Duy trì và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực tại Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp (Trang 80 - 83)

- Về phân công lao động:

Quá trình làm việc trong các đơn vị hành chính sự nghiệp thƣờng đa dạng, mỗi cán bộ, viên chức chỉ có thể làm đƣợc một số công việc nhất định. Do vậy, cần phải có phân công công việc một cách hợp lý để cán bộ, viên chức phát huy khả năng của cá nhân, mang lại hiệu quả công việc cao nhất cho Nhà trƣờng.

Ở trƣờng Đại học Mỹ thuật Công nghiệp việc phân công công việc đã đƣợc thực hiện tƣơng đối khoa học, hợp lý. Cán bộ, viên chức đƣợc bố trí công việc phù hợp với khả năng, trình độ chuyên môn của mình, đảm bảo mọi ngƣời đều có cơ hội làm việc nhƣ nhau, có cơ hội phấn đấu và thăng tiến nhƣ nhau. Trong công việc, Nhà trƣờng đã bố trí, phân công công việc một cách hợp lý, ƣu tiên những ngƣời có hoàn cảnh khó khăn, phụ nữ mang thai, con nhỏ, bố mẹ già yếu...

- Về tạo điều kiện làm việc và thực hiện các chế độ đối với cán bộ, viên chức:

Điều kiện làm việc của Nhà trường: Nhà trƣờng luôn tạo cho cán bộ, viên chức một môi trƣờng làm việc tốt nhất có thể. Nhà trƣờng đã sửa sang, nâng cấp phòng làm việc, giảng đƣờng; mua sắm các thiết bị cần thiết, máy tính, dụng cụ giảng dạy, máy chiếu, trang bị cho các phòng, khoa, ban, trung tâm đặc biệt là quan tâm đến các lớp học chuyên ngành nhƣ ngành Thời trang, ngành Nội thất, ngành Đồ họa, năm 2013 nhà trƣờng đã xây dựng Xƣởng

trƣờng mới nhằm tạo điều kiện cho các ngành nhƣ Gốm, trang sức đi vào hoạt động một cách có hiệu quả nhất; chỉnh trang khuôn viên Nhà trƣờng sạch đẹp, xây cổng trƣờng, xây dựng nhà để xe mới cho cán bộ, viên chức…

Về việc thực hiện các chế độ đối với cán bộ, viên chức của Nhà trường:

Đảm bảo đời sống của cán bộ, viên chức là phƣơng châm hàng đầu của Nhà trƣờng. Thu nhập của cán bộ, viên chức tăng hàng năm, năm 2011 tăng 3 triệu đồng/ngƣời/năm so với năm 2010, năm 2012 tăng 6 triệu đồng/ngƣời/năm so với năm 2011, năm 2013 là 46,1 triệuđồng/ngƣời/năm, tăng 8,2 triệu đồng so với năm 2012. Nhƣ vậy, mức tiền lƣơng và thu nhập trên đảm bảo đời sống cho cán bộ, viên chức, ổn định ở mức trung bình khá so với mặt bằng chung của xã hội. Mặc dù trong những năm qua kinh tế toàn cầu chịu ảnh hƣởng nhiều khó khăn do chính sách xã hội. Nhƣng với sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, viên chức Nhà trƣờng đã giúp cho Nhà trƣờng đứng vững và đảm bảo thu nhập tăng đều cho cán bộ, viên chức trong những năm qua.

100% cán bộ, viên chức đƣợc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, các chế độ thai sản, ốm đau đều đƣợc thực hiện theo đúng quy định của Nhà nƣớc. Nhà trƣờng đã xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ theo từng năm học, Hội nghị cán bộ công chức, viên chức đƣợc tổ chức vào tháng 10 hàng năm đã tạo bầu không khí dân chủ và khách quan trong việc thực hiện các chế độ trong nhà trƣờng. Các khoản chi đều đƣợc thực hiện theo Quy chế, đảm bảo tính công bằng cho toàn thể cán bộ, viên chức Nhà trƣờng. Ngoài ra, Nhà trƣờng còn tổ chức các hoạt động giao lƣu, văn hóa, văn nghệ, thể thao cho toàn thể cán bộ, viên chức; tổ chức vui chơi cho các cháu thiếu nhi là con cán bộ, viên chức Nhà trƣờng nhân dịp Tết thiếu nhi 1/6, Tết Trung thu. Những việc làm này đã tạo nên sự gắn kết bền chặt giữa các cán bộ, viên chức trong Nhà trƣờng.

- Về đánh giá tình hình thực hiện công việc:

Công tác đánh giá thực hiện công việc là một trong những nhân tố có tác động rất lớn đến quản lý nguồn nhân lực nhƣng Nhà trƣờng vẫn chƣa thực hiện bài bản, đầy đủ dẫn đến có những ảnh hƣởng không nhỏ đến các hoạt động khác trong hệ thống quản lý nguồn nhân lực. Nhà trƣờng chƣa xây dựng đƣợc Quy chế làm việc, quy trình hƣớng dẫn đánh giá thực hiện công việc và tiêu chuẩn thực hiện công việc làm cơ sở đánh giá, xếp loại lao động nên gặp nhiều khó khăn khi tiến hành đánh giá thực hiện công việc của cán bộ, viên chức.

Hàng tháng, cán bộ, viên chức cũng đƣợc xếp loại A, B, C dựa trên mức độ hoàn thành công việc và tính chuyên cần. Song việc bình xét xếp loại A, B, C chỉ do lãnh đạo các bộ phận thực hiện nên không tránh khỏi tính chủ quan, cảm tính không đảm bảo đƣợc công bằng giữa các cán bộ, viên chức. Bản thân cán bộ, viên chức sẽ không muốn phấn đấu, không sáng tạo, không muốn làm việc tốt hơn bởi cho dù họ có cống hiến nhiều hơn nữa thì cũng vẫn chỉ nhận đƣợc mức lƣơng nhƣ vậy mà thôi. Công việc của từng ngƣời không đƣợc phân tích, đánh giá dẫn đến việc họ không có thông tin phản hồi về kết quả thực hiện công việc để cố gắng học hỏi, hoàn thiện kỹ năng cần thiết trong quá trình làm việc.

Có thể nói rằng, công tác đánh giá thực hiện công việc của cán bộ, viên chức chƣa đƣợc Nhà trƣờng thực hiện do đó đã làm giảm hiệu quả làm việc của cán bộ, viên chức và làm ảnh hƣởng không tốt đến hiệu quả quản lý và sử dụng cán bộ, viên chức của Nhà trƣờng.

Cán bộ, viên chức đƣợc xếp một mức lƣơng dựa trên hệ số lƣơng bảo hiểm, sau đó hàng tháng các bộ phận sẽ đánh giá kết quả thực hiện công việc của cán bộ, viên chức thông qua việc xếp loại A, B, C. Tuy nhiên, việc đánh giá này chƣa đƣợc thực hiện một cách nghiêm túc, chƣa thể đánh giá chính xác đƣợc mức độ hoàn thành công việc của từng cá nhân. Đây chính là điểm yếu mà Nhà trƣờng cần phải nhanh chóng khắc phục trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực tại Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp (Trang 80 - 83)