3.1.1. Khái quát sơ lược về Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp
Trƣờng Đại học Mỹ thuật Công nghiệp (MTCN) là một trong các trƣờng Đại học trực thuộc Bộ giáo dục và Đào tạo với chức năng đào tạo nhiều chuyên ngành thiết kế mỹ thuật ứng dụng có trình độ cao đẳng, đại học, sau đại học thuộc hệ thống giáo dục Việt Nam.
Trƣờng đã đi đƣợc chặng đƣờng 65 năm, một khoảng thời gian dài ghi dấu ấn sự phát triển, trƣởng thành vƣợt bậc, trƣờng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội và nghệ thuật cũng nhƣ mỹ thuật ứng dụng của đất nƣớc. Đến nay, nhà trƣờng đã đào tạo cho xã hội hàng ngàn hoạ sĩ, các nhà thiết kế của 08 ngành và 05 chuyên ngành thuộc nhiều thế hệ khác nhau, khẳng định rõ vai trò là một trung tâm đào tạo mỹ thuật ứng dụng số một có uy tín của cả nƣớc.
Quy mô đào tạo hiện nay của nhà trƣờng là trên 2.200 sinh viên với 08 ngành và 05 chuyên ngành gồm các hệ: Hệ Đại học chính quy, hệ Cao đẳng chính quy, hệ Đại học liên thông, hệ vừa làm vừa học, hệ Cao học.
Hệ thống cơ cấu tổ chức của trƣờng gồm: 05 khoa chuyên ngành, 01 khoa Mỹ thuật cơ sở, 01 khoa Khoa học cơ bản, 01 tổ bộ môn và các phòng ban chuyên môn phục vụ công tác đào tạo.
Gắn liền với những chặng đƣờng lịch sử của đất nƣớc, trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ xây dựng CNXH và đặc biệt trong cuộc cách mạng giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc, thời kỳ đổi mới và hội nhập, thày và trò nhà trƣờng đã thể hiện rõ vai trò nghệ sĩ - nhà thiết kế - chiến sĩ
trên mặt trận văn hoá, nghệ thuật. Nhiều tên tuổi các hoạ sĩ, nhà giáo, nhà thiết kế mà tên tuổi của họ gắn liền với lịch sử mỹ thuật Việt Nam đã đƣợc đào tạo tại trƣờng. Nhiều hoạ sĩ và nhà thiết kế (Designer), nhà điêu khắc nổi tiếng trở thành PGS, tiến sĩ, thạc sĩ, họa sĩ thiết kế đều là những giảng viên, cán bộ đƣợc đào tạo tại trƣờng. Trong số đó có những nhà giáo, họa sĩ các thế hệ đƣợc Nhà nƣớc trao tặng những danh hiệu cao quý nhƣ: 03 giải thƣởng Hồ Chí Minh, 12 giải thƣởng Nhà nƣớc về văn học - nghệ thuật và 07 họa sĩ - giảng viên đƣợc phong tặng danh hiệu nhà giáo ƣu tú.
Nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội về các lĩnh vực thuộc mỹ thuật ứng dụng, hàng năm nhà trƣờng tăng chỉ tiêu tuyển sinh và mở rộng liên kết đào tạo cả chính quy và không chính quy thuộc các loại trình độ đào tạo từ cao đẳng, đại học, sau đại học cả trong trƣờng và ngoài trƣờng. Nhà trƣờng mở rộng hợp tác trong lĩnh vực đào tạo và trao đổi với các trƣờng quốc tế nhƣ: Đại học MTCN Stroganov-Matxcơva (CHLB Nga), Đại học MTCN Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, CHLB Đức, Pháp, Thái Lan...
Từ tháng 8 năm 2009, Trƣờng Đại học Mỹ thuật Công nghiệp đã đƣợc Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định số 4945/QĐ-BGDĐT giao cho trƣờng đào tạo 08 ngành hệ Đại học chính quy gồm: Thiết kế Đồ họa, Hội họa, Điêu khắc, Thiết kế Thời trang, Thiết kế Nội thất, Thiết kế Công nghiệp, Gốm, Sơn mài. Ngoài ra, Nhà trƣờng còn đào tạo 05 chuyên ngành: Thiết kế Trang sức, Trang trí Dệt, Thiết kế Thủy tinh, Thiết kế trang trí Kim loại, Thiết kế Đồ chơi.
Bắt đầu từ năm học 2009 - 2010 trên cơ sở nhiệm vụ đã đƣợc Bộ Giáo dục và Đào tạo giao, Nhà trƣờng đã triển khai tổ chức đào tạo và giảng dạy theo chƣơng trình giáo dục mới hệ Đại học chính quy.
