5. Kết cấu của luận văn
4.1.2. Mục tiêu đầu tư KHCN của Thành phố Hà Nội
4.1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển đồng bộ khoa học xã hội và nhân văn, khoa học kỹ thuật và công nghệ; đƣa khoa học và công nghệ thực sự trở thành động lực then chốt, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô. Đến năm 2020, Hà Nội là trung tâm phát triển công nghệ cao với tiềm lực khoa học và công nghệ, năng lực nghiên cứu, phát minh, sáng chế, ứng dụng và chuyển giao công nghệ hàng đầu của cả nƣớc và có uy tín trong khu vực.
4.1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực xã hội nhân văn, bảo đảm cung cấp luận cứ, cơ sở, giải pháp khoa học đồng bộ cho các chủ trƣơng, chính sách, quy hoạch, kế hoạch và các chƣơng trình, dự án trọng điểm của thành phố.
Nâng cao trình độ công nghệ của các ngành kinh tế; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao trong một số ngành kinh tế trọng điểm của Thủ đô. Gắn hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ với sản xuất, đời sống và nhu cầu xã hội; góp phần quan trọng vào việc tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lƣợng và hiệu quả trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.
Đổi mới cơ bản hệ thống và cơ chế quản lý khoa học và công nghệ theo hƣớng phù hợp với cơ chế thị trƣờng đặc thù của Hà Nội. Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chất lƣợng cao, đảm bảo nghiên cứu, tiếp thu, ứng dụng, làm chủ và phát triển công nghệ tiên tiến, đạt trình độ trung bình khá của khu vực.
Đến năm 2020, khoa học và công nghệ góp phần đáng kể vào tăng trƣởng và tái cấu trúc nền kinh tế, giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 50% GDP. Tốc độ đổi mới công
nghệ, thiết bị đạt 12-17%/năm giai đoạn 2011-2015 và trên 20%/năm giai đoạn 2016-2020. Giá trị giao dịch của thị trƣờng khoa học và công nghệ tăng trung bình 16-18%/năm.
Hoàn thành và đƣa vào sử dụng có hiệu quả các dự án đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng khoa học và công nghệ: Trung tâm Nghiên cứu Chuyển giao công nghệ và Giám định công nghệ, Trung tâm Giao dịch công nghệ thƣờng xuyên vào năm 2015; Trung tâm Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm vào năm 2016. Đến năm 2020, hoàn thành và đƣa vào sử dụng dự án khu Công nghệ cao Sinh học, kim Công viên Công nghệ phần mềm, 1-2 khu đô thị đại học, 10-15 Vƣờn ƣơm công nghệ, 01 Công viên khoa học Hà Nội.
Đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đến năm 2020, tốc độ đổi mới công nghệ của thành phố đạt bình quân từ 20-25%; tỷ lệ công nghệ tiên tiến đạt khoảng trên 45%.
Tập trung phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn: Cơ khí chế tạo, công nghiệp công nghệ sinh học, năng lƣợng mới, công nghiệp phần mềm, thiết bị tin học, công nghiệp phụ trợ, sản xuất các thiết bị tự động hóa, rôbốt, sản xuất vật liệu mới, thép chất lƣợng cao. Phát huy vai trò đầu tàu và ảnh hƣởng lan tỏa của Thủ đô Hà Nội một Trung tâm khoa học và công nghệ hàng đầu của cả nƣớc.
Hoàn tất quá trình chuyển đổi các tổ chức khoa học và công nghệ công lập sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, hƣớng vào thị trƣờng, hỗ trợ và đẩy mạnh hình thành 150 doanh nghiệp khoa học và công nghệ vào năm 2015 và đến năm 2020 là 350 doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Phấn đấu tăng tổng đầu tƣ xã hội cho khoa học và công nghệ đạt trên 1,5% GDP vào năm 2015 và trên 2% vào năm 2020. Bảo đảm đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc cho khoa học và công nghệ trên 2% tổng chi ngân sách nhà nƣớc hàng năm.
4.1.3. Định hướng quản lý vốn đầu tư phát triển KH&CN ở thành phố Hà Nội thời gian tới
Đề đáp ứng các mục tiêu phát triển KH&CN của thành phố đến năm 2020 đó là KH&CN quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy nhanh tốc độ, chất lƣợng phát triển bền vững kinh tế - xã hội Thủ đô, thành phố cần tập trung quản lý đầu tƣ theo nguyên tắc sau :
- Đầu tƣ cho hoạt động KH&CN theo hƣớng tăng định lƣợng và phân bổ có hiệu quả gắn với nhƣ cầu phát triển của đổi mới, nhu cầu của thị trƣờng, của doanh nghiệp và đời sống xã hội.
- Quản lý đầu tƣ theo hệ thống phân cấp.
- Đầu tƣ cho các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo hƣớng: liên kết giữa doanh nghiệp và trƣờng đại học, viện, trung tâm nghiên cứu trên phạm vi rộng (mạng toàn cầu).
