Nhóm nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thanh xuân hà nội (Trang 81 - 83)

4.2.1.1 Bộ máy, nguồn nhân lực trong công tác quản lý thuế

Theo quy định của Luật quản lý thuế, bộ máy quản lý thu thuế ở cơ quan thuế các cấp được cải cách theo hướng tổ chức tập trung theo 4 chức năng nhằm chuyên môn hóa, nâng cao năng lực quản lý thu thuế ở các chức năng, gồm: Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế; Theo dõi, xử lý việc kê khai thuế; Đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế; Thanh tra, kiểm tra thuế. Trong 4 năm Chi cục Thuế đã tuyển dụng 2 đợt được 33 CBCC đều có trình độ Đại học, Cao học và đã qua thực tế. Trong điều kiện hiện nay cán bộ thuế là người thường xuyên, trực tiếp làm việc với người nộp thuế, xác định người nộp thuế chính xác cả về số thuế phải nộp cũng như hướng dẫn người nộp thuế tuân thủ Luật thuế, với mô hình quản lý DN có quy mô lớn, lĩnh vực kinh doanh đa dạng, phức tạp đòi hỏi yêu cầu cao về cả số lượng và trình độ của CBCC, phải có chuyên môn tốt để đáp ứng công tác quản lý trong thời kinh tế thị trường mở. Việc xác định cơ sở tính thuế TNDN đòi hỏi cán bộ thuế không những có kiến thức vững vàng về thuế, về kế toán tài chính mà còn phải có kiến thức về kỹ năng giao tiếp. Chính vì thế có thể nói sự hoạt động đa dạng của các DN và sự thay đổi của chính sách thuế cho thấy phải có một lộ trình trong đào tạo bồi dưỡng thêm kiến thức cho cán bộ thuế về mọi mặt như về chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp quản lý lãnh đạo, tâm lý kinh doanh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 77

cũng như phải nhận thức rõ tầm quan trọng mức độ thỏa mãn của DN.

4.2.1.2 Điều kiện vật chất và kỹ thuật công nghệ thông tin

Hiện nay Chi cục Thuế Thanh Xuân đã được trang bị 01 mạng (LAN) được kết nối thông tin và hòa mạng diện rộng(WAN) của ngành thuế cả nước. Chi cục Thuế quản lý 01 máy chủ (SERVER), đã được trang bị 01 máy trạm. Số máy tính toàn Chi cục Thuế hiện nay là 144 máy (trung bình 01người/1 máy). Để hỗ trợ cho công tác của CBCC, Chi cục Thuế trang bị cho các Đội máy in, máy photocopy kết hợp các tính năng Fax, Scan, …; các thiết bị khác hỗ trợ cho tính bảo mật và an toàn như thiết bị kiểm tra, chống sét, an ninh mạng…

Trong những năm gần đây cơ sở hạ tầng của ngành thuế nói chung và Chi cục Thuế nói riêng đã được quan tâm và đầu tư nhiều nhưng vẫn còn nhiều những vướng mắc trong quá trình thực hiện các ứng dụng trên máy như:

Các ứng dụng quản lý thuế vẫn chức hỗ trợ hoàn toàn việc khai thác số liệu kê khai thuế, số liệu nộp thuế của các DN thuộc các Chi cục thuế quản lý phục vụ cho công tác phân tích và đánh giá rủi ro trước khi tiến hành thanh tra, kiểm tra;

Ứng dụng TPR hỗ trợ việc xây dựng kế hoạch thanh tra tuy nhiên việc kết xuất dữ liệu mất khá nhiều thời gian và phải kéo dữ liệu theo từng địa bàn quản lý. Việc đánh giá rủi ro để xây dựng kế hoạch thanh, kiểm tra mới chỉ dựa trên thông tin nội bộ ngành, chưa có sự kết nối thông tin bên ngoài;

Chưa có cơ chế và phương pháp hữu hiệu để thu thập phân tích và xây dựng cơ sở dữ liệu đối với thông tin từ các cơ quan hữu quan và đặc biệt là trên các phương tiện truyền thông;

Ứng dụng báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra TTR chưa đáp ứng được yêu cầu tổng hợp, báo cáo dẫn tới việc trùng lắp nội dung báo cáo, các đơn vị vẫn phải triển khai song song hai hệ thống báo cáo gây tốn thời gian cho công tác tổng hợp, báo cáo.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 78

Trọng tâm công tác ứng dụng CNTT ngành thuế trong các năm vừa qua là tập trung đưa ứng dụng CNTT hỗ trợ triển khai các luật thuế mới như: Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, luật thuế thu nhập cá nhân…nâng cấp các ứng dụng CNTT đáp ứng các yêu cầu cải cách, sửa đổi chính sách thuế, đồng thời mở rộng ứng dụng CNTT đem lại các dịch vụđể phục vụ NNT tốt hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thanh xuân hà nội (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)