4.1.4.1 Những kết quảđạt được
Trong những năm gần đây, số lượng DNNQD tại Chi cục Thuế Thanh Xuân tăng đều qua các năm, do nền kinh tế khó khăn không ổn định ảnh hưởng nhiều đến giá cả thị trường, vì vậy tiền thuế nộp vào NSNN các năm gần đây có phần giảm so với dự toán được giao, nhưng mức thu nộp vào NSNN từ năm 2010-2013 tương đối ổn định. Mức thu thuế TNDN phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của DN, đồng thời phụ thuộc vào cách thức quản lý thu thuế của cơ quan thuế.
Bảng 4.12 Tổng hợp kết quả thu thuế TNDN so với kế hoạch của Chi cục (2010-2013) Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Tố độ phát triển bq(%) 1.Tổng số thu thuế -Dự toán (DT) 1.420.000 1.811.000 2.827.000 2.536.000 121,3 -Thực hiện (TH) 1.818.000 2.500.000 1.979.000 1.902.000 101,5 -So sánh TH/DT(%) 128 138 70 75 - 2.Thuế TNDN -Dự toán (DT) 401.245 443.099 795.757 766.640 124 -Thực hiện (TH) 445.382 518.425 413.793 590.313 109,8 -So sánh TH/DT(%) 111 117 52 77 -
(Nguồn: Chi cục Thuế Thanh Xuân)
Bảng 4.12 cho thấy kết quả thu thuế TNDN do Chi cục Thuế đảm nhiệm đã có những thành công nhất định. Đây có thể là một thành công của CBCC tại Chi cục Thuế.
Số thu thuế TNDN có tăng và giảm trong các năm phụ thuộc rất nhiều vào tình hình hoạt động của DN. Có thể thấy số thu trong 2 năm 2010 và năm 2011 đã vượt so với dự toán giao. Trong giai đoạn này, mặc dù dự toán thu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 72
thuế TNDN đối với các DNNQD đều được hoàn thành và vượt mức, nhưng mức hoàn thành dự toán qua các năm luôn nhỏ hơn mức hoàn thành dự toán thu đối với loại hình DN này. Số liệu thực hiện dự toán thu trong hai năm 2012 và năm 2013 thể hiện rõ năm 2012 là năm thị trường kinh tế không ổn định, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của DN. Việc tự kê khai, tự tính và tự nộp thuế đã giao quyền tự giác cho DNNQN, cùng với việc chấp hành luật thuế vẫn còn một số DN khi bị phát hiện vi phạm, nhưng DN đều chấp hành hình thức xử lý của cơ quan thuếđề ra và không có biểu hiện chống đối, tái phạm. Do vậy không có DN nào Chi cục Thuế Thanh Xuân phải chuyển hồ sơ sang công an xử lý.
Qua việc lấy ý kiến của DNNQD tại Chi cục Thuế Thanh Xuân về công tác quản lý thu thuế của cán bộ thuế có thể thấy một số vấn đề sau:
Công tác quản lý hoạt động thu thuế TNDN đối với DNNQD mang tính định hướng mục tiêu và tính thống nhất, có trang thiết bị phục vụ hỗ trợ NNT, thực hiện có hiệu quả việc quản lý NNT và đã có sự phối hợp giữa các phòng trong quá trình quản lý NNT. Đồng thời Chi cục Thuếđã quản lý và cập nhật được đầy đủ các thông tin về ngành nghề kinh doanh, số lao động sử dụng của các DN để phục vụ cho quản lý thuế.
Chi cục Thuế đã thực hiện tốt quy trình kê khai thuế, nộp thuế. Trong thời gian qua hầu hết các DNNQD đã thực hiện chế độ kê khai và nộp thuế tương đối ổn định. Việc thực hiện nghiêm túc quy trình này không những đề cao tính tự giác thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của DN, đảm bảo công khai minh bạch mà còn có tác dụng đối với cơ quan thuế chuyển từ cơ chế khép kín sang quản lý theo chức năng. Ngoài ra còn đảm bảo được tính công bằng trong công tác thu thuế TNDN.