- Lập kế hoạch phát triển KH&CN theo hƣớng nhu cầu ngắn hạn để tạo lập thị trƣờng dài hạn.
- Tập trung đầu tƣ cho nghiên cứu, phát triển các lĩnh vực chiến lƣợc đã lựa chọn để sử dụng tối ƣu các nguồn lực có hạn
- Tạo lập lộ trình đổi mới công nghệ đáp ứng yêu cầu của chiến lƣợc phát triển Thủ đô và tăng trƣởng kinh tế đến năm 2020. Thực hiện cơ cấu công nghệ kết hợp nhiều trình độ, tiếp nhận chuyển giao công nghệ là chính, cần đi thẳng vào công nghệ hiện đại đối với các ngành mũi nhọn, đảm bảo tính cạnh tranh của hàng hoá trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, công nghệ cao, đồng thời lựa chọn các công nghệ thích hợp không gây ô nhiễm và cho phép khai thác lợi thế về lao động. Chú trọng nâng cao hiệu quả mọi mặt của hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật tiến bộ; lấy nghiên cứu ứng dụng là chính.
- Theo đuổi cách tiếp cận có tầm nhìn xa và rộng, từ trên xuống trong việc xác định các công nghệ then chốt. Thúc đẩy có đinh hƣớng nhập khẩu, tiếp thu, làm chủ và cải tiến công nghệ nhập hiện đại phục vụ việc sản xuất những sản phẩm chủ lực của Thành phố mà trong nƣớc chƣa có để từng bƣớc học hỏi, làm chủ, tiến tới tự chủ và mở rộng phát triển
- Giảm tỷ lệ kinh phí cho nghiên cứu, tăng tỷ lệ cho các dự án, cho sản xuất, chế thử để hoàn thiện dây chuyền công nghệ theo các tiêu chuẩn khu vực, quốc tế để có thể đƣa ra chào bán trên thị trƣờng KH&CN.
- Khảo sát, đánh giá tiềm lực KH&CN của Thành phố cũng nhƣ trong nƣớc và quốc tế, từ đó lựa chọn mục tiêu đầu tƣ, bảo đảm phát huy tối đa lợi thế sẵn có. Đối với những mục tiêu cao hơn mà chƣa đáp ứng thì ƣu tiên cho đào tạo nhân lực ở những nƣớc phát triển, nhập khẩu công nghệ, mời chuyên gia nƣớc ngoài cộng tác, dành kinh phí và những ƣu đãi để đạt đƣợc mục tiêu
Lĩnh vực y - dược
Nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ mới trong y học hiện đại để nâng cao năng lực chẩn đoán và điều trị, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. Tổng kết thực tiễn, đề xuất các mô hình, giải pháp phòng chống và điều trị các bệnh, dịch nguy hiểm phổ biến ở Hà Nội và khu vực phía bắc.Mô hình và các giải pháp tăng cƣờng chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ bà mẹ, trẻ em. Các giải pháp tăng cƣờng và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về y tế nhƣ quản lý dƣợc phẩm, chất lƣợng, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trƣờng...
Lĩnh vực Công nghiệp
Tập trung nghiên cứu và phát triển các sản phẩm chủ lực của Thành phố Hà Nội
Lĩnh vực Nông nghiệp
Đƣa nhanh tiến bộ KH&CN vào sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lƣợng và sức cạnh tranh của nông sản, góp phần xây
dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn, hiệu quả và bền vững. Phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao, hiện đại, giá trị gia tăng lớn, đạt yêu cầu Hiệu quả - Chất lƣợng - Sạch, theo hƣớng phục vụ cho đô thị, du lịch và khu công nghiệp
Lĩnh vực quản lý và phát triển đô thị
Nghiên cứu luận cứ phục vụ xây dựng và giải pháp thực hiện quy hoạch và chiến lƣợc phát triển đô thị; luận cứ cho các quy chế phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng và chính quyền trong quản lý và phát triển đô thị. Ứng dụng công nghệ hiện đại nâng cao năng lực và chất lƣợng quy hoạch, kiến trúc, thiết kế, xây dựng, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Nghiên cứu sử dụng vật liệu mới trong xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nhà ở và trang trí nội thất; cải thiện chất lƣợng các công trình và nhà ở.
Lĩnh vực dịch vụ
Triển khai xây dựng sàn giao dịch điện tử và phát triển thƣơng mại điện tử. Xây dựng mạng lƣới siêu thị hiện đại. Nghiên cứu thị trƣờng và xây dựng các nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm chủ lực và sản phẩm làng nghề truyền thống của thành phố.
Nghiên cứu đa dạng hoá các sản phẩm du lịch, chú trọng sản phẩm đặc trƣng của địa phƣơng. Nghiên cứu khai thác giá trị văn hoá địa phƣơng phục vụ phát triển du lịch. Đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái theo hƣớng bền vững.
4.2. Các giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý vốn đầu tƣ Khoa học và Công nghệ từ ngân sách Nhà nƣớc ở Thành phố Hà Nội