Ngân sách hoạt động của Trƣờng Đại học Mỹ thuật Công nghiệp từ 2010 đến 2013 đƣợc thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.1: Ngân sách hoạt động của Trƣờng
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2011/2010 2012/2011 2013/2012 Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) 1.Ngân sách Tỷ đồng 10,360 12,168 15,750 17,621 +1,808 +17,45 +3,582 +29,44 +1,871 +11,88 2.Tổng số lao động Ngƣời 152 163 174 169 +11 +7,2 +11 +6,7 -5 -2,8 3.Quỹ tiền lƣơng Tỷ đồng 4,4 5,2 6,6 7,8 +0,8 +18,2 +1,4 +26,9 +1,2 +18,1 4.Tiền lƣơng BQ Trđ/ng/năm 28,9 31,9 37,9 46,1 +3 +10,3 +6 +18,8 +8,2 +21,6
( Nguồn: Báo cáo tài chính của Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp các năm 2010-2011-2012-2013)
Nhìn vào bảng tổng hợp trên cho thấy, ngân sách chi cho mỗi năm đều có chỉ số năm sau cao hơn so với năm trƣớc, cụ thể: so với năm 2010, năm 2011 ngân sách tăng 17,45% (tƣơng đƣơng +1.808 tỷ đồng); năm 2012 so với năm 2011 tăng 29,44% (tƣơng đƣơng 3.582 tỷ đồng); năm 2013 so với năm 2012 tăng 11,88% (tƣơng đƣơng 1.871 tỷ đồng). Số lao động không có sự tăng, giảm cố định do phụ thuộc vào việc tuyển dụng của tổ chức và số cán bộ, viên chức đến tuổi nghỉ chế độ. Tuy nhiên, về quỹ tiền lƣơng chi cho các năm bình quân của tổ chức tăng lên qua các năm. Năm 2010 là 4,4 tỷ đồng, năm 2011 là 5,2 tỷ đồng, năm 2013 là 6,6 tỷ đồng và năm 2013 là 7,8 tỷ đồng. Quỹ lƣơng bình quân tăng một phần do số lƣợng CB, VC tăng, một phần do lƣơng tối thiểu tăng hàng năm. Qua đó ta thấy, nhà trƣờng rất quan tâm đến số lƣợng và chất lƣợng của CB, VC toàn trƣờng.
3.1.2 Một số đặc điểm ảnh hưởng tới công tác quản lý nguồn nhân lực tại Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp
3.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ
Trƣờng Đại học Mỹ thuật Công nghiệp là trƣờng đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Sứ mệnh của trƣờng là: “Xây dựng Trƣờng Đại học Mỹ thuật Công nghiệp trở thành một cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học hàng đầu về lĩnh vực thiết kế mỹ thuật ứng dụng trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Cung cấp nguồn nhân lực - họa sỹ, họa sỹ thiết kế có trình độ đại học, sau đại học chất lƣợng cao, đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và hội nhập quốc tế”.
Trƣờng có nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu nhƣ sau:
- Đào tạo, bồi dƣỡng: Đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ các ngành, các chuyên ngành thiết kế mỹ thuật ứng dụng, tiến tới đào tạo tiến sĩ mỹ thuật ứng dụng. Xây dựng chƣơng trình, mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, kế hoạch giảng dạy và học tập cho các ngành đào tạo trên cơ sở chƣơng trình khung của Bộ Giáo dục và đào tạo; Tuyển sinh, tổ chức đào tạo, đánh giá kết quả học tập, công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ và các chứng chỉ khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Quản lý cán bộ, viên chức và ngƣời học: Thực hiện nghiêm túc các chế độ chính sách hiện hành của Đảng, Nhà nƣớc, của ngành đối với cán bộ, viên chức, ngƣời lao động, ngƣời học, ngƣời nƣớc ngoài công tác và học tập tại trƣờng; từng giai đoạn có kế hoạch tuyển dụng, sử dụng, sắp xếp, quản lý biên chế, hợp đồng lao động… đối với ngƣời có năng lực chuyên môn, đạo đức tốt để bổ sung kịp thời nguồn nhân lực cho các đơn vị và trƣờng theo quy định của pháp luật.
- Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế
+ Xây dựng chƣơng trình, kế hoạch, xác định các vấn đề nghiên cứu trọng điểm, gắn nghiên cứu với đào tạo, nghiên cứu gắn với nhu cầu xã hội.
+ Thực hiện các chƣơng trình hợp tác, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ.
+ Tổ chức trao đổi thông tin, xuất bản, đăng ký bản quyền các sản phẩm khoa học công nghệ; thực hiện chuyển giao và dịch vụ về sản phẩm khoa học công nghệ.
+ Chủ động thiết lập các mối quan hệ hợp tác, ký các văn bản thỏa thuận về đào tạo, khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ, trao đổi kinh nghiệm, xây dựng các dự án hợp tác đầu tƣ với các tổ chức, cá nhân ở nƣớc ngoài theo quy định của pháp luật, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phù hợp với thông lệ quốc tế; chịu trách nhiệm huy động nguồn lực; thực hiện các văn bản thỏa thuận, hợp đồng đã ký.
