5. Kết cấu của luận văn
3.3.2. Những hạn chế
Tuy nhiên, trƣớc yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá Thủ đô và đất nƣớc hoạt động KH&CN Thủ đô chƣa phát triển tƣơng xứng với tiềm năng, nguồn nhân lực hiện có; chƣa trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.
- Kinh phí đầu tƣ cho KH&CN còn dàn trải, chƣa tập trung vào giải quyết những vấn đề bức xúc của Thủ đô, những công nghệ trọng điểm, có ý nghĩa quyết định tạo ra nhiều ngành nghề mới và giá trị kinh tế cao. Tỉ lệ kinh phí đầu tƣ phát triển KH&CN chƣa đạt mục tiêu đề ra là 1,5% GDP. Nguồn vốn đầu tƣ chủ yếu là từ NSNN mà ngân sách nhà nƣớc lại hạn chế, xã hội hoá nguồn vốn đầu tƣ chƣa đƣợc thực hiện. Quỹ đầu tƣ phát triển KH&CN của thành phố chƣa đƣợc thành lập.
- Cơ chế chính sách về quản lý KH&CN, cũng nhƣ chính sách về quản lý đầu tƣ phát triển cho KH&CN chƣa đƣợc thành phố ban hành, chủ yếu hiện nay áp dụng hệ thống cơ chế chính sách của Bộ. Cơ chế quản lý đầu tƣ còn thiếu và chậm đổi mới; Chƣa đủ mạnh để đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu ứng dụng, thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, áp dụng các tiến bộ KHKT. Cơ chế khuyến khích đầu tƣ hoạt động KHCN đối với các doanh nghiệp chƣa thực sự hiệu quả, dẫn đến tận dụng tối đa đƣợc các nguồn vốn khác nhau của các doanh nghiệp vào việc ứng dụng các tiến bộ Khoa học kỹ thuật.
Hệ thống các cơ chế, chính sách thúc đẩy nhu cầu đầu tƣ KH&CN của doanh nghiệp; cơ chế hỗ trợ các sản phẩm nghiên cứu và phát triển công nghệ
trở thành sản phẩm hàng hoá, đáp ứng nhu cầu của các lĩnh vực kinh tế xã hội còn thiếu và chƣa đồng bộ.
- Tỉ lệ giải ngân chƣa cao dẫn đến việc lãng phí nguồn lực tài chính. - Công tác quản lý nhà nƣớc về KH&CN trong một số lĩnh vực chƣa chỉ đạo sát sao, trong quá trình triển khai còn lúng túng; sự phối kết hợp với các sở, ngành và cấp cơ sở trong thực hiện nhiệm vụ còn hạn chế và chƣa thƣờng xuyên.
Hoạt động KH&CN chƣa thực sự đƣợc quan tâm đúng mức của Thành phố và các sở, ngành, quận, huyện với tƣ cách là ngƣời “đặt hàng” để xác định các vấn đề yêu cầu KH&CN cần giải quyết. Thực tế là các đề tài, dự án đều từ đề xuất của các cơ quan quản lý ngành của Thành phố và các đơn vị sản xuất, kinh doanh. Nhiều vấn đề nghiên cứu chƣa sát, chƣa đáp ứng yêu cầu thực tiễn nên khi hoàn thành nghiên cứu khó triển khai, áp dụng. Vì vậy, việc định hƣớng kế hoạch và mục tiêu đầu tƣ cho KH&CN còn chung chung, không cụ thể, dẫn đến việc đầu tƣ bị dàn trải, không có trọng tâm, thiếu tầm nhìn.
- Việc áp dụng các kết quả đề tài nghiên cứu vào thực tiễn đạt chƣa cao. Tiến độ triển khai của các đề tài còn chậm. Tình trạng các đề tài không kết thúc đúng hạn vẫn còn gây khó khăn cho công tác quản lý, thanh quyết toán kinh phí thực hiện. Vô hình chung khiến việc đầu tƣ bị thất thoát và lãng phí.