Kinh nghiệm quản lý thuế TNDN NQD của một số Cục Thuế ở Việt Na m

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thanh xuân hà nội (Trang 39)

2.2.3.1 Kinh nghiệm quản lý thuế TNDN NQD của Cục Thuế thành phố Hồ

Chí Minh

Cục Thuế TP Hồ Chí Minh với số thu lớn nhất, chiếm trên 30% tổng số thu của cả nước. Cục Thuế luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu NSNN với số thu năm sau cao hơn năm trước, góp phần quan trọng động viên nguồn lực phục vụ cho phát triển, đóng góp tăng trưởng kinh tế.

Trong những năm qua Cục Thuế luôn tích cực thực hiện cải cách thủ tục hành chính với mục tiêu đơn giản, dễ hiểu, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nộp thuế, phù hợp với việc đổi mới công tác quản lý, xây dựng mối quan hệ người bạn đồng hành giữa cơ quan thuế và người nộp thuế cùng nhau thực hiện tốt chính sách thuế của Nhà nước. Cục Thuế đã thực hiện các biện pháp cải tiến trong công việc, tạo điều kiện cho các DN trong công cuộc cải cách và hiện đại hóa quản lý thuế. Cụ thể:

Một là, thiết lập các đường dây nóng, tổ chức đối thoại với các DN, kịp thời giải đáp, xử lý những vướng mắc; giải đáp thắc mắc qua điện thoại, qua phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng Internet. Cục Thuế TP Hồ Chí Minh là đơn vị tiên phong của ngành thuế trong việc ứng dụng CNTT vào quản lý thuế.

Hai là, thực hiện cơ chế ”một cửa” trong quản lý thu thuế

Ba là, thực hiện tiêu chuẩn hóa quản lý thuế theo ISO 9001:2000

Bốn là, ứng dụng CNTT vào quản lý thuế

Những biện pháp đó đã góp phần làm cho Cục Thuế TP Hồ Chí Minh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đảm bảo hoàn thành dự toán được Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế giao.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35

2.2.3.2 Kinh nghiệm quản lý thuếđối với DN tại Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh

Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh là một trong bốn tỉnh được áp dụng thí điểm cơ chế “tự khai, tự nộp” từ năm 2004. Các nội dung công việc thực hiện cụ thể bao gồm:

Một là, tổ chức bộ máy: Thành lập Phòng thí điểm thực hiện cơ chế “tự khai, tự nộp” gồm các bộ phận: Tuyên truyền và hỗ trợ NNT; Xử lý tờ khai và tổng hợp; Theo dõi và đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế; Thanh tra và kiểm tra thuế.

Hai là, quản lý thu thuế đối với DN theo chức năng cơ bản: Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh đã đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT như tích cực phối hợp với Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, cơ quan báo chí, đài phát thanh truyền hình nhằm tuyên truyền về thuế với mục tiêu nâng cao tính chủ động của DN trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT tự khai, tự nộp thuế. Đẩy mạnh các biện pháp thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm về thuế; phòng và chống các hành vi trốn thuế, gian lận thuế, phát hiện và truy thu các khoản thuế trốn, gian lận nộp vào NSNN.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36

PHẦN III

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Khái quát các đặc đim ca qun Thanh Xuân

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Quận Thanh Xuân nằm ở cửa ngõ Tây Nam nội thành Hà Nội, đường Nguyễn Trãi, đường vành đai 3 và đường Trường Chinh là những trục đường giao thông chính nối quận Thanh Xuân với trung tâm thành phố và các quận huyện khác.

Quận Thanh Xuân có diện tích 9,11km2 phía Đông giáp quận Hai Bà Trưng; phía Tây giáp huyện Từ Liêm và quận Hà Đồng; phía Nam giáp huyện Thanh Trì; phía Bắc giáp quận Đống Đa và quận Cầu Giấy.

Quận Thanh Xuân sau khi thành lập đã được sắp xếp, đổi tên, chia tách thành 11 đơn vị hành chính là:

Phường Thanh Xuân (được đổi tên thành phường Thanh Xuân Trung) được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của phường Thanh Xuân (quận Đống Đa);

Phường Thượng Đình được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của phường Thượng Đình (quận Đống Đa);

Phường Kim Giang được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của phường Kim Giang (quận Đống Đa);

Phường Phương Liệt được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của phường Phương Liệt (quận Đống Đa)

Phường Thanh Xuân Nam được thành lập trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của phường Thanh Xuân Bắc (quận Đống Đa);

Phường Thanh Xuân Bắc được thành lập trên cơ sở diện tích tự nhiên và nhân khẩu còn lại của phường Thanh Xuân Bắc (quận Đống Đa);

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37

nhiên và nhân khẩu của phường Khương Thượng (quận Đống Đa).