- Quản lý tài chính
Nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu và quy định về điều chỉnh tiền lƣơng trợ cấp xã hội và đổi mới một bƣớc cơ chế quản lý tiền lƣơng; chủ động lập kế hoạch về tài chính; quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn thu, chi.
Thực hiện và quản lý hạch toán, kế toán tập trung các nguồn vốn; báo cáo quyết toán theo quy định của pháp luật và quy định của trƣờng. Thực hiện chế độ kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng, quản lý vốn, tài sản; chịu sự thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán của các cơ quan quản lý có thẩm quyền về tình hình quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật. Thực hiện công khai tài chính theo quy định của Nhà nƣớc.
- Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị
Trƣờng chịu trách nhiệm khai thác, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của Trƣờng bao gồm đất đai, công trình xây dựng, công trình khoa học, quyền sở hữu trí tuệ, các trang thiết bị đƣợc Nhà nƣớc đầu tƣ, Trƣờng mua sắm, thiết bị từ các dự án đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế.
3.1.2.2. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức quản lý nguồn nhân lực của tổ chức
Trong tổ chức, cơ cấu bộ máy quản lý đóng vai trò hết sức quan trọng, bộ máy quản lý phải phù hợp và thích nghi đƣợc với môi trƣờng thì việc quản lý mới hiệu quả. Nhận thức đƣợc điều đó, Trƣờng đã sắp xếp, tổ chức lại bộ máy theo hƣớng tinh giản hiệu quả, nâng cao năng lực tổ chức và điều hành. Bộ máy của Nhà trƣờng bao gồm Ban Giám hiệu, các tổ chức đoàn thể, các phòng, khoa, ban.
Nhà trƣờng xây dựng những nội quy, quy định chung, thống nhất toàn trƣờng để cán bộ, viên chức luôn thực hiện đúng thời gian, hoàn thành kế hoạch và mục tiêu đề ra.
Sự truyền đạt thông tin trong nhà trƣờng có tính hệ thống, chặt chẽ, đảm bảo thông tin liên lạc kịp thời, chính xác.
Sự phối hợp giữa các phòng ban rất hiệu quả, hƣớng tới mục tiêu chung xây dựng nhà trƣờng ổn định và phát triển trong sự đoàn kết, dân chủ…
Số cán bộ cũng nhƣ giảng viên ở các phòng, khoa không nhiều nên dễ dàng trong quản lý, đánh giá công việc chính xác, các thành viên phối hợp tốt trong mọi mặt công tác và hoạt động …
3.1.3. Cơ cấu tổ chức của Nhà trường
Cơ cấu tổ chức Trƣờng Đại học Mỹ thuật Công nghiệp đƣợc thể hiện qua sơ đồ 3.1. dƣới đây.
Đảng, Đoàn thể
1. Đảng bộ 2. Công đoàn 3. Đoàn thanh niên 4. Hội sinh viên
BAN GIÁM HIỆU Hội đồng khoa học
PHÒNG CHỨC NĂNG KHOA, BỘ MÔN TRUNG TÂM, XƢỞNG
Phòng Tổ chức - Hành chính Khoa Đồ họa Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển MTUD Phòng tin học và truyền
thông
Khoa
Tạo dáng Công nghiệp Xƣởng nghiên cứu Thực nghiệm
Phòng Đào tạo Khoa
Trang trí nội ngoại thất
Phòng
Chính trị & Công tác sinh viên
Khoa Mỹ thuật truyền thống Phòng Kế hoạch - Tài vụ Khoa Thời trang Phòng Quản trị - Thiết bị Khoa Tại chức Phòng Quản lý Khoa học Khoa Khoa học cơ bản Phòng
Thanh tra Giáo dục và kiểm định chất lƣợng giáo dục
Khoa Mỹ thuật cơ sở Ban Xây dựng và dự án Lý luận chính trị Bộ môn
Các lớp sinh viên
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức và quản lý Trƣờng Đại học Mỹ thuật Công nghiệp
3.2. Thực trạng số lƣợng và chất lƣợng nguồn nhân lực tại trƣờng
3.2.1. Thực trạng số lượng nguồn nhân lực của nhà trường
Bảng 3.1: Cơ cấu lao động theo chức năng
Đơn vị tính: Người
Theo ngạch bậc
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Giảng viên 114 75,0 121 74,23 123 70,69 119 70,41 Chuyên viên 34 22,4 37 22,70 47 27,01 46 27,22 Khác 04 2,6 05 3,07 04 2,30 04 2,37 Tổng số 152 100 163 100 174 100 169 100 (Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính)
Qua bảng số liệu ta thấy trong 4 năm số giảng viên chiếm đa số trong tổng số CB, VC của trƣờng. Năm 2010, số giảng viên là 114 ngƣời (chiếm 75%), đến năm 2011, số giảng viên là 121 ngƣời (chiếm 74,23%), tăng 7 ngƣời tƣơng đƣơng với tỷ lệ tăng là 6,1%. Năm 2012, số giảng viên là 123 ngƣời tăng 02 ngƣời tƣơng đƣơng với 1,6%. Tuy nhiên, năm 2013, số giảng viên là 119 ngƣời, giảm 4 ngƣời là do một số giảng viên đến tuổi nghỉ hƣu. Trong khi đó, các ngạch khác là khối phục vụ công tác đào tạo nên số ngƣời cũng ít hơn. Nhƣ vậy, với số giảng viên tăng lên qua các năm chứng tỏ khả năng thu hút nhân lực của nhà trƣờng với đội ngũ cán bộ không ngừng lớn mạnh cả về số lƣợng và chất lƣợng.
