Luật quản lý thuếđược ban hành là văn bản pháp lý quan trọng, tạo sự thống nhất về mặt pháp lý, nâng cao tính minh bạch, tính thống nhất trong triển khai thực hiện công tác quản lý thuế. Bộ máy ngành thuế được thống nhất quản lý thuế chủ yếu theo chức năng thống nhất từ Trung ương đến địa phương, nhiệm vụ các bộ phận cơ quan thuế các cấp đã được quy định cụ thể, rõ ràng, từng bước giảm sự chồng chéo, xóa bỏ các bộ phận không cần thiết, tăng cường ngồn lực cho các bộ phận tuyên truyền hỗ trợ, kê khai và kế toán thuế.
Từ năm 2007 cơ chế “một cửa” tại bộ phận tuyên truyền hỗ trợ của cơ quan thuế các cấp trong việc giải quyết các thủ tục hành chính thuế của người nộp thuế đã được triển khai, theo đó người nộp thuế chỉ phải đến một nơi để thực hiện toàn bộ các thủ tục hành chính thuế từ khi nộp hồ sơ đến khi nhận kết quả, thời gian giải quyết đúng hạn theo giấy hẹn. Bên cạnh việc triển khai thực hiện cơ chế “một cửa” trong phạm vi toàn quốc để giải quyết các thủ tục hành chính thuế, cơ quan thuế còn phối hợp với cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan công an tổ chức thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” trong việc đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, chứng nhận con dấu cho doanh nghiệp; phối hợp với cơ quan Tài nguyên môi trường trong thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Công tác quản lý thuế bước đầu đã được hiện đại hóa cả về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính, tổ chức bộ máy cơ quan thuế, đội ngũ cán bộ, đẩy mạnh công tác thanh tra nhằm phát hiện và xử lý kịp thời góp phần
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30
chống thất thu NSNN, rà soát, xác định và phân loại chính xác làm căn cứ xây dựng chỉ tiêu thu nợ phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành thu nợ thuế; kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin từng bước nâng cao hiệu lực hiệu quả công tác quản lý thuế, bao quát các nguồn thu, giảm thất thu ngân sách góp phần bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào NSNN.