Phường Khương Trung được thành lập trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của phường Nguyễn Trãi (quận Đống Đa);

Phường Khương Đình được thành lập trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Khương Đình (huyện Thanh Trì);

Phường Hạ Đình được thành lập trên cơ sở diện tích tự nhiên và nhân khẩu còn lại của xã Khương Đình (huyện Thanh Trì);

Phường Nhân Chính được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Nhân Chính (huyện Từ Liêm).

3.1.1.2 Về Kinh tế - Xã hội

a. Kinh tế: Quận Thanh Xuân xác định phát triển kinh tế với cơ cấu công nghiệp-dịch vụ theo hướng tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ. Năm 2010, toàn quận chỉ có 6405 doanh nghiệp. Đến tháng 12/2013, trên địa bàn quận có 8796 doanh nghiệp, trong đó 100% là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cụ thể: 3846 Công ty TNHH, 4634 Công ty cổ phần, 30 Doanh nghiệp tư nhân, 13 hợp tác xã, 122 cơ sở kinh doanh khác. Tổng thu ngân sách trên địa bàn thực hiện riêng trong năm 2013 là 1902 tỷđồng.

b. Xã hội: Dân số quận Thanh Xuân có khoảng 214.500 người (năm 2009) Toàn quận đã cơ bản hoàn thành bê tông hóa các tuyến đường ở khu dân cư. Nhiều công trình hạ tầng đô thị, phục vụ dân sinh như trường học, nhà tiếp dân, nhà văn hóa, nhà tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng, cầu qua sông Lừ đã và đang được đầu tư xây dựng, góp phần cải thiện đời sống của nhân dân.

Trên địa bàn có các tổ chức xã hội nghề nghiệp như Hội chữ thập đỏ, Hội Luật gia… và các đơn vị phối hợp quản lý như Công an, Kho bạc, cơ quan thuế…Quận thường xuyên tổ chức chỉđạo điều hành mọi mặt hoạt động kinh tế-chính tri-xã hội trên toàn quận với hoạt động công tác xã hội như phổ biến giáo dục pháp luật, quyên góp ủng hộ…. Quận thường xuyên chỉ đạo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38

quán triệt các đơn vị liên ngành trong công tác quản lý thuế.

3.1.2 Khái quát chung v Chi cc Thuế qun Thanh Xuân

3.1.2.1 Cơ cấu tổ chức

Thực hiện Quyết định số 504/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đội thuộc Chi cục Thuế thì Chi cục Thuế được thiết lập như sơ đồ 3.1, với bộ máy lãnh đạo Chi cục gồm: 1 Chi cục trưởng và 3 Phó Chi cục trưởng thay nhau phụ trách các Đội và chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng

Sơđồ 3.1 Cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế Thanh Xuân

Trên cơ sở nhiệm vụ quản lý thuế của từng Đội trên địa bàn được giao và căn cứ vào năng lực của từng cán bộ thuế, Chi cục Thuế từng bước củng cố và hoàn thiện bộ máy lãnh đạo chuyên môn, bộ phận hành chính. Chi cục Thuế chịu trách nhiệm về chính trị trước ngành và quận ủy Quận Thanh Xuân nên thường xuyên có sự phối hợp nhiệm vụ chính trị được giao giữa các ban ngành trong quận Thanh Xuân như Kho bạc - Công an - Tài chính - Viện kiểm sát Nhân dân với mục tiêu phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ Ngân sách

02 Đội Kiểm tra thuế Chi cục trưởng Chi cục phó Đội TH- NV- DT- KKK KT và TH học Đội Trước bạ và thu khác Đội Hành chính- Nhân sự-Tài vụ-Ấn chỉ Đội Kiểm tra nội bộ 03 Đội Thuế liên phường Đội QL nợ & CC NT

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39

Nhà nước, từng bước hoàn thiện công tác quản lý thuế, nâng cao ý thức chấp hành thuế trên địa bàn quận Thanh Xuân, phòng chống những hành vi chây ỳ không chịu nộp thuế; xử lý nghiêm những trường hợp trốn thuế.