Chi cục Thuế đã trả lời bằng văn bản và hướng dẫn DN kịp thời bằng điện thoại nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN trong quá trình thi hành pháp luật thuế. Nhưng điều đó chỉ hỗ trợ được cho DN (Tỷ lệ phiếu đánh giá của DN ở mức tương đối phù hợp và ít phù hợp còn cao, lên tới 80% số DN điều tra tại
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 73
bảng 4.13). Mong muốn của DNNQD đòi hỏi phải có giải pháp đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách hành chính nhất là thủ tục hành chính, cắt giảm thủ tục không cần thiết, gây khó khăn chậm trễ cho DN; thủ tục phải đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện; công khai toàn bộ quy trình nghiệp vụ, hồ sơ, thủ tục. Từđó nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường trong sạch.
Bảng 4.13 Ý kiến đánh giá của DN về công tác quản lý thu thuế hiện nay
Câu hỏi
Tỷ lệ % ý kiến đánh giá của DN (%) Rất phù hợp Phù hợp Tương đối phù hợp Ít phù hợp Không phù hợp 1.Trả lời trực tiếp về chính sách thuế 7 12 57 11 13 2.Trả lời chính sách
thuế qua điện thoại 4 12 51 17 3
3.Trả lời chính sách
thuế bằng văn bản 14 63 23
4.Cung cấp các tài liệu, văn bản pháp luật về thuế cho DN
6 23 6 14 51
5.Nội dung tập huấn,
đối thoại với DN 6 34 49 11
6.Xử lý vi phạm các quy định về thuế 14 27 45 11 3 7.Tinh thần, thái độ phục vụ, văn hóa ứng xử của CBCC thuế 3 3 46 43 5 8.Có kỹ năng giải
quyết công việc tốt 7 8 43 31 11
9.Cơ quan thuế biết lắng nghe và hiểu được khó khăn, vướng mắc về thuế của DN 7 8 49 28 8 (Nguồn: Số liệu điều tra)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 74
Việc kiểm tra, thanh thuế tại Chi cục Thuế đã được tăng cường và tiến hành khá tốt. Việc thực hiện cơ chế NNT tự tính, tự khai, tự nộp thuếđã phân rõ trách nhiệm giữa DNNQD và cơ quan thuế. NNT chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai và thực hiện nghĩa vụ của mình. Chi cục Thuế có trách nhiệm quản lý việc khai thuế, nộp thuế, phát hiện những hành vi vi phạm và xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế. Phân định được trách nhiệm rõ ràng như vậy, Chi cục Thuế đã tập trung được nguồn lực để tăng cường kiểm tra, thanh tra việc kê khai thuế, nộp thuế và áp dụng các hình thức xử phạt theo quy định. Công tác kiểm tra nội bộ cũng được coi trọng, việc giải quyết các khiếu nại về thuế đảm bảo kịp thời; đã thực hiện việc hiện đại hóa quản lý thuế có kết quả qua ứng dụng công nghệ thông tin khi xử lý tờ khai, chứng từ nộp, quản lý nợ, quản lý hóa đơn…
Việc tuyên truyền hỗ trợ về thuế đã được coi trọng và đẩy mạnh với nhiều hình thức phong phú, từng bước thực hiện các biện pháp hỗ trợ các DNNQD nhằm tăng thêm sự tuân thủ pháp luật về thuế của NNT. Công tác tuyên truyền giải đáp các chính sách pháp luật về thuế được coi trọng đồng thời có sự phối hợp với các cơ quan truyền thông để phổ biến kịp thời các văn bản chính sách thuế và các quy định về thu nộp thuế.
