Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư khoa học công nghệ từ ngân sách nhà nước của thành phố Hà Nội Luận văn ThS (Trang 97 - 103)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.2. Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội

- Tăng cƣờng bồi dƣỡng nghiệp vụ và kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, công chức quản lý về KH&CN cấp huyện. Coi đây là lực lƣợng quan trọng nhất trong việc thực thi các nội dung về nhà nƣớc về KH&CN trên địa bàn.

- Xây dựng cơ chế phối hợp với UBND cấp huyện nhằm tăng cƣờng quản lý các đề tài, dự án đang triển khai trên địa bàn một cách chặt chẽ.

- Phối hợp chặt chẽ với Sở Tài chính trong việc phân bổ và hƣớng dẫn địa phƣơng sử dụng kinh phí KH&CN đúng mục đích, quy định.

- Hàng năm, tổ chức tổng kết ngành gắn với tổng kết về hoạt động KH&CN cấp huyện và cấp cơ sở.

- Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy của Sở Khoa học và Công nghệ đảm bảo đủ năng lực quản lý toàn diện hoạt động khoa học và công nghệ. Đối với cấp quận, huyện, thị xã cần kiện toàn, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ chuyên trách về khoa học và công nghệ giúp UBND làm tốt công tác quản lý nhà nƣớc trên địa bàn.

Mỗi cơ quan, doanh nghiệp phải có cán bộ chuyên trách về khoa học và công nghệ. Các doanh nghiệp lớn cần hình thành đơn vị nghiên cứu làm nòng cốt trong hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển và đổi mới công nghệ.

- Tiếp tục kiện toàn và nâng cao chất lƣợng hoạt động của Hội đồng khoa học và công nghệ thành phố, Ban chủ nhiệm các Chƣơng trình. Củng cố

các Hội đồng khoa học và công nghệ chuyên ngành, nâng cao hiệu quả tƣ vấn hoạt động cho các cấp, các ngành. Tạo điều kiện thuận lợi để Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố, các tổ chức xã hội nghề nghiệp tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chính sách, các chủ trƣơng về quản lý khoa học và công nghệ của thành phố và Quốc gia.

- Đổi mới căn bản việc xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

Xây dựng nhiệm vụ khoa học và công nghệ: Trong quá trình xác định các nhiệm vụ cần huy động sự tham gia của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các doanh nghiệp, tổ chức xã hội để đƣa ra nhu cầu thực tiễn về nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực phân cấp. Các đề tài đƣợc đề xuất phải có địa chỉ ứng dụng cụ thể. Khuyến khích hình thành các đề tài, dự án triển khai theo cơ chế 'khép kín' từ khâu nghiên cứu, thử nghiệm, ứng dụng đến chuyển giao, nâng cao tính khoa học, tính khả thi của kết quả nghiên cứu; Tăng cƣờng thực hiện cơ chế "đặt hàng" của lãnh đạo thành phố, các sở, ngành, quận, huyện, thị xã và doanh nghiệp đối với các nhà khoa học. Tiếp tục đổi mới việc thẩm định các đề tài từ xây dựng, xét chọn, đánh giá, nghiệm thu.

Tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ: Tiếp tục thực hiện phƣơng thức giao trực tiếp và mở rộng tuyển chọn trên nguyên tắc đảm bảo tính công khai, minh bạch, có tiêu chí lựa chọn cụ thể; Đối với phƣơng thức giao trực tiếp cần chú ý tới năng lực của tổ chức, cá nhân đƣợc giao. Không giao cho những đơn vị không đủ nguồn lực thực hiện, khắc phục tình trạng giao trực tiếp nhƣng lại thông qua "hợp đồng trung gian" của cơ quan chủ trì, chủ nhiệm đề tài.

Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện và mở rộng phƣơng thức giao trực tiếp cho tổ chức, cá nhân trong và ngoài thành phố đáp ứng đủ các điều kiện đều đƣợc tham gia vào quá trình tuyển chọn. Nghiên cứu cho phép các nhà nghiên cứu có quyền tự đăng ký chủ trì đề tài (đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt) hoặc tham gia đấu thầu thực hiện đề tài và chịu trách nhiệm pháp lý về kết quả nghiên cứu đó.