3.2.2. Thực trạng về chất lượng nguồn nhân lực của Nhà trường
Chất lƣợng nguồn nhân lực chính là yếu tố quyết định sự thành bại trong việc thực hiện chiến lƣợc phát triển Nhà trƣờng. Chất lƣợng nguồn nhân
lực đƣợc thể hiện thông qua các chỉ tiêu: cơ cấu theo chuyên môn, nghiệp vụ, cơ cấu theo độ tuổi, giới tính, trình độ...
Một cơ cấu hợp lý sẽ góp phần quan trọng giúp các bộ phận trong tổ chức hoạt động của Nhà trƣờng luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ để đạt đƣợc mục tiêu chiến lƣợc đề ra.
Chất lƣợng nguồn nhân lực của trƣờng Đại học Mỹ thuật công nghiệp đƣợc phân tích theo các chỉ tiêu sau đây:
3.2.2.1. Cơ cấu theo độ tuổi
Bảng 3.2: Bảng số liệu cán bộ, viên chức theo độ tuổi 2010 - 2013
Đơn vị tính: Người
Độ tuổi
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) 1. Dƣới 30 30 19,74 37 22,70 43 24,71 42 24,85 2. Từ 30-40 47 30,92 49 30,06 47 27,01 46 27,22 3. Từ 40-50 52 34,21 56 34,36 59 33,91 61 36,09 4. Từ 50-60 23 15,13 21 12,88 25 14,37 20 11,83 Tổng 152 100 163 100 174 100 169 100 (Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính)
Trong cơ cấu lao động theo tuổi thì nhóm tuổi từ 40 đến 50 có số lƣợng tăng lên: năm 2010 là 52 ngƣời (chiếm 34,21%) so với tổng số CB, VC trong năm, năm 2011 là 56 ngƣời (chiếm 34,36%), năm 2012 là 59 ngƣời (chiếm 33,91%), năm 2013 là 61 ngƣời (chiếm 36,09%). Số ngƣời trong độ tuổi này chiếm đa số trong số CB, VC. Với độ tuổi này, họ có kinh nghiệm
nghề nghiệp, có sức khỏe, có nhiều sáng kiến và khả năng tổ chức công việc khoa học. Đây cũng là một trong những thế mạnh của nhà trƣờng.
Số lao động có độ tuổi từ 50 đến 60 thƣờng giảm qua các năm là do số lao động trong nhóm tuổi đã đến tuổi nghỉ hƣu. Nhóm tuổi từ 30 đến 40 phát triển đều qua các năm, năm 2010 là 30,92%, năm 2011 là 30,06%, năm 2012 là 27,01%, năm 2013 là 27,22%.
Số ngƣời theo nhóm tuổi dƣới 30 ít hơn so với các lứa tuổi 30-40 và 40-50 tuổi do từ những năm trƣớc nhà trƣờng chƣa quan tâm đến công tác lập kế hoạch tuyển dụng CB, VC. Năm 2010 là 30 ngƣời (chiếm 19,74%), năm 2011 là 37 ngƣời (chiếm 22,7%), năm 2012 là 43 ngƣời (chiếm 24,71%), năm 2013 là 42 ngƣời (chiếm 24,85%). Tuy ít về số lƣợng nhƣng nhóm tuổi này họ có ƣu thế về thể lực, có sức khỏe tốt, có khả năng tiếp thu nhanh những kiến thức mới và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc. Đây là điều kiện quan trọng nâng cao chất lƣợng nhân lực, là một lợi thế cho quá trình phát triển của nhà trƣờng. Tuy nhiên, những ngƣời này có nhƣợc điểm là kinh nghiệm nghề nghiệp chƣa cao, do vậy nhà trƣờng cần phải có sự đầu tƣ