Ý thức chấp hành pháp luật thuế của NNT ở các DNNQD năm 2013 có tiến bộ hơn so với năm trước mặc dù còn tồn tại những hiện tượng DN thực hiện các hành vi trốn thuế. Một số DN khi bị phát hiện vi phạm đã nhanh chóng chấp hành những hình thức xử lý do cơ quan thuế đề ra và không có biểu hiện chống đối, tái phạm.
4.1.4.2Một số hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý thuế đối với các DNNQD còn khá nhiều khó khăn và tồn tại. Cụ thể như sau:
Việc đăng ký thuế, quản lý NNT còn gặp khó khăn: Tất cả các DN sau khi được cấp giấy phép kinh doanh và giấy phép thành lập DN thì phải tiến
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 75
hành đăng ký nộp thuế nhưng vẫn còn một số DN đăng ký nộp thuế còn chậm so với quy định. Từ đó ảnh hưởng tới toàn bộ các công tác sau của quy trình quản lý thuế, ngoài các hiện tượng đăng ký nộp thuế chậm so với quy định còn do vô tình còn có hiện tượng trốn thuế nếu trong thời điểm các DN chưa đăng ký thuế những vẫn tiến hành SXKD và có lợi nhuận.
Nhìn chung hầu hết các DNNQD nộp tờ khai đúng hạn, tuy nhiên vẫn còn tình trạng nộp chậm tờ khai thuế. Do đó, đã gây khó khăn cho cán bộ thuế trong quy trình quản lý thuế như việc ra thông báo thuế, đôn đốc nộp thuế và kiểm tra thanh tra thuế. Ngoài ra, chất lượng và nội dung tờ khai qua kiểm tra cũng phát hiện các chỉ tiêu kê khai còn nhiều thiết sót. Không những thế, các DN còn coi nhẹ việc tạm tính thuế TNDN đó là cố tình khai giảm thuế TNDN tạm nộp các quý. Điều này sẽ gây cản trở cho công tác quản lý thuế TNDN của cơ quan thuế vì chỉ kết thúc năm tài chính có quyết toán năm các DN mới thực hiện tính tổng cộng số thuế chính thức phải nộp gây nên hiện tượng chiếm dụng vốn ngân sách. Với một khối lượng công việc nhiều (mỗi cán bộ thuế phải quản lý hồ sơ ….DN) và thông thường thì hàng tháng cán bộ thuế sẽ không có điều kiện đi sâu vào kiểm tra số liệu chi tiết về doanh thu, chi phí thực tế phát sinh từng tháng của các DN mà chỉ kiểm tra thanh tra chứng từ hạch toán kế toán của các DN vào dịp quyết toán thuế. Do vậy, sẽ không thể kịp thời uốn nắn nắn nhở các DN ngay được. Ngoài ra, hiện tượng thất thoát hóa đơn chứng từ vẫn xảy ra là nguyên nhân dẫn đến các biểu hiện tiêu cực của DN.
Các DN có các chi nhánh thực hiện hạch toán phụ thuộc thì chi nhánh đó không phải nộp thuế TNDN ở địa bàn hoạt động mà nộp thuế TNDN ở công ty mẹ. Do các chi nhánh nằm ở các địa phương khác vì thế cán bộ thuế sẽ không có điều kiện kiểm tra tính trung thực của các số liệu kê khai. Việc quản lý các chi nhánh thực hiện hạch toán phụ thuộc cũng ảnh hưởng trực tiếp tới công tác quản lý NNT của cơ quan thuế, ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập chịu thuế.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 76
Nguyên nhân của những tồn tại trên là do: Sự thay đổi về chính sách thuế được áp dụng không thể tránh khỏi tình trạng các DN chưa nắm bắt kịp thời để thực hiện đúng luật; do sự yếu kém trong yếu tố nội tại của chính DN như tình trạng tài chính khó khăn, trình độ của cán bộ kế toán còn thâp; các yếu tố giảm thu nhập chịu thuế như giảm doanh thu, tăng chi phí, không kê khai các thu nhập khác; cố tình chiếm dụng vốn NSNN như kê khai sai, nợ đọng thuế.