Hiện Chi cục Thuế có 11 Đội thuế, trong đó: 5 đội làm công tác gián tiếp; 6 đội trực tiếp quản lý và theo dõi các tổ chức và người nộp thuế. Thực hiện công tác thu thuế trên 11 phường, mỗi đội thuế gồm 1 đội trưởng, 1 đến 2 đội phó và tùy từng chức năng nhiệm vụ của từng đội mà lãnh đạo sắp xếp cán bộđảm bảo thực hiện nhiệm vụ được giao (có ít nhất từ 5 công chức đến 23 công chức/1đội). Chi cục Thuế Thanh Xuân đã có những thay đổi đáng kể từ khi hình thành cho đến nay, thay đổi về công tác nhân sự, thay đổi về sự điều hành trong công việc. Trước đây mô hình Chi cục tập trung cho các bộ phận quản lý trực tiếp người nộp thuế nhưng đến nay Chi cục tập trung công tác giám sát, thanh kiểm tra và khuyến khích người nộp thuế tự kê khai tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi và tính trung thực trong việc khai và nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước.

Hiện nay Chi cục Thuế Thanh Xuân có 147 cán bộ, công chức trong đó có 141 cán bộ thuộc biên chế Nhà nước và 06 cán bộ hợp đồng theo Nghị định 68 và cán bộ được ký hợp đồng dịch vụ. So với thời điểm Chi cục mới thành lập là 48 người thì 11 CBCC có trình độ Đại học; 37 CBCC có trình độ Trung cấp. Đến nay số cán bộ tại Chi cục Thuế: 147 CBCC với trình độ chuyên môn là 14 Thạc sỹ, 119 Đại học; 14 Trung cấp, số lượng và chất lượng cán bộ, công chức của Chi cục Thuế tăng lên đáng kể, phù hợp với khối lượng công việc ngày càng nhiều và mức độ công việc phức tạp.

3.1.2.2 Tình hình nhân sự của Chi cục Thuế Thanh Xuân

Tổng số cán bộ công chức tại Chi cục Thuếđến thời điểm năm 2013 là 147 người. Có 11 Đội, Đảng bộ gồm 03 Chi bộ, ngoài ra có các tổ chức Công đoàn, Ban nữ Công, Đoàn thanh niên.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40

Bảng 3.1 Số lượng cán bộ công chức được bố trí theo chức năng và trình độ

năm 2013 STT Các đơn vị/bộ phận Số CBCC (người) Tỷ trọng % Thạc sỹ Đại học Cao đẳng Trung cấp Tổng số 1 Ban lãnh đạo 3 1 0 0 4 2,7 2 Tuyên truyền-Hỗ trợ NNT 1 8 0 2 10 6,8 3 Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế 0 7 0 0 7 4,8 4 Các Đội kiểm tra thuế 4 35 0 0 38 25,8 5 Tổng hợp-Nghiệp vụ- Dự toán-Kê khai kế toán thuế và Tin học

4 15 0 3 22 15 6 Kiểm tra nội bộ 1 14 0 0 13 8,8 7 Lệ phí trước bạ và thu khác 1 10 0 0 11 7,5 8 Hành chính-Nhân sự-Tài vụ- 0 7 0 7 14 9,5 9 Các đội thuế phường 1 24 0 3 28 19 Tổng 12 120 0 15 147 100

(Nguồn: Chi cục Thuế Thanh Xuân)

Tại Chi cục Thuế CBCC học trình độ cao đẳng không có, với cán bộ có trình độ Trung cấp chiếm rất ít tương đương 10% so với cán bộ toàn Chi cục Thuế. Số cán bộ có trình độ đại học trở lên chiếm tỷ lệ gần 90% tổng số

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41

CBCC toàn Chi cục, được phân bổ vào các Đội và tập trung chủ yếu vào Đội Kiểm tra thuế. Đây có thể là mũi nhọn của Chi cục Thuế trong việc thực hiện nhiệm vụ thu và giám sát thu, đồng thời là nhiệm vụ của ngành cũng như của Cục Thuếđề ra trong việc tăng cường kiểm tra giám sát thu NSNN.

