm, có tầm; Cùng một vấn đề có thể lấy ý kiến từ nhiều chuyên gia, điều này có thể thực hiện thông qua tổ chức hội thảo, hội nghị, điều tra bằng phiếu hỏi về vấn đề nghiên cứu.

Áp dụng phƣơng pháp này, tác giả luận văn sẽ tham khảo, trao đổi ý kiến với lãnh đạo Sở Khoa học Công nghệ Hà Nội, cán bộ phụ trách chƣơng trình quản lý vốn đầu tƣ khoa học và công nghệ từ ngân sách Nhà nƣớc các Bộ, Sở, các trung tâm nghiên cứu, các chủ doanh nghiệp... để từ đó góp phần hoàn thiện nội dung nghiên cứu, cũng nhƣ kiểm chứng kết quả nghiên cứu.

Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện thông qua các hội nghị chuyên đề, các cuộc tiếp xúc làm việc trực tiếp, tiến hành trao đổi ý kiến với các nhà quản lý, các cán bộ có nhiều kinh nghiệm thực tế về lĩnh vực quản lý vốn đầu tƣ khoa học và công nghệ từ ngân sách Nhà nƣớc. Tham gia các chƣơng trình làm việc của tỉnh, các hội thảo, hội nghị về vấn đề quản lý vốn đầu tƣ khoa học và công nghệ để chia sẻ kinh nghiệm và thông tin với các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực nghiên cứu đầu tƣ KH&CN.

2.1.2.4. Phương pháp kế thừa

Kế thừa một số nghiên cứu trƣớc và các báo cáo của ngành, chính quyền địa phƣơng liên quan đến công tác quản lý vốn đầu tƣ khoa học và công nghệ từ ngân sách Nhà nƣớc ở thành phố Hà Nội.

2.1.2.5. Phương pháp dự tính, dự báo

Từ việc thực trạng phân bổ kinh phí đầu tƣ cho KHCN và phân tích tình hình quản lý vốn đầu tƣ KHCN từ NSNN của thành phố Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2013 để từ đó đƣa ra giải pháp tăng cƣờng quản lý vốn đầu tƣ KHCN từ NSNN của thành phố Hà Nội. Sự chính xác trong kết quả của dự báo sẽ mang đến sự thành công hay thất bại trong công tác quản lý vốn để đem lại hiệu quả cho hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ cũng nhƣ tình hình phát triển kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế nhƣ hiện nay.

2.1.2.6. Phương pháp so sánh

Bao gồm cả số tuyệt đối và số tƣơng đối để đánh giá tình hình thực trạng KH&CN Thành phố Hà Nội theo không gian và thời gian. Trên cơ sở các chỉ tiêu đã đƣợc tính toán, có thể so sánh việc thực hiện các tiêu chí quản lý vốn đầu tƣ đối với KH&CN giữa các huyện, thành phố và giữa các năm khác nhau để đánh giá kết quả quản lý vốn đầu tƣ KH&CN… nhằm rút ra những ƣu điểm, những hạn chế của đối tƣợng làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp phù hợp.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư khoa học công nghệ từ ngân sách nhà nước của thành phố Hà Nội Luận văn ThS (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)