Đánh giá thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ: Đánh giá giữa kỳ phải đảm bảo tiến độ thực hiện và chất lƣợng nghiên cứu, kịp thời đƣa ra khuyến nghị về hƣớng tiếp tục của các đề tài, dự án; Nghiên cứu, phát triển các sản phẩm công nghệ thông tin dựa trên hệ thống chuẩn thông tin địa lý của Hà Nội phục vụ cho công tác quản lý nhà nƣớc đối với các lĩnh vực quản lý về tài nguyên - môi trƣờng, dân cƣ, quy hoạch đô thị, xây dựng; quản lý về giao thông vận tải.

- Thực hiện cơ chế quỹ và cơ chế khoán đƣợc coi là đổi mới có tính đột

phá trong quản lý khoa học, bởi việc thực hiện tốt hai cơ chế đó thì hiệu quả nghiên cứu KH&CN sẽ đƣợc nâng cao. Với cơ chế quỹ, khi ký đƣợc hợp đồng nhận đề tài, nhà khoa học sẽ đƣợc cấp tiền ngay, không phải chờ đợi. Nếu hết năm chƣa sử dụng hết số tiền đƣợc cấp thì đƣợc chuyển sang năm sau và chỉ quyết toán một lần khi kết thúc hợp đồng, không nhƣ trƣớc đây quyết toán theo năm tài chính nên có trƣờng hợp gần cuối năm mới đƣợc cấp tiền, không ít trƣờng hợp chƣa kịp mua sắm vật tƣ, thậm chí chƣa triển khai đƣợc đề tài đã phải quyết toán. Với cơ chế khoán, nhất là cơ chế khoán đến sản phẩm cuối cùng, các nhà khoa học sẽ chủ động hơn, đƣợc toàn quyền quyết định các định mức và nội dung chi, không phải tuân thủ theo quy định của Nhà nƣớc. Các hóa đơn, chứng từ khoán là thực chi và chỉ có giá trị trong nội bộ cơ quan chủ trì đề tài để thanh tra, kiểm toán có căn cứ để xem xét khi xảy ra thắc mắc, kiện cáo chứ Bộ Tài chính, Bộ KH&CN không quan tâm đến

chứng từ đó khi quyết toán đề tài. Do vậy họ không phải quá mệt mỏi và “dối trá” trong việc hợp lí hóa các chứng từ, hóa đơn.

- Thực hiện các nghị định, quy định về đầu tƣ và cơ chế tài chính đối với các hoạt động KH&CN, thông qua đó bảo đảm chi NSNN cho KH&CN đƣợc các cấp, các ngành, các địa phƣơng thực hiện nghiêm chỉnh và hiệu quả theo tinh thần “Phát triển và ứng dụng KH&CN là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; là một nội dung cần đƣợc ƣu tiên tập trung đầu tƣ trƣớc một bƣớc trong hoạt động của các ngành, các cấp”.

KẾT LUẬN

Khoa học và Công nghệ là một trong những vấn đề đƣợc nhân loại quan tâm nhất trong thời đại ngày nay. Do đó, vai trò quản lý vốn đầu tƣ KH & CN từ ngân sách Nhà nƣớc là rất quan trọng. Đối với thành phố Hà Nội, để đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH, hoàn thiện quản lý vốn đầu tƣ KH & CN là một yêu cầu cấp bách để KH & CN thực sự trở thành động lực thúc đẩy KT- XH phát triển.

Nhƣ vậy, sau một thời gian nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành đề tài với những kết quả nhƣ sau:

Một là, luận văn đã xây dựng một khung khổ lý thuyết về quản lý vốn đầu tƣ khoa học công nghệ từ ngân sách Nhà nƣớc. Phân tích một số kinh nghiệm ở một số nƣớc và địa phƣơng và rút ra bài học thành phố Hà Nội.

Hai là, phân tích thực trạng quản lý vốn đầu tƣ khoa học công nghệ từ ngân sách nhà nƣớc ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 – 2013, từ đó đánh giá những kết quả đạt đƣợc, hạn chế và và nguyên nhân hạn chế đối với việc quản lý vốn đầu tƣ khoa học công nghệ ở địa phƣơng.