Qua bảng 3.1 cho thấy, Chi cục Thuế đã bố trí sắp xếp cán bộ theo vị trí, chức năng nhằm mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ quản lý thu NSNN được giao. Đội kiểm tra thuế chiếm 25,8% tổng số CBCC hiện có tại Chi cục Thuế, chiếm tỷ lệ lớn hơn các đội khác. Điều đó thể hiện Chi cục định hướng tập trung vào việc tăng cường nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra, rà soát đối với NNT kê khai, miễn giảm, gia hạn về thuế nhằm ngăn ngừa và phát hiện kịp thời các hành vi trốn thuế.

Bảng 3.2 Cơ cấu lao động theo ngạch công chức và chức danh năm 2013

STT Chỉ tiêu Số người Tỷ lệ

(%)

A Phân theo ngạch công chức 147 100 I Ngạch quản lý gián tiếp 69 46,9 1 Chuyên viên chính 1 1,4 2 Chuyên viên 61 88,4 3 Cán sự 7 10,1 II Ngạch quản lý trực tiếp 78 53,1 1 Kiểm soát viên chính 0 0% 2 Kiểm soát viên 58 74,3 3 Kiểm thu viên 20 25,6

B Phân theo chức danh 147 100

1 Chi cục trưởng 1 0.68

2 Chi cục phó 3 2,04

3 Đội trưởng 11 7,48

4 Đội phó 20 13,60

5 Nhân viên 112 76,19

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42

Trên thực tế tại Chi cục có khoảng 70% cán bộ là nữ; Trong đó, cán bộ nữ là 09/20 cán bộ giữ chức đội phó, chiếm 45% tổng số cán bộ giữ cương vị đội phó và 0,6% tổng số CBCC tại Chi cục Thuế; 04/11cán bộ giữ chức vụ đội trưởng và 0,27% tổng số CBCC tại Chi cục Thuế. Mặc dù cán bộ là nữ tại Chi cục Thuế chiếm tỷ lệ lớn so với tổng số CBCC hiện có của Chi cục và cán bộ nữ giữ vai trò là lãnh đạo còn ít, nhưng hàng năm Chi cục đều có định hướng tạo mọi điều kiện để cán bộ công chức đặc biệt là cán bộ nữ được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ và tạo điều kiện được thi nâng ngạch công chức, đểđáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý thuế. Hàng năm Chi cục Thuế tổ chức tập huấn cho CBCC các nghiệp vụ về thuế và thường xuyên tổ chức hỗ trợ NNT trong công tác thu - nộp NSNN.

3.1.2.3 Tình hình tuyển dụng

Khi mới thành lập Chi cục Thuế Thanh Xuân chỉ có 48 Cán bộ công chức, các bộ phận tại đơn vị có chức năng nhiệm vụ riêng nhưng thường xuyên có sự phối hợp giữa các bộ phận với nhau để hoàn thành kế hoạch thu ngân sách. Từ năm 2010 đến nay ngành Thuế có 02 đợt thi tuyển, đã có nhiều cán bộ công chức có trình độ (chủ yếu là đại học) và kinh nghiệm (đã có thực tế làm ở đơn vị khác ngoài ngành thuế) vào công tác tại Chi cục. Do vậy hoạt động bộ máy thu theo hướng hiện đại hóa ngày được hoàn thiện và có tính sáng tạo hơn so với những năm trước.

Bảng 3.3 Số cán bộđược tuyển vào Chi cục Thuế Thanh Xuân trong giai đoạn (2010-2013) Đvt: người STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2013 1 Trình độ thạc sỹ 1 0 2 Trình độđại học 26 6 3 Trình độ cao đẳng 0 0 4 Trình độ trung cấp 0 0 Tổng số tuyển dụng 27 6

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 43

Qua bảng trên cho thấy mặc dù nhiệm vụ thu càng ngày càng khó khăn, tính quyết liệt trong công tác phòng, chống các hành vi trốn thuế ngày càng cao; các thủ đoạn ngày càng tinh vi nhưng trong 4 năm với 2 lần tuyển dụng chỉđược 32 CBCC được phân bổ về Chi cục Thuế, đây là con số quá ít so với số lượng DN NQD đang hoạt động trên địa bàn (8796 DN), từ đó cho thấy

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thanh xuân hà nội (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)