Ba là, trên cơ sở định hƣớng quản lý vốn đầu tƣ khoa học công nghệ đến 2020, luận văn đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả của quản lý vốn đầu tƣ khoa học công nghệ từ ngân sách Nhà nƣớc.

Luận văn đã hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Trần Kim Hào cùng với sự giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp, đặc biệt là sự cố gắng của tác giả. Song, vấn đề vốn là vấn đề nhạy cảm và phức tạp, chủ đề của luận văn nghiên cứu về vốn đầu tƣ KHCN từ NSNN nên kết quả đạt đƣợc còn hạn chế và không tránh khỏi thiếu sót. Chính vì vậy, tác giả mong nhận đƣợc sự đóng góp quý báu của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu và các thầy giáo, cô giáo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Hồng Anh, 2012. Đầu tư cho khoa học và công nghệ: “Một vốn sẽ được

bốn lời »

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, 2013. Công văn số 2478/BKHĐT-TH, ngày

18/4/2013 về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 40/2012/QH13 của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn

3. Bộ Khoa học và công nghệ , 2011. Chiến lược Phát triển KH&CN đến năm

2020. Hà Nội;

4. Bộ Khoa học và công nghệ - Trung tâm thông tin tƣ liệu khoa học và công nghệ Quốc gia, 2002. Khoa học và công nghệ thế giới - Kinh nghiệm và định

hướng chiến lược. Hà Nội

5. Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ , 2006. Thông tư liên tịch số 93/2006/TTLT/BTC-BKHCN 04/10/2006 Về việc hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách Nhà nước.

6. Bộ Tài chính, 2011. Thông tư số 19/2011/TT-BTC, ngày 14/02/2011 quy

định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước

7. Bộ Tài chính. 2011. Thông tư số 86/2011/TT-BTC, ngày 17/6/2011 quy

định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn NSNN

8. Chính phủ, 2006. Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg, ngày 12/9/2006 về việc

ban hành các nguyên tắc tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn vốn NSNN giai đoạn 2007-2010

9. Chính phủ , 2014. Nghị định số 95/2014/NĐ-CP, Ngày 17/10/2014 quy

10. Nguyễn Công Nghiệp, 2009. Nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư từ

NSNN ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Nhà nƣớc, Bộ Tài chính. Hà Nội.

11.Nguyễn Bạch Nguyệt, Từ Quang Phƣơng, 2007. Giáo trình Kinh tế Đầu Tư. Nhà Xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân

12. Quốc hội,2013. Luật Khoa học và Công nghệ, Luật số 29/2013/QH13, ngày 18/6/2013

13. Sở KH&CN Hà Nội, 2010. Báo cáo tổng kết hoạt động KH&CN. Hà Nội; 14. Sở KH&CN Hà Nội, 2011. Báo cáo tổng kết hoạt động KH&CN. Hà Nội; 15.Sở KH&CN Hà Nội, 2012. Báo cáo tổng kết hoạt động KH&CN. Hà Nội; 16. Sở KH&CN Hà Nội, 2013. Báo cáo tổng kết hoạt động KH&CN. Hà Nội; 17. Bùi Thiên Sơn , 2009. “Nghiên cứu chính sách đầu tư và nâng cao hiệu

quả sử dụng sơ sở hạ tầng kỹ thuật cho khoa học và công nghệ ở Việt Nam hiện nay”. Bộ Khoa học và công nghệ

18. Bùi Thiên Sơn, 2010. “Những vấn đề chi ngân sách cho phát triển

KH&CN quốc gia và định hướng khuyến nghị trong thời gian tới”. Viện

Chiến lƣợc và chính sách Khoa học và công nghệ

19. Phạm Huy Toàn , 2013. Đầu tƣ cho khoa học - công nghệ: Hƣớng đi bền vững của doanh nghiệp, Theo Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 20/2013

20. Nguyễn Mậu Trung , 2011. “Vấn đề đầu tư và vốn cho KH&CN ở nước

ta”. Tạp chí Lí Luận Chính trị.

Tài liệu tiếng anh

1. Francis Fukuyama (2002), “Social Capital and Development: The Coming

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư khoa học công nghệ từ ngân sách nhà nước của thành phố Hà Nội Luận văn ThS (Trang 97 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)